SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tam giác bằng nhau

0.9 K

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải Sách bài tập Toán 7 Bài 2: Tam giác bằng nhau sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Toán 7 Bài 2.

Giải SBT Toán 7 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Tam giác bằng nhau

Bài 1 trang 45 sách bài tập Toán 7: Trong Hình 12, tìm tam giác bằng tam giác ABH.

Trong Hình 12, tìm tam giác bằng tam giác ABH

Lời giải:

Xét DABH và DKBH có:

^BHA=^BHK (cùng bằng 90°),

BH là cạnh chung,

AH = HK (giả thiết).

Do đó ΔABH = ΔKBH (hai cạnh góc vuông).

Vậy ΔABH = ΔKBH.

Bài 2 trang 45 sách bài tập Toán 7: Hai tam giác trong Hình 13a, 13b có bằng nhau không? Vì sao?

Hai tam giác trong Hình 13a, 13b có bằng nhau không? Vì sao?

Lời giải:

•Hình 13a)

Hai tam giác trong Hình 13a, 13b có bằng nhau không? Vì sao?

Xét ∆ABC và ∆EDC có:

AC = EC (giả thiết),

^BCA=^DCE (hai góc đối đỉnh),

BC = DC (giả thiết)

Do đó ΔABC = ΔEDC (c.g.c)

Vậy ΔABC = ΔEDC.

•Hình 13b)

Hai tam giác trong Hình 13a, 13b có bằng nhau không? Vì sao?

Xét DABC và DEDB có:

AB = BC ≠ BE = BD.

Do đó hai tam giác ABC và EBD không bằng nhau

Vậy hai tam giác ABC và EBD không bằng nhau.

Bài 3 trang 45 sách bài tập Toán 7: Nêu thêm điều kiện để hai tam giác trong Hình 14a, 14b bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh.

Nêu thêm điều kiện để hai tam giác trong Hình 14a, 14b bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh

Lời giải:

•Hình a)

Nêu thêm điều kiện để hai tam giác trong Hình 14a, 14b bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh

Để ∆ABD = ∆CBD theo trường hợp cạnh – góc – cạnh thì điều kiện về cặp góc bằng nhau của hai tam giác là góc xen kẽ giữa hai cạnh.

Mà ^BAD là góc xen kẽ giữa hai cạnh AB và AD, ^BCD là góc xen kẽ giữa hai cạnh CB và CD.

Lại có AB = CB (giả thiết).

Do đó điều kiện còn lại là điều kiện về cạnh, đó là AD = CD.

Vậy cần thêm điều kiện AD = CD.

•Hình b)

Nêu thêm điều kiện để hai tam giác trong Hình 14a, 14b bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh

Để ∆KNL = ∆MNL theo trường hợp cạnh – góc – cạnh thì điều kiện về cặp góc bằng nhau của hai tam giác là góc xen kẽ giữa hai cạnh.

Mà ^KNL là góc xen kẽ giữa hai cạnh NK và NL, ^MNL là góc xen kẽ giữa hai cạnh NM và NL.

Lại có cạnh NL là cạnh chung của hai tam giác.

Do đó điều kiện còn lại là điều kiện về cạnh, đó là NK = NM.

Vậy cần thêm điều kiện NK = NM.

Bài 4 trang 45 sách bài tập Toán 7: Quan sát Hình 15 rồi thay dấu ? bằng tên tam giác thích hợp.

Quan sát Hình 15 rồi thay dấu ? bằng tên tam giác thích hợp

a) ∆MNI = ∆?;

b) ∆INM = ∆?;

c) ∆? = ∆QIP.

Lời giải:

a) Xét ∆MNI và ∆PQI có:

MN = PQ (giả thiết),

MI = PI (giả thiết),

NI = QI (giả thiết).

Do đó ΔMNI = ΔPQI (c.c.c).

Vậy ΔMNI = ΔPQI.

b) Vì ΔMNI = ΔPQI (theo câu a) nên ΔINM =ΔIQP.

Vậy ΔINM =ΔIQP.

c) Vì ΔMNI = ΔPQI (theo câu a) nên ΔNIM = ΔQIP.

Vậy ΔNIM = ΔQIP.

Bài 5 trang 46 sách bài tập Toán 7: Cho ΔABC = ΔDEF và ˆA=44°, EF = 7 cm, ED = 15 cm. Tính số đo ˆD và độ dài BC, BA.

Lời giải:

Cho tam giác ABC = tam giác DEF và góc A = 44 độ, EF = 7 cm, ED = 15 cm

Vì ΔABC = ΔDEF (giả thiết) nên ta có:

• ˆA=ˆD (hai góc tương ứng);

•BA = ED, BC = EF (các cặp cạnh tương ứng).

Mà ˆA=44°, EF = 7 cm, ED = 15 cm (giả thiết).

Suy ra ˆD=44°, BC = 7 cm và BA = 15 cm.

Vậy ˆD=44°, BC = 7 cm và BA = 15 cm.

