Ankin (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải)

489

Toptailieu.vn xin giới thiệu sơ lược Lý thuyết Ankin (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải) Hóa học 11 chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 11 ôn luyện để nắm chắc kiến thức cơ bản và đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học.

Mời các bạn đón xem:

Ankin (Lý thuyết + 35 bài tập có lời giải)

A. Lý thuyết Ankin

I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp

1. Dãy đồng đẳng ankin

- Axetilen (CH ≡ CH) và các chất tiếp theo có công thức phân tử C3H4,C4H6,... có tính chất tương tự axetilen lập thành dãy đồng đẳng của axetilen được gọi là ankin.

- Công thức phân tử chung của ankin là CnH2n−2 (n ≥ 2)
- Cấu tạo của phân tử axetilen: H − C ≡ C − H

 (ảnh 1)

2. Đồng phân

- Hai chất đầu dãy (C2H2, C3H4) không có đồng phân ankin. Các ankin từ C4Htrở lên có đồng phân vị trí của liên kết ba, từ C5Hcòn có đồng phân mạch cacbon (tương tự anken).

Thí dụ: Ứng với công thức phân tử C5Hcó số đồng phân ankin là:

 (ảnh 2)

3. Danh pháp

a) Tên thông thường

Tên ankin = Tên gốc ankyl liên kết với nguyên tử C của liên kết ba + axetilen

Thí dụ:

CH ≡ CH: axetilen

CH ≡ C – CH2 – CH3: etylaxetilen

CH3 – C ≡ C – CH3: đimetylaxetilen

Lưu ý: Các gốc ankyl được gọi theo thứ tự chữ cái đầu tên gọi của chúng.

b) Tên thay thế

Tên ankin = Số chỉ vị trí nhánh – tên nhánh – tên mạch chính – số chỉ vị trí liên kết ba - in

Thí dụ:

CH3 – CH2 – CH2 – C ≡ CH: pent-1-in

CH– CH(CH3) – C ≡ CH: 3-metyl but-1-in
- Các ankin có liên kết ba ở đầu mạch (dạng R − C ≡ CH) được gọi là các ank-1-in.

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Ankin có nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối.

- Các ankin có nhiệt độ sôi cao hơn và khối lượng riêng lớn hơn các anken tương ứng.

- Các ankin cũng không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Phản ứng cộng

a) Cộng hiđro

- Khi có niken (hoặc platin hoặc palađi) làm xúc tác, ankin cộng hiđro tạo thành anken, sau đó tạo thành ankan.

Thí dụ:

 (ảnh 3)

- Lưu ý: Khi dùng xúc tác là hỗn hợp Pd/PbCO3 hoặc Pd/BaSO4, ankin chỉ cộng một phân tử hiđro tạo thành anken.

          CH ≡ CH + H2 Pd/PbCO3,  toCH2 = CH2

⇒ Đặc tính này được dùng để điều chế anken từ ankin.
b) Cộng brom, clo

- Brom và clo cũng tác dụng với ankin theo hai giai đoạn liên tiếp.
Thí dụ:

CH ≡ CH + Br2 → CHBr = CHBr

CHBr = CHBr + Br2 → CHBr2 – CHBr2
c) Cộng HX (X  là OH, Cl, Br, CH3COO...)

- Ankin tác dụng với HX theo hai giai đoạn liên tiếp.

Thí dụ:

 (ảnh 4)

- Khi có xúc tác thích hợp, ankin tác dụng với HCl sinh ra dẫn xuất monoclo của anken.

Thí dụ:

          CH ≡ CH + HCl 150200CoHgCl2 CH2 = CHCl

- Phản ứng cộng HX của các ankin cũng tuân theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.

- Phản ứng cộng H2O của các ankin chỉ xảy ra theo tỉ lệ số mol 1:1.

Thí dụ:

CH ≡ CH + H2HgSO4,H2SO4 CH3 – CH = O (anehit axetic)

d) Phản ứng đime và trime hoá

2CH ≡ CH to,xt CH ≡ C – CH = CH2 (vinylaxetilen)

3CH ≡ CH bôtC600Co C6H6 (benzen)

2. Phản ứng thế bằng ion kim loại

- Sục khí axetilen vào dung dịch bạc nitrat trong amoniac, thấy có kết tủa vàng nhạt.

CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag – C ≡ C – Ag↓ + 2NH4NO3 (ảnh 5)

Hình 2: Phản ứng thế nguyên tử hidro của C2H2 bằng ion bạc

          a) Trước khi sục khí C2H2.

          b) Sau khi sục khí C2H2.

Kết luận:

- Nguyên tử hiđro liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon liên kết ba đầu mạch có tính linh động cao hơn các nguyên tử hiđro khác nên có thể bị thay thế bằng ion kim loại.

- Các ank-1-in khác như propin, but-1-in, ... cũng có phản ứng tương tự axetilen.

⇒ Tính chất này được dùng để phân biệt ank-1-in với anken và các ankin khác.

