SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo: Bài tập cuối chương 7

595

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải Sách bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 7 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Toán 7 Bài tập cuối chương 7.

Giải SBT Toán 7 (Chân trời sáng tạo): Bài tập cuối chương 7

Bài 1 trang 33 sách bài tập Toán 7: Cho B = xy3+ 4xy – 2x2+ 3. Tính giá trị của biểu thức B khi x = –1, y = 2.

Lời giải:

Khi x = –1, y = 2 thay vào biểu thức B ta được:

B = (–1) . 23 + 4 . (–1) . 2 – 2 . (–1)2 + 3

= –8 – 8 – 2 + 3

= –15.

Vậy giá trị của biểu thức B khi x = –1, y = 2 là B = –15.

Bài 2 trang 33 sách bài tập Toán 7: Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức một biến?

a) 2y;

b) 3x + 5;

c) 12;

d) 13t2.

Lời giải:

Ta có:

+ Biểu thức a) là đơn thức một biến của biến y;

+ Biểu thức b) là đa thức một biến của biến x;

+ Biểu thức c) là đơn thức một biến.

+ Biểu thức d) là đơn thức một biến của biến t.

Vậy trong các biểu thức trên, biểu thức a), c), d) là đơn thức một biến.

Bài 3 trang 33 sách bài tập Toán 7: Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đa thức một biến? 5 – 2x; 6x2 + 8x3 + 3x – 2;

2x1;

14t – 5.

Lời giải:

Ta có:

+ Biểu thức 5 – 2x là đa thức một biến của biến x;

+ Biểu thức 6x2 + 8x3 + 3x – 2 là đa thức một biến của biến x;

+ Biểu thức 2x1 không phải là đa thức một biến;

+ Biểu thức 14t – 5 là đa thức một biến của biến t.

Vậy trong các biểu thức trên, các biểu thức là đa thức một biến là: 5 – 2x; 6x2 + 8x3 + 3x – 2; 14t – 5.

Bài 4 trang 33 sách bài tập Toán 7: Hãy viết một đa thức một biến bậc bốn có 5 số hạng.

Lời giải:

Đa thức một biến bậc bốn có 5 số hạng là:

A(x) = x4 – 2x3 + 3x2 – 4x + 5.

Nhận xét: Bài này có nhiều cách trả lời.

Bài 5 trang 33 sách bài tập Toán 7: Hãy nêu bậc của các đa thức sau: A = 5x2 – 2x4 + 7; B = 17; C = 3x – 4x3 + 2x2 + 1.

Lời giải:

• Ta có:

A = 5x2 – 2x4 + 7

= – 2x4 + 5x2 + 7

Đa thức A có bậc là 4 (vì số mũ lớn nhất của biến x là 4).

• Đa thức B = 17 có bậc là 0 (vì đa thức chỉ có số, không có biến x nên số mũ lớn nhất của biến là 0).

• Ta có:

C = 3x – 4x3 + 2x2 + 1

= – 4x3 + 2x2 + 3x + 1

Đa thức C có bậc là 3 (vì số mũ lớn nhất của biến x là 3).

Bài 6 trang 33 sách bài tập Toán 7: Cho đa thức P(x) = x3+ 64. Tìm nghiệm của P(x) trong tập hợp {0; 4; –4}.

Lời giải:

Cách 1: Xét đa thức P(x) = x3 + 64.

• Với x = 0 thay vào P(x) ta có:

P(0) = 03 + 64 = 64.

Do đó x = 0 không là nghiệm của P(x).

• Với x = 4 thay vào P(x) ta có:

P(4) = 43 + 64 = 64 + 64 = 128.

Do đó x = 4 không là nghiệm của P(x).

• Với x = –4 thay vào P(x) ta có:

P(–4) = (–4)3 + 64 = –64 + 64 = 0.

Do đó x = –4 là nghiệm của P(x).

Vậy trong các số thuộc tập hợp {0; 4; –4} thì có –4 là nghiệm của P(x).

Cách 2: Xét đa thức P(x) = x3 + 64.

Ta có P(x) = 0

Hay x3 + 64 = 0

Suy ra x3 = –64 = (–4)3

Do đó x = –4.

Vậy trong các số thuộc tập hợp {0; 4; –4} thì số –4 là nghiệm của P(x).

Bài 7 trang 33 sách bài tập Toán 7: Tam giác có độ dài hai cạnh là 3y + 2; 6y – 4 và chu vi bằng 23y – 5. Tìm cạnh chưa biết trong tam giác đó.

Lời giải:

Gọi A(y) là biểu thức biểu thị độ dài cạnh chưa biết trong tam giác đó.

Khi đó chu vi của tam giác đó là:

(3y + 2)+ (6y – 4)+ A(y)

= (3y + 6y) + (2 – 4) + A(y)

= 9y – 2 + A(y).

Mà theo bài tam giác đó có chu vi bằng 23y – 5 nên ta có:

9y – 2 + A(y) = 23y – 5

Suy ra A(y) = 23y – 5 – (9y – 2)

= 23y – 5 – 9y + 2

= (23y – 9y) + (–5 + 2)

= 14y – 3.

Vậy độ dài cạnh chưa biết trong tam giác đó là A(y) = 14y – 3.

