Tài liệu soạn bài Tự đánh giá bài 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 6 Tập 1. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Tự đánh giá bài 1
Ngữ Văn 6 trang 33 Câu 1: Nhân vật nổi bật trong truyện cổ tích “Em bé thông minh” là ai?
A. Viên quan
B. Em bé
C. Vua
D. Cha em bé
Phương pháp giải:
Nhớ lại các nhân vật trong truyện, xét xem sự việc chính xoay quanh nhân vật nào nhiều nhất.
Lời giải:
B. Em bé
Ngữ Văn 6 trang 34 Câu 2: Sự thông minh của em bé được thể hiện qua việc gì?
A. Xin con trâu và thúng gạo làm lộ phí vào kinh
B. Lên được vào sân rồng và khóc um lên
C. Cùng cha khăn gói tìm đường vào kinh
D. Hoá giải được các câu đố oái oăm của quan, vua
Phương pháp giải:
Đọc các đáp án trên và xét xem ý nào thể hiện sự thông minh.
Lời giải:
D. Hoá giải được các câu đố oái oăm của quan, vua
Ngữ Văn 6 trang 34 Câu 3: Truyện Em bé thông minh kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào?
A. Nhân vật bất hạnh
B. Nhân vật có tài năng
C. Nhân vật ngốc nghếch
D. Nhân vật thông minh
Phương pháp giải:
Đối chiếu nhân vật em bé với các kiểu nhân vật trên.
Lời giải:
D. Nhân vật thông minh
Ngữ Văn 6 trang 34 Câu 4: Cách trả lời của em bé trong truyện có điểm nào đáng chú ý?
A. Hỏi lại người thách đố bằng một tình huống khó tương tự
B. Hỏi lại người hỏi bằng câu hỏi cần nhiều thời gian mới có đáp án
C. Trả lời vòng vo, không tập trung vào câu hỏi của người hỏi
D. Trả lời thẳng vào các câu thách đố kèm theo sự hài hước, trẻ thơ
Phương pháp giải:
Nhớ lại cách cậu bé xử lí qua 4 tình huống trong truyện.
Lời giải:
A. Hỏi lại người thách đố bằng một tình huống khó tương tự
Ngữ Văn 6 trang 34 Câu 5: Việc tạo ra những tình huống thách đố khác nhau đã giúp cho câu chuyện như thế nào?
A. Có màu sắc hoang đường, kì ảo
B. Có sắc thái hài hước, hồn nhiên
C. Trở nên hấp dẫn, không nhàm chán
D. Trở nên căng thẳng, dữ dội hơn
Phương pháp giải:
Thử tưởng tượng nếu chỉ có 1 tình huống thách đố hoặc nhiều tình huống giống nhau thì truyện có gì hấp dẫn không?
Lời giải:
C. Trở nên hấp dẫn, không nhàm chán
Ngữ Văn 6 trang 34 Câu 6: Chi tiết cuối văn bản “Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu" cho thấy điều gì?
A. Vua rất đồng cảm với hai cha con em bé
B. Vua đã chấp nhận thua em bé thông minh
C. Vua rất quý trọng những người thông minh
D. Vua rất thương yêu những người dân nghèo
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và xét xem nhà vua thể hiện điều gì.
Lời giải:
C. Vua rất quý trọng những người thông minh
Ngữ Văn 6 trang 34 Câu 7: Qua nội dung câu chuyện, tác giả dân gian muốn đề cao điều gì nhất?
A. Sự sáng suốt, thận trọng của nhà vua
B. Sự lém lỉnh, hồn nhiên của em bé
C. Sự hấp dẫn về nội dung của các câu đố
D. Sự thông minh, trí khôn của con người
Phương pháp giải:
Xét lại nội dung văn bản và chọn đáp án đúng nhất.
Lời giải:
D. Sự thông minh, trí khôn của con người
Ngữ Văn 6 trang 34 Câu 8: Truyện Em bé thông minh khác với truyện Thạch Sanh ở điểm nào?
A. Không có các chi tiết đời thường
B. Không có các chi tiết thần kì
C. Kết thúc có hậu
D. Có nhân vật vua
Phương pháp giải:
Nhớ lại truyện Thạch Sanh, xem điều gì truyện Thạch Sanh có mà truyện này không có.
Lời giải:
B. Không có các chỉ tiết thần kì
Ngữ Văn 6 trang 35 Câu 9: Điểm giống nhau giữa truyện Em bé thông minh và truyện Thạch Sanh là:
A. Có nhân vật anh hùng
B. Có nhân vật gian ác
C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về những người có tài năng
D. Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống hạnh phúc
Phương pháp giải:
Nhớ lại truyện Thạch Sanh, xem hai truyện này giống nhau ở điểm nào.
Lời giải:
C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về những người có tài năng
Ngữ Văn 6 trang 35 Câu 10: Từ câu chuyện Em bé thông minh, có hai ý kiến khác nhau được nêu ra:
a) Ý kiến 1: Người thông minh không cần thử thách
b) Ý kiến 2: Thử thách là cơ hội để rèn luyện trí thông minh.
Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Tự suy nghĩ và lựa chọn ý kiến mà em cho là đúng
Lời giải:
Gợi ý: Em đồng ý với ý kiến 2 vì con người phải có thử thách thì mới có động lực để rèn luyện trí thông minh, có động lực trau dồi kinh nghiệm sống.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.