Sưu tầm tư liệu và trình bày về trang phục, phong tục, tập quán của một dân tộc (tự chọn).

3.5 K

Với giải bài tập Vận dụng 3 trang 126 Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vận dụng 3 trang 126 Lịch Sử 10

Vận dụng 3 trang 126 Lịch Sử 10: Sưu tầm tư liệu và trình bày về trang phục, phong tục, tập quán của một dân tộc (tự chọn).

Lời giải:

(*) Giới thiệu về: trang phục và phong tục, tập quán của dân tộc Chăm

a. Trang phục của dân tộc Chăm

- Trang phục của nam giới:

+ Đàn ông lớn tuổi thường để tóc dài, quấn khăn. Đó là loại khăn màu trắng có dệt thêu hoa văn màu vàng nhạt hoặc màu bạc. Ở hai đầu khăn có các tua vải. Trên đầu họ thường đội khăn và được đội theo lối chữ nhân.

+ Đối với những người là chức sắc trong tôn giáo thì hai đầu khăn của họ có hoa văn màu vàng, tua vải màu đỏ, quấn thả ra hai mang tai.

+ Nam mặc áo có cánh xếp chéo và cài dây phía bên hông (thắt lưng), thường là áo màu trắng, trong là quần sọc, ngoài quấn váy.

 (ảnh 1)

- Trang phục của phụ nữ Chăm:

 + Người phụ nữ chăm thường đội khăn. Cách hoặc là phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu, hoặc quấn theo lối chữ nhân. Khăn đội đầu chủ yếu là màu trắng, có loại được trang trí hoa văn theo lối viền các mép khăn (khăn to), nhóm Chăm Hroi thì đội khăn màu chàm.

+ Y phục phụ nữ Chăm phổ biến là áo tay ngắn (như áo túi của người Việt) mặc với váy dài tới gót chân, bít tà. Khi có khách tới nhà hay đi ra đường, họ mặc váy với áo dài tay và có chiếc khăn dài đội đầu hoặc vắt chéo qua cổ buông mối ra phía trước để che mặt. Tùy theo nguyên liệu, hoa văn trang trí, mục đích sử dụng… họ có những loại váy khác nhau, như: Khanh kak (chất liệu tơ, màu sậm, dành cho phụ nữ lớn tuổi); Khanh keh (làm từ chỉ kim tuyến lộng lẫy); Khanh pà thuộm (dệt từ tơ tằm, nhiều họa tiết cổ điển, sử dụng trong nghi lễ); Hoa văn trên váy thường được thiết kế nổi bật với màu sắc tươi thắm.

+ Trong các dịp lễ hội quan trọng, nữ giới Chăm thường mặc áo dài truyền thống gần giống với áo dài, gọi là aw kamei. Áo rộng và dài tới gối, cổ thường có hình trái tim hoặc hình tròn, không xẻ tà, khi mặc phải tròng từ trên đầu xuống. Giới trẻ thường mặc áo dài quá đầu gối, tay áo bó sát vào cánh tay, thân hơi rộng. Có loại dài đến gót chân, ôm sát thân người

 (ảnh 2)

b. Phong tục, tập quán của dân tộc Chăm

- Dân tộc Chăm tổ chức gia đình theo hình thức mẫu hệ.

- Trong phong tục cưới hỏi, người phụ nữ chủ động nhờ mai mối, đảm nhận việc lo sính lễ trong lễ cưới.

- Nghi thức tang lễ của người Chăm theo Hồi giáo thường bắt đầu với lễ cầu nguyện tại Thánh đường.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 119 Lịch Sử 10: Em có nhận xét gì về thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam?

Câu hỏi 1 trang 120 Lịch Sử 10: Em hãy xác định địa bàn phân bố chủ yếu của các dân tộc theo ngữ hệ trên lược đồ Việt Nam.

Câu hỏi 2 trang 120 Lịch Sử 10: Dựa vào Hình 19.3, em hãy nêu nhận xét về số lượng các dân tộc theo ngữ hệ.

Câu hỏi trang 123 Lịch Sử 10: Trình bày những nội dung cơ bản về đời sống vật chất của cộng động các dân tộc Việt Nam (hoạt động sản xuất, ẩm thực, trang phục, nhà ở, phương tiện đi lại).

Câu hỏi 1 trang 125 Lịch Sử 10: Điều kiện tự nhiên nơi cư trú ảnh hưởng đến đời sống vật chất của các dân tộc như thế nào?

Câu hỏi 2 trang 125 Lịch Sử 10: Em hãy nhận xét về vai trò, vị trí của kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp trong đời sống của cộng động các dân tộc ở Việt Nam.

Câu hỏi 3 trang 125 Lịch Sử 10: Em hãy nêu những nét đặc trưng về trang phục truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Luyện tập 1 trang 126 Lịch Sử 10: Trình bày những nét đặc trưng trong đời sống vật chất, đời sống tinh thần của các dân tộc.

Luyện tập 2 trang 126 Lịch Sử 10: Sự đa đạng trong đời sống tinh thần của các dân tộc ở Việt Nam thể hiện như thế nào?

Vận dụng 4 trang 126 Lịch Sử 10: Hãy trình bày hiểu biết của bản thân về các dân tộc cư trú tại địa phương (nếu có); hoặc kể lại một trải nghiệm qua một chuyến du lịch đến các địa phương có các dân tộc cư trú (ví dụ: học sinh có thể nói về phong tục, tập quán, lễ hội, ẩm thực, ca múa,… của các dân tộc).

Đánh giá

0

0 đánh giá