Giáo án Vật lí 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 25: Động năng, thế năng

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Vật lý 10 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Vật lý lớp 10 Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô. Mời quý Thầy/cô đón xem:

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Vật lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Vật lí 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 25: Động năng, thế năng

I. Mục tiêu

1. Về năng lực:

1.1. Năng lực vật lí:

- Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính và biết được đơn vị đo của động năng, thế năng.

- Hiểu được đơn vị đo của động năng và thế năng.

- Vận dụng được biểu thức liên hệ giữa công thực hiện lên vật để vật có động năng, thế năng.

1.2. Năng chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong  học  tập trong      cuộc sống. Quyết tâm vượt  qua thử thách trong học tập đời sống.

- Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được nhiều ý tưởng mới, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.

2. Về phẩm chất:

- Trung thực: Trung thực trong báo cáo sản phẩm học tập.

- Trách nhiệm: Chấp hành tốt và tuyên truyền cho mọi người không phóng nhanh vượt ẩu khi tham gia giao thông, có ý thức bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Đối với giáo viên:

- Máy tính và máy chiếu.

- Ảnh và video về một số hiện tượng được đề cập đến trong SGK: tàu lượn, lướt ván, sóng thần, thiên thạch, lũ quét, tai nạn giao thông,…

- Dự kiến sản phẩm.

- Tiêu chí đánh giá hoặc đáp án, hướng dẫn chấm,....

2. Đối với học sinh: SGK, vở ghi, giấy nháp, bút, thước kẻ, máy tính.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

1. Mục tiêu: Từ việc thảo luận tình huống đưa ra trong video chuyển động của tàu lượn hoặc hình ảnh tàu lượn chiếu lên màn hình, giúp HS nhận ra động năng và thế năng tồn tại khi vật chuyển động trong trọng trường

a. Nội dung:

GV dựa vào quan sát và hiểu biết thực tế của HS về tàu lượn, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao khi tàu lượn ở vị trí cao nhất của đường ray thì tốc độ của nó lại chậm nhất và ngược lại?

b. Sản phẩm học tập: Bước đầu HS đưa ra các ý kiến giải thích về tốc độ của tàu lượn khi ở vị trí cao nhất và thấp nhất.

c. Tổ chức thực hiện:

     * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tạo nhóm đôi (2 HS ngồi cạnh nhau), yêu cầu các nhóm thảo luận tình huống đưa ra trong video và trả lời câu hỏi sau đây vào giấy nháp.

     CH1: Hãy nhận xét về động năng của tàu lượn khi nó đi lên và đi xuống.

     CH2: Mối liên hệ giữa động năng và thế năng trong hai trường hợp trên là gì?

     CH3: Tại sao khi tàu lượn ở vị trí cao nhất của đường ray thì tốc độ của nó lại chậm nhất và ngược lại?

     * Thực hiện nhiệm vụ học tập:

     - HS vận dụng những hiểu biết sẵn có và sự quan sát để đưa ra ý kiến cá nhân và thảo luận để trả lời CH1, CH2, CH3.

     - GV quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động. (KHT)

     * Báo cáo kết quả, thảo luận:

     - Mời đại diện ít nhất 2 nhóm trả lời CH1, CH2, CH3.

     - Quan sát kết quả của các nhóm khác qua giấy nháp.

     d. Kết luận, nhận định:

     Từ nội dung báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài 25: Động năng, thế năng.

     B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (50 phút)

     Hoạt động 1. Tìm hiểu về động năng

a.     Mục tiêu:

- Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính và biết được đơn vị đo của động năng.

     - Hiểu được đơn vị đo của động năng.

     - Vận dụng được biểu thức liên hệ giữa công thực hiện lên vật để vật có động năng.

     b. Nội dung:

     Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát các hình ảnh (bài 25, trang 99) và thực hiện các yêu cầu trong PHT số 1.

     c. Sản phẩm học tập:

     Hoàn thành nội dung PHT số 01.

