Anken (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải)

306

Toptailieu.vn xin giới thiệu sơ lược Lý thuyết Anken (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải) Hóa học 11 chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện để nắm chắc kiến thức cơ bản và đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học.

Mời các bạn đón xem:

Anken (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải)

A. Lý thuyết Anken

I. Đồng đẳng, cấu tạo

- Anken hay olefin là những hiđrocacbon mạch hở, trong phân tử có một liên kết đôi.

- Công thức chung: CnH2n (n ≥ 2).

- Công thức anken đơn giản nhất là etilen (CH2 = CH2).

II. Danh pháp, đồng phân

1. Danh pháp

* Tên thông thường = Tên ankan – an + ilen (bỏ an, thêm ilen)

Thí dụ: CH2 = CH2: etilen; CH2 = CH–CH3: Propilen

* Tên thay thế:

- Chọn mạch chính là mạch C dài nhất có chứa liên kết đôi.

- Đánh số C mạch chính từ phía gần liên kết đôi hơn.

Tên = vị trí nhánh – tên nhánh – tên mạch C chính – vị trí liên kết đôi – en.

Thí dụ:

CH2 = CH  CH2  CH3: But–1–en.

CH3  CH = CH  CH3: But–2–en.

2. Đồng phân

a) Đồng phân cấu tạo

- Từ C4H8 có đồng phân anken, về vị trí liên kết đôi và mạch cacbon.

Thí dụ: Đồng phân cấu tạo của anken C4H8.

       CH2 = CH  CH2  CH3

       CH3  CH = CH  CH3

       (ảnh 1)

b) Đồng phân hình học

- Những anken mà mỗi nguyên tử cacbon ở vị trí liên kết đôi liên kết với hai nhóm nguyên tử khác nhau sẽ có sự phân bố trong không gian khác nhau.

 Tạo ra đồng phân về vị trí không gian của các nhóm nguyên tử gọi là đồng phân hình học.

- Thí dụ: But-2-en

 (ảnh 2)

III. Tính chất vật lý

- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng tăng dần khi tăng số nguyên tử cacbon trong phân tử:

- Các anken từ C2H4 đến C4H8 là chất khí, từ C5H10 trở đi là chất lỏng hoặc chất rắn.

- Các anken đều nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

IV. Tính chất hóa học

1. Phản ứng cộng

a) Phản ứng cộng hiđro (Phản ứng hiđro hoá)

 (ảnh 3)

b) Phản ứng cộng halogen (Phản ứng halogen hoá)

- Anken làm mất màu của dung dịch brom.

→ Phản ứng này dùng để nhận biết anken.

Thí dụ:

          CH2 = CH2 + Br2 → Br–CH2–CH2–Br

c) Phản ứng cộng HX (X là OH, Cl, Br,…)

Cộng nước

Thí dụ:

CH2 = CH2 + H – OH H+,to CH3 – CH2 – OH

Cộng axit HX

Thí dụ:

CH2 = CH2 + HCl → CH3  CH2  Cl

- Đối với các anken có cấu tạo không đối xứng khi tác dụng với HX có thể sinh ra hỗn hợp hai sản phẩm.

Thí dụ:

       (ảnh 4)

* Quy tắc Mac-côp-nhi-côp: Trong phản ứng cộng HX (axit hoặc nước) vào liên kết C = C của anken, H (phần mang điện tích dương) cộng vào C mang nhiều H hơn, X (hay phần mang điện tích âm) cộng vào C mang ít H hơn.

2. Phản ứng trùng hợp

- Phản ứng trùng hợp là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau tạo thành phân tử lớn gọi là polime.

- Số lượng mắt xích trong một phân tử polime gọi là hệ số trùng hợp, kí hiệu n.

Thí dụ: Trùng hợp etilen

 (ảnh 5)

3. Phản ứng oxi hoá

a) Oxi hoá hoàn toàn

 (ảnh 6)

 Đốt cháy hoàn toàn anken thu được nCO2=nH2O

b) Oxi hoá không hoàn toàn

Anken làm mất màu dung dịch KMnO4  Dùng để nhận biết anken.