3. Phản ứng oxi hoá

a) Phản ứng oxi hoá hoàn toàn (cháy)

Các ankin cháy toả nhiều nhiệt:

2CnH2n – 2 + (3n – 1)O2 to 2nCO2 + 2(n – 1)H2O

b) Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn
- Tương tự anken và ankađien, ankin cũng có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím.

 (ảnh 6)

IV. ĐIỀU CHẾ

- Trong phòng thí nghiệm và trước đây cả trong công nghiệp, axetilen được điều chế bằng cách cho canxi cacbua CaC2 tác dụng với nước:

          CaC2 + 2H2O → C2H2↑ + Ca(OH)2

- Ngày nay trong công nghiệp, axetilen được sản xuất chủ yếu từ metan:

          2CH4 1500Co C2H2 + 3H2

V. ỨNG DỤNG

- Axetilen là anken quan trọng và có nhiều ứng dụng.

 (ảnh 7)

B. Bài tập Ankin

Câu 1: Chất X có công thức cấu tạo: 

Trắc nghiệm Ankin có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Tên gọi của X là

A. 5-clo-1,3,4-trimetylpent-1-in

B. 6-clo-4,5-đimetylhex-2-in

C. 1-clo-2,3-ddimetylhex-4-in

D. 6-clo-4,5-metylhex-2-in

Đáp án: B

Câu 2: Số đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8 không tác dụng với dung dịch chứa AgNO3/NH3 là

A. 4

B. 2 

C. 1 

D. 3

Đáp án: C

Câu 3: X có thể tham gia cả 4 phản ứng. Phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng brom, phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, t0), phản ứng thế với dung dịch AgNO3/NH3. X là

A. etan

B. etilen

C. axetilen

D. but-2-in

Đáp án: C

Câu 4Cho các phát biểu sau:

(1) Ankin không tan trong nước, nhẹ hơn nước

(2) Axetilen là chất khí, không màu, không tan trong nước

(3) Nhiệt độ sôi của axetilen cao hơn nhiệt độ sôi của propin

(4) Pent-1-en có khối lượng riêng cao hơn pent-1-in ở 200C

(5) Các ankin từ C1 đến C4 là chất khí ở điều kiện thường

Số phát biểu đúng là

A. 5

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: C

Câu 5: Chất không điều chế trực tiếp được axetilen là

A. Ag2C2

B. CH4

C. Al4C3

D. CaC2

Đáp án: C

Câu 6: Để phân biệt but-1-in và but-2-in người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch hỗn hợp KMnO4 + H2SO4

B. Dung dịch AgNO3/NH3

C. Dung dịch Br2

D. Dung dịch HCl

Đáp án: B

Câu 7: Cho 2,24 lít (đktc) một hiđrocacbon mạch hở A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch brom 1M được sản phẩm chứa 85,56%Br về khối lượng. Công thức phân tử của A là

A. C2H6

B. C3H8

C. C4H6

D. C4H8

Đáp án: C

Câu 8: Cho 4,48 lít hỗn hợp khí gồm CH4 và C2H2 qua dung dịch Br2 dư thấy dung dịch nhạt màu và có 2,24 lít khí thoát ra (đktc). Thành phần phần trăm theo thể tích của C2H2 trong hỗn hợp là

A. 25,0% 

B. 50,0% 

C. 60,0% 

D. 37,5% 

Đáp án: B

Câu 9: Hỗn hợp X gồm hiđrocacbon B với H2 (dư), có tỉ khối so với hiđro là 4,8. Cho X đi qua Ni nung nóng đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro bằng 8. Biết B là hiđrocacbon mạch hở, có số liên kết π không vượt quá 2. Công thức phân tử của hiđrocacbon B là

A. C3H6

B. C2H2

C. C3H4

D. C4H8.

Đáp án: C

Câu 10: Một hỗn hợp X gồm một ankin A và H2 có thể tích 12,32 lít (đktc) cho qua Ni nung nóng, phản ứng hoàn toàn cho ra hỗn hợp Y có thể tích 5,6 lít (Y có H2 dư). Thể tích của A trong X và thể tích H2 dư (đktc) là

A. 3,36 lít và 2,24 lít

B. 4,48 lít và 4,48 lít

C. 3,36 lít và 3,36 lít

D. 1,12 lít và 5,60 lít

Đáp án: A

Câu 11: Dẫn 17,4 gam hỗn hợp khí X gồm propin và but-2-in lội thật chậm qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 44,1 gam kết tủa xuất hiện. Phần trăm thể tích của mỗi khí trong X là

A. C3H4 (80%) và C4H8 (20%)

B. C3H4 (25%) và C4H6 (75%)

C. C3H4 (75%) và C4H6 (25%)

D. C3H4 (20%) và C4H6 (80%)

Đáp án: C

Câu 12: Cho 3,36 lít khí ankin X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

A. C4H6

B. C2H2

C. C4H4

D. C3H4.

Đáp án: B

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ankin được 3,6 gam H2O. Nếu hidro hóa hoàn toàn 0,1 mol ankin đó rồi đốt cháy thì khối lượng nước thu được là 