Dự kiến sản phẩm:

CH1: Năng lượng của sóng tồn tại dưới dạng động năng và thế năng.

CH2: Sóng thần có tốc độ truyền rất lớn và có thể dâng cao tới vài chục mét (khi đó thể năng của sóng cũng sẽ chuyển hoá thành động năng), dẫn tới sóng thần có động năng cực lớn, nên nó có sức tàn phá mạnh hơn rất nhiều so với sóng thông thường.

CH3: Wđ = 0,277J

CH4: Sóng thần chỉ gây ra sự tàn phá khi xô vào vật cản vì khi đó động năng của sóng mới chuyển hoá thành công cơ học, nó sẽ tác dụng lực rất lớn vào vật cản, gây ra sự biến dạng mạnh đối với vật cản.

CH5: Wđ=12mv2 , v2=2as

Vì   a=Fm   v2=2Fsm 

Suy ra 12mv2=Fs  => Wđ = A

d. Tổ chức hoạt động:

*  Chuyển giao nhiệm vụ:

- Tạo nhóm 4 HS, yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành PHT số 01.

*  Thực hiện nhiệm vụ:

- HS xem video và thảo luận, thực hiện các yêu cầu ở CH1, CH2 trong PHT số 01.

- HS tiếp tục thảo luận thực hiện yêu cầu ở CH3, CH4 trong PHT số 01.

- HS tiếp tục thảo luận thực hiện yêu cầu ở CH5 trong PHT số 01.

- GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ HS kịp thời.

*  Báo cáo, thảo luận:

- GV chọn ít nhất 02 nhóm báo cáo kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, góp ý; thảo luận.

- GV xử lí các tình huống SP phát sinh trong quá trình thảo luận.

*  Kết luận, nhận định:

- Trên cơ sở nội dung báo cáo kết quả THNV và thảo luận của HS, GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi các nội dung cơ bản vào vở.

+ Động năng của một vật là năng lượng mà vật có được do chuyển động.

+ Động  năng của vật càng lớn khi tốc độ khối lượng của vật càng lớn.

+ Wđ=12mv2    

+ Đơn vị của động năng là Jun (J).

+ Vật đang chuyển động có khả năng thực hiện công. Ta nói rằng vật đó mang năng lượng dưới dạng động năng.

+ Nếu ban đầu vật đứng yên thì động năng của vật có giá trị bằng công của lực tác dụng lên vật.

+ Mở rộng: GV nên mở rộng cho trường hợp ban đầu vật đang chuyển động.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về thế năng

a. Mục tiêu:

- Phát biểu được định nghĩa, viết được công thức tính và biết được đơn vị đo của thế năng trọng trường.

   - Hiểu được đơn vị đo của thế năng trọng trường.

- Vận dụng được biểu thức liên hệ giữa công thực hiện lên vật để vật có thế năng trọng trường.

b. Nội dung:

Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát các hình ảnh (KNTT, bài 25, trang 100) và thực hiện các yêu cầu trong PHT số 2.

c. Sản phẩm học tập:

   Hoàn thành nội dung PHT số 02

   Dự kiến sản phẩm:

CH1: Khi đầu búa máy ở một độ cao nhất định, năng lượng của nó tồn tại dưới dạng thế năng trọng trường. Năng lượng này do Trái Đất gây ra khi vật ở độ cao nào đó so với mặt đất.

CH2: Trong quá trình rơi, năng lượng của búa máy chuyển hoá từ thế năng sang động năng.

CH3: Khi va chạm vào đầu cọc thì đầu búa máy thực hiện công làm cọc lún xuống.

CH4: Wt = 49 kJ

CH5: Khi chọn gốc thế năng ở sàn nhà thì thế năng của cuốn sách là:

Wt1 = mgh1

Khi chọn gốc thế năng ở mặt bàn thì thế năng của cuốn sách là:

Wt2= mgh, (Wt2 < Wt1).

