Giáo án Vật lí 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 27: Hiệu suất

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Vật lý 10 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Vật lý lớp 10 Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô. Mời quý Thầy/cô đón xem:

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Vật lí 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 27: Hiệu suất

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Năng lượng có ích, năng lượng hao phí

-  Khái niệm hiệu suất.

2. Về năng lực:

- Nhận thức vật lí:  

+ Nhận biết được năng lượng có ích và năng lượng hao phí trong các quá trình chuyển hóa năng lượng.

+ Nêu được khái niệm hiệu suất.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

Vận dụng được kiến thức về hiệu suất trong một số trường hợp thực tế.

3. Về phẩm chất:

- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ, kiên trì thực hiện nhiệm vụ - bài tập.

- Góp phần phát triển phẩm chất trách nhiệm: Thực hiện tốt và tuyên truyền cho gia đình phương án giảm năng lượng hao phí khi sử dụng các thiết bị điện trong gia định hoặc động cơ ô tô, xe máy.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy chiếu: Cho hoạt động mở đầu: Video về nhà máy thủy điện đang hoạt động

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (7 phút)

a) Mục tiêu:

HS nhận thức được trong quá trình chuyển hóa năng lượng không phải toàn bộ năng lượng cung cấp được chuyển hóa thành dạng năng lượng có ích.

b) Nội dung:

HS quan sát đoạn video về nhà máy thủy điện đang hoạt động, sau đó thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:

- Theo em có thể có bao nhiêu phần trăm động năng của thác nước được nhà máy thủy điện chuyển hóa thành điện năng?

c) Sản phẩm:

Dự đoán câu trả lời của HS: Không phải toàn bộ động năng của thác nước được chuyển hóa hết thành điện năng mà còn có một phần năng lượng bị hao phí.

d) Tổ chức thực hiện:

Giao nhiệm vụ: Tạo các nhóm đôi (2 HS ngồi cạnh nhau), phổ biến nhiệm vụ như trong nội dung, sau đó chiếu video về hoạt động của nhà máy thủy điện, yêu cầu các nhóm đôi thảo luận và ghi câu trả lời vào giấy nháp.

Thực hiện nhiệm vụ: HS xem video, thảo luận câu hỏi và ghi lại kết quả vào giấy nháp.

Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1 học sinh bất kì đứng tại chỗ trả lời câu hỏi thảo luận. Sau đó gọi 1 học sinh khác đứng tại chỗ nhận xét, bổ sung.

Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét về câu trả lời của học sinh và đưa ra kết luận: Trong quá trình chuyển hóa năng lượng, không phải toàn bộ năng lượng đều được chuyển hóa thành dạng năng lượng có ích mà luôn có một phần năng lượng bị hao phí.

{GV ghi tiêu đề bài học: Hiệu suất}

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu năng lượng có ích và năng lượng hao phí (25 phút)

a) Mục tiêu:

HS nhận biết được năng lượng có ích và năng lượng hao phí trong các quá trình chuyển hóa năng lượng.

b) Nội dung:

- HS được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo nhóm để xác định năng lượng có ích và năng lượng hao phí thông qua thực hiện nhiệm các vụ sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Trong động cơ ô tô chạy bằng xăng và trong quạt điện có những sự chuyển hóa năng lượng nào? Trong số những dạng năng lượng tạo thành, dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí?
Câu 2: Xác định năng lượng có ích và năng lượng hao phí trong các trường hợp dưới đây:
+ Acquy khi phóng điện.
+ Sử dụng ròng rọc để kéo vật nặng lên cao.
+ Bếp từ khi đang hoạt động.+ Khi một người chơi thể thao.

c) Sản phẩm:

Nội dung vở ghi của học sinh về các nội dung thảo luận của nhóm:

Câu 1:

- Trong động cơ xăng: có sự chuyển hóa năng lượng từ hóa năng => điện năng => động năng, nhiệt năng, ánh sáng, âm thanh. Trong đó, động năng, ánh sáng, âm thanh (tiếng còi) là năng lượng có ích; Nhiệt năng và âm thanh tiếng ồn của động cơ là năng lượng hao phí.

