Cho tam giác ABC cân tại A (góc A<90 độ). Hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H

7.5 K

Với giải Bài 1 trang 84 Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài tập cuối Chương 8 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối Chương 8

Bài 1 trang 84 Toán lớp 7: Cho tam giác ABC cân tại A (A^<90o). Hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H.

a) Chứng minh rẳng ΔBFC=ΔCEB

b) Chứng minh rằng ΔAEH=ΔAFH

c) Gọi I là trung điểm BC. Chứng minh rằng ba điểm A,H,I thẳng hàng.

Phương pháp giải 

a) Ta sử dụng định lí cạnh huyền – góc nhọn trong tam giác vuông

b) Từ câu a ta chứng minh 2 tam giác AHF = tam giác AHE nhờ những cạnh của 2 tam giác chứng minh được bằng nhau từ câu trên

c) Ta chứng minh AI và AH cùng là phân giác của góc A

Lời giải 


a) Xét ΔBFC và ΔCEB có:

BC là cạnh chung

B=C (ΔABCcân tại A)

BEC=CFB=90°

⇒ΔBFC=ΔCEB (cạnh huyền – góc nhọn )

b) Vì ΔBFC=ΔCEB BF = EC (2 cạnh tương ứng)

Mà AB = AC (ΔABC cân tại A)

 AF = AE (AB – BF = AC – EC )

Xét ΔAEH và ΔAFHta có :

AF = AE (chứng minh trên)

AH cạnh chung

HFA^=HEA^=90o

ΔAEH=ΔAFH(cạnh huyền - cạnh góc vuông)

c) Vì CF, BE là những đường cao của tam giác ABC và H là giao điểm của chúng

 H là trực tâm của tam giác ABC

 AH vuông góc với BC (1)

Xét ΔAIC và ΔAIB có :

IB = IC (I là trung điểm BC)

AI là cạnh chung

AB = AC ( tam giác ABC cân tại A)

ΔAIC=ΔAIB(ccc)

AIC^=AIB^ (2 góc tương ứng) Mà chúng ở vị trí kề bù AIC^=AIB^=90oAIBC (2)

Từ (1) và (2)  A, H, I thẳng hàng.




Xem thêm các bài giải Toán 7 Chân trời sáng tạo, chi tiết khác:

Bài 1 trang 84 Toán lớp 7: Cho tam giác ABC cân tại A (). Hai đường cao BE và CF cắt nhau tại H.

Bài 2 trang 84 Toán lớp 7: Cho tam giác ABC vuông tại A, vẽ đường cao AH. Trên tia đối của tia HA lấy điểm M sao cho H là trung điểm của AM.

Bài 3 trang 84 Toán lớp 7: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), vẽ đường cao AH. Trên tia đối của HC lấy điểm D sao cho HD = HC.

Bài 4 trang 84 Toán lớp 7: Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Trên cạnh BC lấy điểm N sao cho BA = BN. Kẻ (E ∈ AN).

Bài 5 trang 84 Toán lớp 7: Cho tam giác nhọn ABC (AB < AC), vẽ đường cao AH. Đường trung trực của BC cắt AC tại M, cắt BC tại N.

Bài 6 trang 84 Toán lớp 7: Cho tam giác nhọn MNP. Các trung tuyến ME và NF cắt nhau tại G. Trên tia đối của tia FN lấy điểm D sao cho FN = FD.

Bài 7 trang 84 Toán lớp 7: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = AC, AD là tia phân giác (D ∈ BC). Gọi E là trung điểm của AC.

Bài 8 trang 84 Toán lớp 7: Ở Hình 1, cho biết AE = AF và . Chứng minh AH là đường trung trực của BC.

Bài 9 trang 84 Toán lớp 7: Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác của góc C cắt AB ở M. Từ B kẻ BH vuông góc với đường thẳng CM (H ∈ CM).

Bài 10 trang 84 Toán lớp 7: Trên đường thẳng a lấy ba điểm phân biệt I, J, K (J ở giữa I và K). Kẻ đường thẳng b vuông góc với a tại J, trên b lấy điểm M khác điểm J.

Đánh giá

0

0 đánh giá