Tài liệu soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 bài 3 trang 59,60, 61 Tập 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 6 Tập 1. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 bài 3 trang 59,60, 61 Tập 1
Ngữ Văn 6 trang 59 Câu 1: Xác định ý nghĩa của các từ chân, chạy trong mỗi trường hợp dưới đây:
Chân:
a. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.
(Nguyên Hồng)
b.
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
(Ca dao)
c. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc.
(Thánh Gióng)
Chạy:
a. Thằng Khìn chạy lon ton quanh sân... (Cao Duy Sơn)
b. Xe chạy chậm chậm (Nguyên Hồng)
c. Vào Thanh Hóa đi tao chạy cho tiền tàu (Nguyên Hồng)
d. Bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thước (Mộng Tuyết)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các ví dụ và trả lời.
Lời giải:
Chân:
a. Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để nâng đỡ cơ thể, đi, đứng, chạy, nhảy.
b. Phần dưới cùng, phần gốc và nâng đỡ của một vật.
c. Phần dưới cùng của một ngọn núi, tiếp giáp mặt đất, nâng đỡ cả ngọn núi.
Chạy
a. Là động từ chỉ tốc độ đi của con người, đi nhanh quá là chạy.
b. Là hoạt động một phương tiện đang di chuyển tới nơi khác trên một bề mặt.
c. Khẩn trương lo liệu để mau chóng có được, đạt được cái đang cần, đang muốn.
d. Trải dài, kéo dài, nằm trải ra thành dải dài.
Ngữ Văn 6 trang 59 Câu 2: Tìm thêm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng (sang nghĩa chỉ bộ phận của vật).
Mũi: mũi dao, mũi súng, mũi đất, mũi quân, mũi thuyền,...
Phương pháp giải:
Tương tự như từ “mũi”, em tìm các từ khác trên bộ phận cơ thể người.
Lời giải:
- Mắt: mắt na, mắt dứa, mắt võng, mắt cây, mắt lưới….
- Chân: chân ghế, chân bàn, chân tường, chân trời, chân mây…
- Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ áo,…
Ngữ Văn 6 trang 59 Câu 3: Tìm từ đa nghĩa, từ đồng âm trong những câu dưới đây:
a. Chín:
"Quýt nhà ai chín đỏ cây
Hỡi em đi học hây hây má tròn"
(Tố Hữu)
"Một nghề cho chín còn hơn chín nghề"
(Tục ngữ)
b. Cắt:
+ Nhanh như cắt, rùa há miệng, đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước
+ Việc làm khắp chốn cùng nơi
Giục đi cắt cỏ, vai tôi đã mòn
+ Bài viết bị cắt một đoạn.
(Dẫn theo Hoàng Phê)
+ Chúng cắt lượt nhau suốt ngày vào cà khịa làm Trũi không chịu được
(Tô Hoài)
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về từ đa nghĩa và từ đồng âm.
Lời giải:
a. Từ chín trong các câu trên là từ đa nghĩa:
+ Chín đỏ cây: chỉ quả từ xanh đã chuyển sang chín, có thể thu hoạch được.
+ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề: chín ở đây nghĩa là giỏi, thành thạo.
b. Từ cắt trong các câu dưới đây là từ đồng âm:
+ Nhanh như cắt: chỉ một loại chim tên cắt, bay rất nhanh.
+ cắt cỏ: làm cho đứt bằng vật sắc.
+ cắt một đoạn: lược bỏ, bỏ đi, thu gọn.
+ cắt lượt: chen ngang, thay phiên nhau làm gì đó.
Ngữ Văn 6 trang 60 Câu 4: Tìm các từ mượn trong những câu dưới đây. Đối chiếu với nguyên dạng trong tiếng Pháp, tiếng Anh để biết nguồn gốc của những từ đó.
- Từ tiếng Pháp: automobile, tournevis, carton, sou, kespi, cable,...
- Từ tiếng Anh: TV (television), cent,....
a. Đó là lần đầu tiên tôi thấy ô tô
(Hon-da Sô-i-chi-rô)
b. Chọn lúc cả nhà không ai để ý, tôi lén lấy 2 xu để làm tiền lộ phí.
(Hon-da Sô-i-chi-rô)
c. Lúc đó tôi vô cùng cảm phục những chú thợ điện với túi đồ nghề gồm kìm, tuốc nơ vít cột ngang lưng trèo lên cột điện nối dây cáp.
(Hon-da Sô-i-chi-rô)
d. Khi tôi đọc sách, mọi thông tin đầu tôi rất chậm, nhưng khi xem ti vi bằng tai và mắt thì tôi cảm nhận mọi việc nhạy bén hơn nhiều.
(Hon-da Sô-i-chi-rô)
e. Tôi khẩn khoản xin cha mua cho tôi một chiếc mũ kết và tự tay tôi làm một cặp kính đeo mắt của phi công bằng bìa các tông.
(Hon-da Sô-i-chi-rô)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các ví dụ, lọc ra các từ láy và chọn từ ngữ để điền vào các nhóm.
Lời giải:
Các từ mượn:
Câu |
Từ mượn |
Nước |
Từ nguyên dạng |
a |
Ô tô |
Pháp |
Automobile |
b |
Xu |
Pháp |
Sou |
c |
Tuốc nơ vít |
Pháp |
Tournevis |
d |
Ti vi |
Anh |
Television |
e |
Các tông |
Pháp |
carton |
Ngữ Văn 6 trang 60 Câu 5: Theo em có thể thay thế các từ mượn trong những câu ở bài tập 4 bằng các từ gốc Việt không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em thử tìm từ ngữ tương đương để thay thế và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Theo em là không thể thay thế các từ mượn trong những câu ở bài tập 4 bằng các từ gốc Việt bởi vì:
- Ngôn ngữ gốc Việt không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và tiêu biểu là những ví dụ trên.
- Việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa.
Ngữ Văn 6 trang 60 Câu 6: Đọc văn bản dưới đây và viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng cho biết: Theo tác giả: khái niệm ngọt trong tiếng Việt đã được nhận thức qua những giác quan nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ văn bản, liệt kê những từ “ngọt” có trong đoạn văn và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Ngọt được cảm nhận qua năm giác quan:
- Ngọt từ đầu lưỡi (vị giác) khi nếm thử vị thơm ngọt cửa những trái thơm, quả chín;
- Ngọt được cảm nhận bằng khứu giác: mùi thơm ngọt của trái cây;
- Ngọt cảm nhận qua thị giác khi vào những ngày xuân ta có thể cảm nhận được cái nắng vàng ngọt;
- Ngọt từ thính giác khi nghe tiếng đàn ngọt hát hay, ngọt giọng;
- Không những thế ta còn có thể phối hợp cảm giác để nhận thấy dao bén ngọt, cắt cho ngọt tay.
=> Nghĩa của ngọt lúc này đây đã khác hoàn toàn với cái ngọt vị đường ban đầu.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.