Thí dụ:

3CH2=CH2 + 4H2O + 2KMnO4 → 3HO–CH2–CH2–OH + 2MnO2↓ + 2KOH

V. Điều chế và ứng dụng

1. Điều chế

a) Trong phòng thí nghiệm

 Etilen được điều chế từ ancol etylic:

C2H5OH 170CoH2SO4dac CH2 = CH2 + H2O

 (ảnh 7)

b) Trong công nghiệp

Các anken được điều chế từ ankan bằng phản ứng tách hiđro:

          CnH2n + 2 to,xt CnH2n + H2

2. Ứng dụng

- Các anken và dẫn xuất của anken là nguyên liệu cho nhiều quá trình sản xuất hóa học.

- Các anken đầu như etilen, propilen, butilen được dùng làm chất đầu tổng hợp các polime có nhiều ứng dụng.

 (ảnh 8)

B. Bài tập Anken

Câu 1: Anken là:

A. Hiđrocacbon không no, trong phân tử có các liên kết bội.

B. Hiđrocacbon không no, mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết C=C.

C. Hiđrocacbon không no, mạch hở, trong phân tử có nhiều liên kết C=C.

D. Hiđrocacbon không no, mạch hở, trong phân tử có 2 liên kết C=C.

Đáp án: B

Câu 2: Dãy đồng đẳng anken còn có tên gọi là

A. Parafin

B. Hiđrocacbon không no

C. Olefin

D. Hiđrocacbon chưa bão hòa

Đáp án: C

Câu 3: Chất X có công thức CH3–CH(CH3)–CH=CH2. Tên thay thế của X là

A. 2-metylbut-3-en

B. 3-metylbut-1-in

C. 3-metylbut-1-en

D. 2-metylbut-3-in

Đáp án: C

Câu 4: Cho các chất sau:

1. CH3CH=CH­­2

2. CH3CH=CHCl

3. CH3CH=C(CH3)2

4. C2H5-C(CH3)=C(CH3)-C2H5           

5. C2H5-C(CH3)=CHCH3

Những chất có đồng phân hình học là: 

A. 1, 2, 3

B. 2, 3, 4

C. 3, 4, 5

D. 2, 4, 5

Đáp án: D

Câu 5: Ứng với công thức phân tử C4H8 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở?

A. 2 

B. 4

C. 3

D. 5

Đáp án: C

Câu 6: Ứng với công thức phân tử C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo mạch hở?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Đáp án: B

Câu 7: Số liên kết σ có trong một phân tử but-1-en là

A. 13

B. 10

C. 12

D. 11

Đáp án: D

Câu 8: Để phân biệt etan và eten, phản ứng nào là thuận tiện nhất?

A. Phản ứng đốt cháy.

B. Phản ứng với dung dịch brom.

C. Phản ứng cộng hiđro.

D. Phản ứng trùng hợp.

Đáp án: B

Câu 9: Etilen có lẫn tạp chất là SO2, CO2 và hơi nước. Có thể loại bỏ tạp chất bằng cách:

A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch brom dư

B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch NaCl dư

C. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch NaOH dư và bình đựng dung dịch H2SO4 đặc.

D. Dẫn hỗn hợp lần lượt qua bình đựng dung dịch brom dư và bình đựng dung dịch H2SO4 đặc.

Đáp án: C

Câu 10: Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được

1,2- đibrombutan?

A. But-1-en 

B. Butan

C. But-2-en

D. 2-metylpropen

Đáp án: A

Câu 11: Phản ứng của but-1-en với HCl cho sản phẩm chính là:

A. 1-clobutan

B. 2-clobuten

C. 2-clobutan

D. 1-clobuten

Đáp án: C

Câu 12: Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu đen cần V lít khí C2H4 (đktc). Giá trị tối thiểu của V là

A. 2,240

B. 2,688

C. 4,480

D. 1,344

Đáp án: D

Câu 13: Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là

A. 1,25

B. 0,80

C. 1,80

D. 2,00

Đáp án: A

Câu 14: Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Y, sản phẩm khi hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được số gam kết tủa là

A. 30 gam

B. 10 gam

C. 40 gam

D. 20 gam

Đáp án: A

Câu 15: Dẫn từ từ 6,72 lít (đktc) hỗn hợp X gồm etilen và propilen và dung dịch brom, dung dịch brom bị nhạt màu, và không có khí thoát ra. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 9,8 gam. Thành phần phần trăm theo thể tích của etilen trong X là

