Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa Câu hỏi trang 103 Lịch Sử 10

2.1 K

Với giải bài tập Câu hỏi trang 103 Lịch Sử 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Câu hỏi trang 103 Lịch Sử 10

Câu hỏi trang 103 Lịch Sử 10: Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa

Lời giải:

Thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa

* Sự ra đời của nhà nước

- Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, nhân dân huyện Tượng Lâm (thuộc quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán, lập ra nước Lâm Ấp (sau này gọi là Chăm-pa), kinh đô là Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu, Quảng Nam).

- Tổ chức nhà nước:

+ Ở cấp trung ương, đứng đầu Nhà nước Chăm-pa là vua, có quyền lực tối cao, theo chế độ cha truyền con nối. Dưới vua là hai vị quan đại thần (một quan văn, một quan võ). 

+ Cấp địa phương, chia thành các châu - huyện - làng và giao cho các vị quan quản lí.

* Kinh tế

- Trồng lúa trên các vùng đồng bằng lưu vực của các con sông

- Chăn nuôi gia súc

- Làm nghề thủ công (làm gốm, dệt, luyện kim,...).

- Hoạt động buôn bán qua đường biển khá phát triển

* Chữ viết

- Trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo chữ viết riêng của dân tộc mình. Chữ Chăm cổ được coi là loại chữ viết cổ nhất ở Đông Nam Á. 

- Trải qua thời gian, hệ thống chữ viết của người Chăm đã dần được cải tiến và duy trì đến ngày nay.

* Đời sống vật chất

- Trang phục:

+ Trang phục chính của người Chăm xưa là một mảnh vải quấn quanh người từ phải sang trái và che từ ngang lưng đến chân, mùa đông họ khoác thêm một cái áo dày. 

+ Dân chúng đều đi chân đất, chỉ có vua, quan đi dép hoặc giày. 

+ Phụ nữ Chăm thường đeo một số đồ trang sức: hoa tai, vòng cổ,...

- Ẩm thực: thành phần chính trong bữa ăn hằng ngày là cơm, rau, cá,...

- Người dân ở trong các ngôi nhà trệt, xây bằng gạch nung, tường có quét vôi ngoài.

* Đời sống tinh thần

- Tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội

+ Cư dân Sa Huỳnh đã duy trì nhiều tín ngưỡng truyền thống: vạn vật hữu linh, thời sinh thực khí, thờ cúng tổ tiên,…

+ Người Chăm-pa cũng tiếp thu nhiều tôn giáo khác nhau như: Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo,... 

+ Gắn liền với các tôn giáo là hệ thống lễ hội đặc sắc được đồng bào Chăm tổ chức hằng năm tại các cụm di tích tháp Chăm.

- Kiến trúc - điêu khắc: 

+ Trên dải đất miền Trung Việt Nam còn nhiều di tích, công trình kiến trúc, tôn giáo quan trọng của Vương quốc Chăm-pa, tiêu biểu như Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam), tháp Mỹ Khánh (Huế), tháp Cánh Tiên, Dương Long (Bình Định), tháp Bà Pô Na-ga (Khánh Hoà)...

+ Nghệ thuật điêu khắc Chăm-pa đặc sắc thể hiện thông qua các bức tượng và phù điều trang trí trên các đài thờ, đền tháp,...

Đánh giá

0

0 đánh giá