Với Giải SBT Toán 10 Tập 1 trong Bài 4: Bất phương trình bậc hai một ẩn Sách bài tập Toán lớp 10 Tập 1 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 10.
SBT Toán 10 Cánh diều Bài 4: Bất phương trình bậc hai một ẩn
A. – 2x2 + 3x < 0;
B. 0,5y2 – (y – 2) ≤ 0;
C. x2 – 2xy – 3 ≥ 0;
D. x2 – 3 ≥ 0.
Lời giải:
Đáp án đúng là C
Xét bất phương trình – 2x2 + 3x < 0 là bất phương trình bậc hai một ẩn x. Do đó A sai.
Xét bất phương trình 0,5y2 – (y – 2) ≤ 0 ⇔ 0,5y2 – y + 2 ≤ 0 là bất phương trình bậc hai một ẩn y. Do đó B sai.
Xét bất phương trình x2 – 2xy – 3 ≥ 0 là bất phương trình bậc hai nhưng lại có hai ẩn x và y. Do đó C đúng.
Xét bất phương trình x2 – 3 ≥ 0 là bất phương trình bậc hai một ẩn x. Do đó D sai.
Bài 29 trang 56 SBT Toán 10: Tập nghiệm của bất phương trình – x^2 + 3x + 18 ≥ 0 là:
A. [ – 3; 6];
B. (– 3; 6);
C. (– ∞; – 3) ∪ (6; +∞);
D. (– ∞; – 3] ∪ [6; +∞).
Lời giải:
Đáp án đúng là A
Xét f(x) = – x2 + 3x + 18 là một tam thức bậc hai có a = – 1 < 0 và ∆ = 32 – 4.(– 1).18 = 81 > 0.
Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt là x1 = – 3 và x2 = 6.
Theo định lí về dấu tam thức bậc hai, ta có:
f(x) > 0 khi x ∈ (– 3; 6);
f(x) < 0 khi x ∈ (–∞; – 3) ∪ (6; +∞);
Suy ra f(x) ≥ 0 khi x ∈ [– 3; 6].
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là S = [– 3; 6].
Lời giải:
+) Hình 18a):
Quan sát đồ thị hàm số, ta thấy:
Đồ thị hàm số nằm hoàn toàn phía dưới trục hoành với mọi x ∈ ℝ.
Do đó:
f(x) < 0 và f(x) ≤ 0 luôn đúng với mọi x ∈ ℝ.
f(x) > 0; f(x) ≥ 0 và vô nghiệm.
Vậy tập nghiệm của các bất phương trình f(x) > 0 và f(x) ≥ 0 là , tập nghiệm của bất phương trình f(x) < 0 và f(x) ≤ 0 là ℝ.
+) Hình 18b):
Quan sát đồ thị hàm số, ta thấy:
Với x ∈ (1; 3) hàm số nằm trên trục hoành hay f(x) > 0.
Với x < 1 hoặc x > 3 đồ thị hàm số nằm phía dưới trục hoành hay f(x) < 0.
Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại x = 1 hoặc x = 3.
Do đó:
f(x) > 0 khi x ∈ (1; 3).
f(x) < 0 khi x ∈ (– ∞; 1) ∪ (3; +∞).
f(x) ≥ 0 khi x ∈ [1; 3].
f(x) ≤ 0 khi x ∈ (– ∞; 1] ∪ [3; +∞).
Vậy tập nghiệm của các bất phương trình f(x) > 0; f(x) < 0; f(x) ≥ 0; f(x) ≤ 0 lần lượt là (1; 3); (– ∞; 1) ∪ (3; +∞); [1; 3]; (– ∞; 1] ∪ [3; +∞).
+) Hình 18c):
Quan sát đồ thị hàm số, ta thấy:
Đồ thị hàm số cắt trục hoành tại x = 2.
Với x ≠ 2 hàm số nằm dưới trục hoành hay f(x) < 0.
Do đó:
f(x) > 0 vô nghiệm.
f(x) < 0 khi x ∈ ℝ \ {2}.
f(x) ≥ 0 khi x = 2.
f(x) ≤ 0 khi x ∈ ℝ.
Vậy tập nghiệm của các bất phương trình f(x) > 0; f(x) < 0; f(x) ≥ 0; f(x) ≤ 0 lần lượt là ; ℝ \ {2}; {2}; ℝ.
Bài 31 trang 56 SBT Toán 10: Giải các bất phương trình bậc hai sau:
a) 3x2 – 8x + 5 > 0;
b) – 2x2 – x + 3 ≤ 0;
c) 25x2 – 10x + 1 < 0;
d) – 4x2 + 5x + 9 ≥ 0.