A. 50,00%

B. 66,67% 

C. 57,14%

D. 28,57%

Đáp án: B

Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thành phần phần trăm số mol của anken có trong X là

A. 40% 

B. 50%

C. 25%

D. 75%

Đáp án: D

Câu 17: Hỗn hợp X gồm propen và một anken đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X cần 4,75 mol O2. Anken còn lại trong X có thể là:

A. buten.

B. propan. 

C. etan.

D. eten.

Đáp án: A

Câu 18: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỷ lệ mol 1 : 1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223 %. Công thức phân tử của X là

A. C4H8 

B. C3H6

C. C3H8

D. C2H4

Đáp án: B

Câu 19: Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỷ lệ mol 1 : 1 thì được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% brom về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là

A. but-1-en

B. etilen

C. but-2-en

D. propilen

Đáp án: A

Câu 20: Tổng hệ số cân bằng (với các hệ số là tối giản) của phản ứng:

CH3CH=CH2 + KMnO4 + H2O → CH3CHOH-CH2OH + MnO2 + KOH là

A. 16

B. 17

C. 18

D. 19

Đáp án: A

Câu 21: Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỷ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có khối lượng so với He là 5. Hiệu suất của phẩn ứng hiđro hóa là

A. 20%

B. 25%

C. 50%

D. 40%

Đáp án: C

Câu 22: Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là

A. 3-etylpent-2-en

B. 3-etylpent-3-en

C. 3-etylpent-1-en

D. 2-etylpent-2-en

Đáp án: A

Câu 23: Cho 5,6 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở đi thật chậm qua dung dịch Br2 dư. Sau phản ứng thấy có 24 gam Br2 tham gia phản ứng, khối lượng bình brom tăng 6,3 gam và có 2,24 lít (đktc) khí thoát ra khỏi bình. Biết tỉ khối của X so với H là 18,6. Hai hiđrocacbon trong X là:

A. CH4 và C3H6

B. C2H6 và C4H8

C. C3H6 và C2H6

D. C2H4 và C3H8

Đáp án: C

Câu 24: Chất CH3-CH=CH-CH(CH3)-CH2-CH3 có danh pháp thay thế là:

A. 4-etylpent-2-en 

B. 3-metylhex-4-en

C. 4-metylhex-2-en

D. 3-metylhexan

Đáp án: C

Câu 25: Cho các chất sau:

(1) CH4;

(2) CH3-CH

(3) CH2=CH2;  

(4) CH3-CH=CH2

Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. 1, 2

B. 3, 4

C. 2, 3, 4

D. Cả 4 chất trên.

Đáp án: B

Câu 26: Anken A phản ứng với dung dịch KMnO4 loãng, lạnh thu được sản phẩm hữu cơ B với M= 1,81MA. A có CTPT:

A. C2H4.

B. C3H6.

C. C4H8.

D. C5H10.

Đáp án: B

Câu 27: X là hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon thuộc 2 dãy đồng đẳng khác nhau. Đốt cháy X thu được nH2O=nCO2. X có thể gồm:

A. 1 xicloankan và 1 anken

B. 1 ankan và 1 anken

B. 1 ankan và 1 xicloankan

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Đáp án: A

Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 10 ml hiđrocacbon X mạch hở thu được 40 ml CO2 ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Biết X có khả năng làm mất màu dung dịch brom và có cấu tạo mạch phân nhánh. CTCT của X là:

A. (CH3)2C=CH2

B. CH3C=C(CH3)2

C. CH2=CH(CH2)2CH3   

D. CH3CH=CHCH3.

Đáp án: A

Câu 29: Cho một hỗn hợp gồm các anken ở thể khí tại nhiệt độ phòng tham gia phản ứng cộng nước. Số ancol tối đa được tạo thành là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án: D

Câu 30: Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4). Những chất là đồng phân của nhau là:

A. (1) và (2)

B. (2) và (3)

C. (1), (2) và (3)

D. (2), (3) và (4).

Đáp án: D

 
Đánh giá

0

0 đánh giá