- Trong quạt điện: có sự chuyển hóa năng lượng từ điện năng => động năng, nhiệt năng. Trong đó, động năng là năng lượng có ích, nhiệt năng là năng lượng hao phí.

Câu 2:

  Năng lượng có ích Năng lượng hao phí
Acquy khi nạp điện Hóa năng Nhiệt năng, âm thanh
Acquy khi phóng điện. Điện năng Nhiệt năng, âm thanh
Sử dụng ròng rọc để kéo vật nặng lên cao. Cơ năng Nhiệt năng do ma sát
Bếp từ khi đang hoạt động. Nhiệt năng truyền cho nồi  Nhiệt năng tỏa ra môi trường
Khi một người chơi thể thao. Động năng Nhiệt năng

d) Tổ chức thực hiện:

Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm (2 bàn tạo thành một nhóm), nêu nhiệm vụ như trong nội dung, phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu HS hoạt động cá nhân (5 phút), sau đó thảo luận và ghi kết quả thảo luận nhóm (3 phút)

Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, thảo luận nhóm và ghi  kết quả vào vở ghi.

Báo cáo, thảo luận:

GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.

GV nêu câu hỏi thảo luận : Nếu chơi thể thao trong thời tiết lạnh thì nhiệt năng mà cơ thể tỏa ra có được xem là năng lượng có ích không? Vì sao?

Kết luận, nhận định:

GV nhận xét về câu trả lời của học sinh, phần trình bày của các nhóm và đưa ra kết luận: Việc xác định loại năng lượng nào có ích hay hao phí cũng có tính tương đối, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh.

3. Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm hiệu suất (13 phút)

a) Mục tiêu:

Tìm hiểu khái niệm hiệu suất, biểu thức của hiệu suất.

b) Nội dung:

- HS được yêu cầu thảo luận theo cặp đôi thực hiện nhiệm các vụ sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Để đặc trưng cho khả năng biến đổi năng lượng đầu vào thành năng lượng có ích của các thiết bị người ta đưa ra khái niệm hiệu suất.

Câu 1: Hiệu suất là gì? Viết biểu thức tính hiệu suất cho trường hợp tổng quát và trường hợp cụ thể là động cơ nhiệt?

Câu 2: Quan sát bảng 27.1 trang 107 SGK, em có nhận xét gì về giá trị Hiệu suất của các thiết bị điện?

c) Sản phẩm:

Nội dung vở ghi của học sinh về các nội dung thảo luận của nhóm:

- Tỉ lệ giữa năng lượng có ích và năng lượng toàn phần gọi là hiệu suất

- Biểu thức: H=WciWtp.100% hoặc H=PciPtp.100%

- Hiệu suất của động cơ nhiệt: H=AQ.100% trong đó A là công cơ học, Q là nhiệt lượng mà động cơ nhận được từ nhiên liệu bị đốt cháy.

- Giá trị hiệu suất của các thiết bị điện luôn nhỏ hơn 1.

d) Tổ chức thực hiện:

Giao nhiệm vụ:

GV tạo các nhóm đôi (2 HS ngồi cạnh nhau), phổ biến nhiệm vụ như trong nội dung, yêu cầu các nhóm đôi thảo luận (5 phút) và ghi câu trả lời vào giấy nháp.

Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, thảo luận nhóm và ghi  kết quả vào vở ghi.

Báo cáo, thảo luận:

GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung về câu trả lời của nhóm đại diện.

GV nêu câu hỏi thảo luận: Tại sao các động cơ, thiết bị không thể đạt hiệu suất H = 100% ?

Kết luận, nhận định:

GV nhận xét về câu trả lời của học sinh, phần trình bày của các nhóm và đưa ra kết luận về khái niệm hiệu suất.

4. Hoạt động 4: Luyện tập (40 phút)

 

 

Trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Vật lí 10 Bài 27 Kết nối tri thức

Để mua Giáo án Vật lí 10 Bài 27 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm tài liệu giáo án Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giáo án Vật lí 10 Bài 25: Động năng, thế năng

Giáo án Vật lí 10 Bài 26: Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng

Giáo án Vật lí 10 Bài 28: Động lượng

Giáo án Vật lí 10 Bài 29: Định luật bảo toàn động lượng

Giáo án Vật lí 10 Bài 31: Động học của chuyển động tròn đều

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá