Hãy phân loại và nêu chức năng của các loại sử liệu Lê Quý Đôn dùng để viết

435

Với Giải SBT Lịch sử 10 Bài tập 3 trang 4 trong Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử Sách bài tập Lịch sử lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 10.

Hãy phân loại và nêu chức năng của các loại sử liệu Lê Quý Đôn dùng để viết

Bài tập 3 trang 4 SBT Lịch sử 10: Hãy phân loại và nêu chức năng của các loại sử liệu Lê Quý Đôn dùng để viết Đại Việt thông sử vào thế kỉ XVIII thông qua đoạn văn sau:

“Nay bắt đầu biên soạn thì thực lục lại chép sơ lược sai lầm, chưa thể căn cứ hoàn toàn vào đấy, lại phải tìm cả các sách tạp, các bản sót, các liệt truyện, các dã sử, văn khắc vào bia vào đỉnh, gia phả của các thế gia, cùng là các bản sao chép của các học giả Bắc triều,... Tạm xin chép đúng năm tháng, nhặt nhạnh những việc mất mát bổ sung vào chỗ sử trước chưa đủ, ghi lại việc cũ cho đời sau, may ra văn hiến có đủ chứng cớ có thể kể cứu việc cũ, có thể để lại gương sau...”

(Lê Quý Đôn, Ngô Thế Long dịch, Đại Việt thông sử, quyển 2, sđd, trang 15 - 16)

- Các sử liệu: ...................................................................................................................

..........................................................................................................................................

- Chức năng: ...................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Lời giải:

- Các sử liệu:

+ Sử liệu thành văn (thể hiện ở chi tiết “thực lục…. sách tạp, bản sót, các liệt truyện, văn khắc vào bia và đỉnh, gia phả của các thế gia, các bản sao chép của học giả Bắc triều”).

+ Sử liệu truyền miệng (thể hiện ở chi tiết “các dã sử”)

+ Sử liệu hiện vật (thể hiện ở chi tiết “các bia và đỉnh”).

- Chức năng:

+ Chức năng khoa học: cung cấp tri thức nhằm khôi phục, miêu tả, giải thích hiện tượng lịch sử một cách khách quan, chính xác (thể hiện qua các chi tiết: tạm xin chép đúng năm tháng, nhặt nhạnh những việc mất mát bổ sung vào chỗ sử trước chưa đủ…”)

+ Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử (thể hiện qua chi tiết: “ghi lại việc cũ cho đời sau, may ra văn hiến có đủ chứng cớ có thể kể cứu việc cũ, có thể để lại gương sau...”)

Đánh giá

0

0 đánh giá