Bài 6 trang 46 sách bài tập Toán 7: Các cặp tam giác trong Hình 16 có bằng nhau không? Nếu có, chúng bằng nhau theo trường hợp nào?

Các cặp tam giác trong Hình 16 có bằng nhau không? Nếu có, chúng bằng nhau theo trường hợp nào?

Lời giải:

• Hình a)

Các cặp tam giác trong Hình 16 có bằng nhau không? Nếu có, chúng bằng nhau theo trường hợp nào?

Xét ∆ABE và ∆CDF có:

AB = CD (giả thiết),

ˆA=ˆC (giả thiết),

AE = CF (giả thiết).

Do đó ΔABE = ΔCDF (c.g.c).

Vậy hai tam giác ABE và CDF bằng nhau theo trường hợp c.g.c.

• Hình b)

Các cặp tam giác trong Hình 16 có bằng nhau không? Nếu có, chúng bằng nhau theo trường hợp nào?

Xét ∆ABE và ∆CDF có:

ˆA=ˆC (giả thiết),

AB = CD (giả thiết),

ˆB=ˆD (giả thiết).

Do đó ΔABE = ΔCDF (g.c.g).

Vậy hai tam giác ABE và CDF bằng nhau theo trường hợp g.c.g.

• Hình c)

Các cặp tam giác trong Hình 16 có bằng nhau không? Nếu có, chúng bằng nhau theo trường hợp nào?

Xét ∆ABE và ∆CDF có:

AE = CF (giả thiết),

AB = CD (giả thiết),

BE = DF(giả thiết).

Do đó ΔABE = ΔCDF (c.c.c).

Vậy hai tam giác ABE và CDF bằng nhau theo trường hợp c.c.c.

Bài 7 trang 46 sách bài tập Toán 7: Cho biết ΔABC = ΔDEF và AB = 9 cm, AC = 7 cm, EF = 10 cm. Tính chu vi tam giác ABC.

Lời giải:

Vì ΔABC = ΔDEF (giả thiết)

Nên BC = EF (hai cạnh tương ứng).

Mà EF = 10 cm (giả thiết).

Suy ra BC = 10 cm.

Chu vi tam giác ABC là:

AB + BC + CA = 9 + 10 + 7 = 26 (cm).

Vậy chu vi tam giác ABC là 26 cm.

Bài 8 trang 46 sách bài tập Toán 7: Cho tam giác ABC có AB = AC, lấy điểm M trên cạnh BC sao cho BM = CM. Chứng minh hai tam giác ABM và ACM bằng nhau.

Lời giải:

Cho tam giác ABC có AB = AC, lấy điểm M trên cạnh BC sao cho BM = CM

Xét ∆ABM và ∆ACM có:

AB = AC (giả thiết),

BM = CM (giả thiết),

AM là cạnh chung.

Do đó ΔABM = ΔACM (c.c.c).

Vậy ΔABM = ΔACM.

Bài 9 trang 46 sách bài tập Toán 7: Cho góc xOy. Lấy hai điểm A, B thuộc tia Ox sao cho OA < OB. Lấy hai điểm C, D thuộc tia Oy sao cho OA = OC, OB = OD. Gọi M là giao điểm của AD và CB. Chứng minh rằng:

a) AD = CB;

b) ΔMAB = ΔMCD.

Lời giải:

Cho góc xOy Lấy hai điểm A, B thuộc tia Ox sao cho OA nhỏ hơn OB

a) Xét ∆AOD và ∆COB có:

OA = OC (giả thiết),

ˆO là góc chung,

OD = OB (giả thiết).

Do đó ΔAOD = ΔCOB (c.g.c).

Suy ra AD = CB (hai cạnh tương ứng).

Vậy AD = CB.

b) Ta có OB = OA + AB (do OA < OB) nên AB = OB – OA.

Tương tự OD = OC + CD nên CD = OD – OC.

Mà OA = OC, OB = OD (giả thiết).

Suy ra AB = CD.

Vì ΔAOD = ΔCOB (chứng minh câu a).

Nên ^ADO=^CBO,^DAO=^BCO (các cặp góc tương ứng) (1)

Ta có ^DAO+^DAB=180° (hai góc kề bù)

Suy ra ^DAB=180°^DAO (2)

Ta có ^BCO+^BCD=180° (hai góc kề bù)

Hay ^BCD=180°^BCO (3)

Từ (1),(2),(3) suy ra ^DAB=^BCD.

Xét ΔMAB và ΔMCD có

^MAB=^MCD (do ^DAB=^BCD),

AB = CD (chứng minh trên),

^MBA=^MDC (do ^CBO=^ADO).

Do đó ΔMAB = ΔMCD (g.c.g).

Vậy ΔMAB = ΔMCD.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Góc và cạnh của một tam giác

Bài 3: Tam giác cân

Bài 4: Đường vuông góc và đường xiên

Bài 5: Đường vuông góc của một đoạn thẳng

Bài 6: Tính chất ba đường trung trực của một tam giác

Đánh giá

0

0 đánh giá