Bài 8 trang 34 sách bài tập Toán 7: Cho đa thức M(x) = 3x5– 4x3+ 9x + 2. Tìm các đa thức N(x), Q(x) sao cho: N(x) – M(x) = –5x4– 4x3+ 2x2+ 8x và Q(x) + M(x) = 3x4– 2x3+ 9x2– 7.

Lời giải:

• Ta có: N(x) – M(x) = –5x4 – 4x3 + 2x2 + 8x

Suy ra N(x) = –5x4 – 4x3 + 2x2 + 8x + M(x)

Do đó N(x) = –5x4 – 4x3 + 2x2 + 8x + (3x5 – 4x3 + 9x + 2)

= –5x4 – 4x3 + 2x2 + 8x + 3x5 – 4x3 + 9x + 2

= 3x5 – 5x4 + (–4x3 – 4x3) + 2x2 + (8x + 9x) + 2

= 3x5 – 5x4 – 8x3 + 2x2 + 17x + 2.

• Ta có: Q(x) + M(x) = 3x4 – 2x3 + 9x2 – 7.

Suy ra Q(x) = 3x4 – 2x3 + 9x2 – 7 – M(x)

Do đó Q(x) = 3x4 – 2x3 + 9x2 – 7 – (3x5 – 4x3 + 9x + 2)

= 3x4 – 2x3 + 9x2 – 7 – 3x5 + 4x3 – 9x – 2

= – 3x5 + 3x4 + (– 2x3 + 4x3) + 9x2 – 9x + (– 7 – 2)

= – 3x5 + 3x4 + 2x3 + 9x2 – 9x – 9.

Vậy N(x) = 3x5 – 5x4 – 8x3 + 2x2 + 17x + 2;

Q(x) = – 3x5 + 3x4 + 2x3 + 9x2 – 9x – 9.

Bài 9 trang 34 sách bài tập Toán 7: Thực hiện phép nhân. a) (4x – 5)(3x + 4); b) (2x2 – 3x + 5)(4x + 3).

Lời giải:

a) (4x – 5)(3x + 4)

= 4x(3x + 4) – 5(3x + 4)

= 12x2 + 16x – 15x – 20

= 12x2 + (16x – 15x) – 20

= 12x2 + x – 20.

Vậy (4x – 5)(3x + 4) = 12x2 + x – 20.

b) (2x2 – 3x + 5)(4x + 3)

= 2x2(4x + 3) – 3x(4x + 3) + 5(4x + 3)

= 8x3 + 6x2 – 12x2 – 9x + 20x + 15

= 8x3 + (6x2 – 12x2) + (– 9x + 20x) + 15

= 8x3 – 6x2 + 11x + 15.

Vậy (2x2 – 3x + 5)(4x + 3) = 8x3 – 6x2 + 11x + 15.

Bài 10 trang 34 sách bài tập Toán 7: Thực hiện phép chia. a) (64y2– 16y4 + 8y5) : 4y; b) (5t2 – 8t + 3) : (t – 1).

Lời giải:

a) (64y2– 16y4 + 8y5) : 4y;

=(64y2: 4y) + (–16y4 : 4y) + (8y5 : 4y)

= 16y – 4y3 + 2y4.

Vậy (64y2– 16y4 + 8y5) : 4y = 16y – 4y3 + 2y4.

b) (5t2 – 8t + 3) : (t – 1)

Thực hiện đặt tính phép chia đa thức như sau:

Thực hiện phép chia (64y^2 - 16y^4 + 8y^5) : 4y

Vậy (5t2 – 8t + 3) : (t – 1) = 5t – 3.

Bài 11 trang 34 sách bài tập Toán 7: Thực hiện phép chia. a) (x4 + 6x2 + 8) : (x2 + 2); b) (3x3 – 2x2 + 3x – 2) : (x2 + 1).

Lời giải:

a) (x4 + 6x2 + 8) : (x2 + 2)

Thực hiện đặt tính phép chia đa thức như sau:

Thực hiện phép chia (x^4 + 6x^2 + 8) : (x^2 + 2)

Vậy (x4 + 6x2 + 8) : (x2 + 2) = x2 + 4.

b) (3x3 – 2x2 + 3x – 2) : (x2 + 1)

Thực hiện đặt tính phép chia đa thức như sau:

Thực hiện phép chia (x^4 + 6x^2 + 8) : (x^2 + 2)

Vậy (3x3 – 2x2 + 3x – 2) : (x2 + 1) = 3x – 2.

Bài 12 trang 34 sách bài tập Toán 7: Thực hiện phép chia. a) (2x2 – 7x + 4) : (x – 2); b) (2x3 + 3x2 + 3x + 4) : (x2 + 2).

Lời giải:

a) (2x2 – 7x + 4) : (x – 2)

Thực hiện đặt tính phép chia đa thức như sau:

Thực hiện phép chia (2x^2 - 7x + 4) : (x - 2)

Vậy 2x27x+4x2=2x32x2.

b) (2x3 + 3x2 + 3x + 4) : (x2 + 2).

Thực hiện đặt tính phép chia đa thức như sau:

Thực hiện phép chia (2x^2 - 7x + 4) : (x - 2)

Vậy 2x3+3x2+3x+4x2+2=2x+3x+2x2+2.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4: Phép nhân và phép chia đa thức một biến

Bài 1: Góc và cạnh của một tam giác

Bài 2: Tam giác bằng nhau

Bài 3: Tam giác cân

Bài 4: Đường vuông góc và đường xiên

Đánh giá

0

0 đánh giá