A. 4,2 gam

B. 5,2 gam

C. 6,2 gam

D. 7,2 gam

Đáp án: D

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn một ankin X ở thể khí thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 23 gam. Nếu cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, được 40 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

A. C3H4

B. C2H2

C. C4H6.      

D. C5H8.

Đáp án: C

Câu 15: Cho 10,8 gam ankin X tác dụng với 6,72 lít H2 (đktc) có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp Y (không chứa H2). Biết Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Công thức phân tử của X là

A. C2H2

B. C3H4

C. C4H6 

D. C5H8

Đáp án: C

Câu 16: Một hỗn hợp khí M gồm ankin X và H2 có tỉ khối hơi so với CH4 là 0,6. Nung nóng hỗn hợp M với bột Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí N có tỉ khối so với CH4 là 1,0. Ankin X là

A. axetilen

B. metylaxetilen

C. etylaxetilen

D. propylaxetilen

Đáp án: B

Câu 17: Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm axetilen và ankin X có tỉ lệ mol 1:1 vào dung dịch chứa AgNO3 dư trong NH3 thu được 19,35 gam kết tủa. Công thức của ankin X là

A. CH3CH2CH2CCH

B. CH3CH2CCH

C. CH3CCCH3

D. CH3CCH

Đáp án: D

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C2H2 và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí CO2 và 2 lít hơi H2O (các thể tích khí và hơi đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Công thức phân tử của X là

A. C2H4

B. CH4

C. C2H6

D. C3H8

Đáp án: C

Câu 19: Hỗn hợp X gồm axetilen, etilen và hidrocacbon A cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1:1. Dẫn X đi qua bình đựng dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng thêm 0,82 gam, khí thoát ra khỏi bình đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,32 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Phần trăm thể tích của A trong hỗn hợp X là (biết các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)

A. 25,00%

B. 66,66%  

C. 33,33%  

D. 75,00%

Đáp án: A

Câu 20: 4,48 lít (đktc) một hidrocacbon A tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch brom 1M được sản phẩm chứa 85,56% Br về khối lượng. Công thức phân tử của A là

A. C2H6

B. C3H6

C. C4H6

D. C4H8

Đáp án: C

Câu 21: Một hidrocacbon A phản ứng cộng với dung dịch brom tạo dẫn xuất B chứa 92,48% brom về khối lượng. Công thức cấu tạo của B là

A. CH3CHBr2

B. CHBr2-CHBr2 

C. CH2Br-CH2Br 

D. CH3CHBr-CH2Br

Đáp án: B

Câu 22: Hỗn hợp khí X gồm anken M và ankin N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là

A. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2

B. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4

C. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2

D. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4

Đáp án: D

Câu 23: Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm 2 hidrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng 6,7 gam. Công thức phân tử của hai hidrocacbon là

A. C2H2 và C4H6

B. C2H2 và C4H8

C. C3H4 và C4H8

D. C2H2 và C3H8

Đáp án: B

Câu 24: Trong bình kín chứa hidrocacbon X và hidro. Nung nóng bình đến khi phản ứng hoàn toàn thu được khí Y duy nhất. Ở cùng nhiệt độ, áp suất trong bình trước khi nung gấp 3 lần áp suất trong bình sau khi nung. Đốt cháy một lượng Y thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam nước. Công thức phân tử của X là

A. C2H2

B. C2H4

C. C4H6

D. C3H4

Đáp án: A

Câu 25: hỗn hợp X gồm hidro và một hidrocacbon. Nung nóng 14,56 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni xúc tác đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có khối lượng 10,8 gam. Biết tỉ khối của Y so với metan là 2,7 và Y có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Công thức phân tử của hidrocacbon là

A. C3H6

B. C4H6

C. C3H4

D. C4H8

Đáp án: C

Câu 26: Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PbCO3, ), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hiđrocacbon. Công thức phân tử của X là

A. C2H2

B. C5H8

C. C4H6

D. C3H4

Đáp án: A

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C2H2, C3H4 và C4H4 (số mol mỗi chất bằng nhau) thu được 0,09 mol CO2. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thì khối lượng kết tủa thu được lớn hơn 4 gam. Công thức cấu tạo của C3H4 và C4H4 trong X lần lượt là

Trắc nghiệm Ankin có đáp án - Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Đáp án: A

Câu 28: Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn

A. 5

B. 4

C. 6

D. 2

Đáp án: B

Câu 29: Đốt cháy m gam hidrocacbon A ở thể khí trong điều kiện thường được CO2 và m gam H2O. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hidrocacbon B là đồng đẳng kế tiếp của A rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng x gam. Giá trị x là

A. 29,2 gam

B. 31 gam

C. 20,8 gam

D. 16,2 gam

Đáp án: A

Câu 30: Cho 2,24 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H4 và C2H2 lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng thêm 2,7 gam. Thành phần phần trăm thể tích của C2H2 có trong hỗn hợp X là

A. 40%

B. 50%

C. 60%

D. 75%

Đáp án: B

 
 
Đánh giá

0

0 đánh giá