Lập bảng thống kê (hoặc vẽ sơ đồ tư duy) về cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

4.2 K

Với giải bài tập Luyện tập 1 trang 107 Lịch Sử 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Luyện tập 1 trang 107 Lịch Sử 10

Luyện tập 1 trang 107 Lịch Sử 10: Lập bảng thống kê (hoặc vẽ sơ đồ tư duy) về cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Em hãy cho biết những điểm giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành của các nền văn minh ấy.

Lời giải:

(*) Bảng thống kê cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Cơ sở

Văn minh

Văn Lang - Âu Lạc

Văn minh

Chăm-pa

Văn minh

Phù Nam

Điều kiện 

tự nhiên

- Hình thành trên lưu vực các dòng sông như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,... 

- Hình thành, tồn tại và phát triển trên địa bàn các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn.

- Hình thành ở vùng vùng hạ lưu sông Mê Công

Xã hội

Cội nguồn từ văn hoá Phùng Nguyên (khoảng 4000 năm trước), phát triển rực rỡ trong thời kì văn hoá Đông Sơn.

- Cư dân Việt cổ sống thành từng làng

- Cội nguồn từ văn hóa Sa Huỳnh. Cơ cấu xã hội Sa Huỳnh là xã hội dạng lãnh địa hay liên minh cụm làng

- Có thể có một số nhóm người khác cùng với cư dân Sa Huỳnh xây dựng nền văn minh

Có cội nguồn từ nền văn hoá tiền Óc Eo.

- Từ khoảng cuối thiên niên kỉ I TCN, cấu trúc làng nông - chài - thương nghiệp được hình thành

- Cư dân bản địa kết hợp với cư dân Nam Đảo di cư đến, cùng xây dựng và phát triển nền văn minh.

Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ

 

Sớm tiếp xúc với văn minh Ấn Độ

- Sớm tiếp xúc với văn minh Ấn Độ

b. So sánh: điểm giống và khác nhua về cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

* Giống nhau:

- Cơ sở điều kiện tự nhiên:

+ Sự hình thành và phát triển của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều gắn với điều kiện tự nhiên tại lưu vực của những con sông lớn, như: sông Hồng, sông Cả, sông Mã… (văn minh Văn Lang – Âu Lạc); sông Thu Bồn (văn minh Chăm-pa) và sông Mê Công (văn minh Phù Nam).

+ Nhờ ưu thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước là ngành sản xuất chính của cư dân Việt cổ, Chăm-pa và Phù Nam.

- Cơ sở xã hội:

+ Làng là tổ chức xã hội phổ biến của cư dân Việt cổ, Chăm-pa, Phù Nam

+ Cư dân bản địa là những người đóng góp chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh của họ.

* Khác nhau

 

Văn minh

Văn Lang - Âu Lạc

Văn minh

Chăm-pa

Văn minh

Phù Nam

Địa bàn

hình thành

- Hình thành ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung bộ của Việt Nam hiện nay

 

- Hình thành ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần cao nguyên Trường Sơn của Việt Nam hiện nay

- Hình thành ở khu vực Nam Bộ của Việt Nam hiện nay

Đời sống

Kinh tế

- Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và thủ công nghiệp; thương mại đường biển kém phát triển hơn so với Chăm-pa và Phù Nam

- Bên cạnh nghề nông trồng lúa nước và sản xuất thủ công nghiệp; các hoạt động khai thác lâm sản và thương mại đường biển rất phát triển

- Hoạt động thương mại đường biển rất phát triển, cảng Óc Eo trở thành một trong những trung tâm thương mại sầm uất nhất Đông Nam Á

Cơ sở

Xã hội

- Người Việt cổ đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh

- Người Sa Huỳnh đóng vai trò chủ yếu trong quá trình xây dựng nền văn minh

- Người bản địa và người Nam Đảo (di cư đến) cùng xây dựng và phát triển văn minh

Cơ sở

Văn hóa

- Hầu như không có sự ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ.

- Sớm có sự tiếp xúc và chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.

Đánh giá

0

0 đánh giá