Lời giải:
a) Xét tam thức bậc hai f(x) = 3x2 – 8x + 5, có a = 3, ∆ = (– 8)2 – 4.3.5 = 4 > 0
Suy ra tam thức bậc hai có hai nghiệm x1 = 1 và x2 = .
Áp dụng định lí dấu của tam thức bậc hai, ta có:
f(x) > 0 khi x ∈ ;
f(x) < 0 khi x ∈ .
Suy ra 3x2 – 8x + 5 > 0 khi x ∈ .
Vậy tập nghiệm của bất phương trình 3x2 – 8x + 5 > 0 là .
b) Xét tam thức bậc hai g(x) = – 2x2 – x + 3, có a = – 2 < 0 và ∆ = (– 1)2 – 4.(– 2).3 = 25 > 0.
Do đó tam thức có hai nghiệm phân biệt x1 = 1 và x2 = .
Áp dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai ta có:
g(x) > 0 khi x ∈ ;
g(x) < 0 khi x ∈ .
Suy ra – 2x2 – x + 3 ≤ 0 khi x ∈ .
Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là S = .
c) Xét tam thức bậc hai h(x) = 25x2 – 10x + 1, có a = 25 > 0 và ∆ = (– 10)2 – 4.25.1 = 0.
Do đó tam thức có nghiệm kép là x = .
Áp dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai ta có:
h(x) > 0 khi x ≠ .
Suy ra 25x2 – 10x + 1 < 0 khi x ∈ .
Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là S = .
d) Xét tam thức bậc hai k(x) = – 4x2 + 5x + 9 , có a = – 4 < 0 và ∆ = 52 – 4.(– 4).9 = 169 > 0.
Do đó tam thức có hai nghiệm phân biệt là x1 = – 1 và x2 = .
Áp dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai ta có:
k(x) < 0 khi x ∈ ;
k(x) > 0 khi x ∈ .
Suy ra – 4x2 + 5x + 9 ≥ 0 khi x ∈ .
Vậy tập nghiệm của bất phương trình đã cho là S = .
Lời giải:
Xét tam thức bậc hai f(x) = – 3x2 + 7x + 10, có a = – 3 < 0 và ∆ = 72 – 4.(– 3).10 = 169 > 0.
Do đó tam thức có hai nghiệm phân biệt là x1 = – 1 và x2 = .
Áp dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai ta có:
f(x) < 0 khi x ∈ ;
f(x) > 0 khi x ∈ .
Suy ra tập nghiệm của bất phương trình – 3x2 + 7x + 10 ≥ 0 là S1 = .
Xét tam thức bậc hai g(x) = – 2x2 – 9x + 11, có a = – 2 < 0 và ∆ = (– 9)2 – 4.(– 2).11 = 169 > 0.
Do đó tam thức có hai nghiệm phân biệt là x1 = 1 và x2 = .
Áp dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai ta có:
g(x) < 0 khi x ∈ ;
g(x) > 0 khi x ∈ .
Suy ra tập nghiệm của bất phương trình – 2x2 – 9x + 11 > 0 là S2 = .
Đặt S = S1 ∩ S2 = .
Ta có hình vẽ sau:
Vậy giao của hai tập nghiệm của hai bất phương trình trên là S = [ – 1; 1).
Bài 33 trang 57 SBT Toán 10: Tìm m để phương trình – x^2 + (m + 2)x + 2m – 10 = 0 có nghiệm
Lời giải:
Xét phương trình – x2 + (m + 2)x + 2m – 10 = 0 có ∆ = (m + 2)2 – 4.(– 1).(2m – 10) = m2 + 12m – 36.
Để phương trình đã cho có nghiệm thì ∆ ≥ 0 ⇔ m2 + 12m – 36 ≥ 0
Xét tam thức bậc hai f(m) = m2 + 12m – 36, có a = 1, ∆m = 122 – 4.1.(– 36) = 288 > 0.
Do đó tam thức có hai nghiệm phân biệt m1 = và m1 = .
Áp dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai ta có: f(m) ≥ 0 khi m ∈ .
Vậy m ∈ thì phương trình đã cho có nghiệm.
Bài 34 trang 57 SBT Toán 10: Xét hệ tọa độ Oth trong mặt phẳng, trong đó trục Ot biểu thị thời gian t (tính bằng giây) và trục Oh biểu thị độ cao h (tính bằng mét). Một quả bóng được đá lên từ điểm A(0; 0,3) và chuyển động theo quỹ đạo là một cung parabol. Quả bóng đạt độ cao 8m sau 1 giây và đạt độ cao 6m sau 2 giây. Trong khoảng thời gian nào (tính bằng giây) thì quả bóng ở độ cao lớn hơn 5m và nhỏ hơn 7m (làm tròn kết quả đến hàng phần nghìn).