CH6: Chọn gốc thế năng tại mặt đất (tại A). Thế năng của vật tại B là:

WtB = mghB = 500.9,8.40 = 196 000 J.

Công mà cần cẩu thực hiện: A = WtB – WtA = 196 000 J.

d. Tổ chức hoạt động:

*  Chuyển giao nhiệm vụ:

- Tạo nhóm 6 HS, yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành PHT số 02.

*  Thực hiện nhiệm vụ:

- HS xem video và thảo luận, thực hiện các yêu cầu ở CH1, CH2, CH3 trong PHT số 02.

- HS tiếp tục thảo luận thực hiện yêu cầu ở  CH4 trong PHT số 02.

- HS quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu ở CH5 trong PHT số 02.

- HS tiếp tục thảo luận thực hiện yêu cầu ở câu CH6 trong PHT số 02.

- GV quan sát, theo dõi và hỗ trợ HS kịp thời.

*  Báo cáo, thảo luận:

- GV chọn ít nhất 02 nhóm báo cáo kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, góp ý; thảo luận.

- GV xử lí các tình huống SP phát sinh trong quá trình thảo luận.

*  Kết luận, nhận định:

- Trên cơ sở nội dung báo cáo kết quả THNV và thảo luận của HS, GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức và yêu cầu HS ghi các nội dung cơ bản vào vở.

+ Thế năng trọng tường là năng lượng lưu trữ trong vật do độ cao của vật so với gốc thế năng.

+ Wt = P.h = mgh

+ Đơn vị của thế năng trọng trường là Jun (J).

+ Thế năng của vật ở độ cao h có độ lớn bằng công của lực dùng để nâng vật lên độ cao này.

A = F.s = P.h = mgh = Wt

+ Chú ý:  

- Độ lớn của thế năng trọng trường phụ thuộc vào việc chịn mốc tính độ cao.

- Hiệu thế năng giữa hai điểm chỉ phụ thuộc vào chênh lệch độ cao theo phương thẳng đứng mà không phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai điểm.

+ Mở rộng: Ngoài thế năng trọng trường còn có nhiều loại thế năng khác, GV có thể mở rộng thêm trường hợp thế năng đàn hồi.

GV  có thể mở rộng thêm trường hợp tổng quát cho bài toán nâng vật từ độ cao h1 lên độ cao h2.

C.  HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (30 phút)

a.   Mục tiêu: Thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận giúp HS củng cố lại kiến thức.

b.  Nội dung: Thực hiện PHT số 3 (Các câu hỏi TNKQ và tự luận – bám sát mục tiêu)

c.  Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện PHT số 3

d.  Tổ chức thực hiện:

*  Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-   Cá nhân hoàn thành PHT số 3

*  Thực hiện nhiệm vụ học tập:

-   Cá nhân HS hoàn thành PHT số 3.

-   GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ.

*  Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

-   GV gọi ít nhất 2 HS báo cáo KQ

-   Các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

-   GV quan sát, theo dõi, xử lí tình huống SP phát sinh.

*  Kết luận, nhận định:

Từ kết quả BC, thảo luận, GV nhận xét, chuẩn hóa KT và yêu cầu HS ghi các nội dung cần thiết vào PHT3 hoặc vào vở.

 

 

Trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Vật lí 10 Bài 25 Kết nối tri thức

Để mua Giáo án Vật lí 10 Bài 25 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm tài liệu giáo án Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giáo án Vật lí 10 Bài 23: Năng lượng - Công cơ học

Giáo án Vật lí 10 Bài 24: Công suất

Giáo án Vật lí 10 Bài 26: Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng

Giáo án Vật lí 10 Bài 27: Hiệu suất

Giáo án Vật lí 10 Bài 28: Động lượng

Đánh giá

0

0 đánh giá