Lời giải:
Ta có hình vẽ mô phỏng quỹ đạo chuyển động của quả bóng như hình vẽ:
Vì quỹ đạo chuyển động là một đường thẳng parabol có dạng h = at2 + bt + c (a ≠ 0).
Một quả bóng được đá lên từ điểm A(0; 0,3) nên điểm A thuộc vào parabol, thay t = 0 và h = 0,3 vào đồ thị hàm số ta được: 0,3 = a.02 + b.0 + c ⇔ c = 0,3 (1).
Bóng đạt độ cao h = 8m sau t = 1 giây nên điểm có tọa độ (1; 8) thuộc vào parabol.
Thay t = 1 và h = 8 vào đồ thị hàm số ta được: 8 = a.12 + b.1 + c ⇔ a + b + c = 8 (2).
Bóng đạt độ cao h = 6m sau t = 2 giây nên điểm có tọa độ (2; 6) thuộc vào parabol.
Thay t = 2 và h = 6 vào đồ thị hàm số ta được: 6 = a.22 + b.2 + c ⇔ 4a + 2b + c = 6 (3).
Từ (1), (2) và (3) ta có hệ phương trình: .
Ta có phương trình parabol cần tìm là: h = – 4,85t2 + 12,55t + 0,3.
Để chiều cao lớn hơn 5 thì h > 5 ⇔ – 4,85t2 + 12,55t + 0,3 > 5
⇔ – 4,85t2 + 12,55t – 4,7 > 0
Xét tam thức bậc hai f(t) = – 4,85t2 + 12,55t – 4,7, có a = – 4,85, ∆ = 12,552 – 4.(– 4,85).(– 4,7) = 66,3225 > 0.
Suy ra tam thức có hai nghiệm phân biệt t1 ≈ 0,454 và t2 ≈ 2,133.
Áp dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai ta được: f(t) > 0 hay – 4,85t2 + 12,55t – 4,7 > 0 khi t ∈ (0,454; 2,133).
Để chiều cao nhỏ hơn 7 thì h < 7 ⇔ – 4,85t2 + 12,55t + 0,3 < 7
⇔ – 4,85t2 + 12,55t – 6,7 < 0
Xét tam thức bậc hai g(t) = – 4,85t2 + 12,55t – 6,7, có a = – 4,85, ∆ = 12,552 – 4.(– 4,85).(– 6,7) = 27,5225 > 0.
Suy ra tam thức có hai nghiệm phân biệt t1 ≈ 0,753 và t2 ≈ 1,835.
Áp dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai ta được: g(t) < 0 hay – 4,85t2 + 12,55t – 6,7 < 0 khi t ∈ (– ∞; 0,753) ∪ (1,835; +∞).
Để quả bóng ở độ cao lớn hơn 5m và nhỏ hơn 7m thì t phải thuộc vào giao của hai tập (0,454; 2,133) hoặc (– ∞; 0,753) ∪ (1,835; +∞).
Ta có (0,454; 2,133) (– ∞; 0,753) ∪ (1,835; +∞) = (0,454; 0,753) ∪ (1,835; 2,133).
Vậy để quả bóng ở độ cao lớn hơn 5m và nhỏ hơn 7m thì thuộc khoảng 0,454 giây đến 0,753 giây hoặc 1,835 giây đến 2,133 giây.
Bài 35 trang 57 SBT Toán 10: Một tình huống trong huấn luyện pháo binh được mô tả như sau: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy (đơn vị trên hai trục tính theo mét), một viên đạn được bắn từ vị trí O(0; 0) theo quỹ đạo là đường parabol y = . Tìm khoảng cách theo trục hoành của viên đạn so với vị trí bắn khi viên đạn đang ở độ cao hơn 15m (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm theo đơn vị mét).
Lời giải:
Viên đạn đang ở độ cao hơn 15m nghĩa là: > 15
- 15 > 0
Xét tam thức f(x) = - 15, có a = và
∆ = > 0.
Do đó tam thức có hai nghiệm phân biệt x1 ≈ 2 720,76 và x2 ≈ 612,57.
Áp dụng định lí về dấu ta có: f(x) > 0 hay > 15 khi x ∈ (612,57; 2 720,76).
Vậy khi viên đạn đang ở độ cao hơn 15m thì có khoảng cách đến vị trí bắn trong khoảng 612,57 m đến 2 720,76 m.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.