Soạn bài Ngữ Văn 7 Cánh Diều: Dọc đường xứ Nghệ

1 K

Tài liệu soạn bài Dọc đường xứ Nghệ Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ

Chuẩn bị

Ngữ văn 7 trang 27 Câu hỏi 1: Đọc trước văn bản Dọc đường xứ Nghệ và tìm hiểu thêm những thông tin về nhà văn Sơn Tùng

Phương pháp giải:

Tham khảo sách báo, internet

Lời giải:

- Tên thật: Bùi Sơn Tùng (1928-2021), sinh tại làng Hoa Lũy (nay là Kim Lũy), Diễn Châu, Nghệ An

- Là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa

- Các tác phẩm tiêu biểu: Búp sen xanh, Bên khung cửa sổ, Nhớ nguồn, Kỷ niệm tháng năm…

Đọc hiểu

Câu hỏi giữa bài

Ngữ văn 7 trang 29 Câu 1: Cậu bé Côn phê phán điều nào và coi trọng giá trị gì qua sự đánh giá về An Dương Vương?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn (1) của văn bản

Lời giải:

Cậu bé Côn phê phán sự không đề phòng sự gian giảo, bội ước của vua nhà Triệu, nàng Mỵ Châu lại ruột để ngoài da. Bên cạnh đó, cậu côi trọng sự công tư phân minh khi An Dương Vương đã tự chém con gái mình và tự xử án mình bằng hành động nhảy xuống biển về tội để mất nước chứ không cam chịu nộp mình cho giặc

Ngữ văn 7 trang 30 Câu 2: Ý nghĩa của các địa danh được nhắc tới ở đây là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích từ “Bà cụ vừa nói dứt lời…núi Cờ Rách…”

Lời giải:

Các địa danh được nhắc tới trong đoạn trích có ý nghĩa gợi cho người đọc hình dung về nguồn gốc hình thành những địa danh đó.

Ngữ văn 7 trang 31 Câu 3: Ý nghĩa câu vè mà bà ngoại cậu bé Côn đã đọc là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu vè và nắm được ý nghĩa

Lời giải:

Câu vè mà bà ngoại cậu bé Côn đã đọc có ý nghĩa: thời thế sẽ thay đổi theo thời gian, làm quan chỉ có thời hạn còn làm dân thì là mãi mãi, vì thế ai làm quan thời nào cũng không được thờ ơ mà phải hết lòng vì dân, thương dân thì sẽ được dân yêu quý, lập đền thờ còn hại dân thì sẽ bị dân phỉ nhổ, chê trách ngàn đời.

Câu hỏi cuối bài

Ngữ văn 7 trang 31 Câu 1: Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản và chú ý lời kể của nhân vật

Lời giải:

Câu chuyện được kể theo ngôi kể thứ ba.

Ngôi kể này có tác dụng giúp người nghe kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật

Ngữ văn 7 trang 31 Câu 2: Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét về tính cách của nhân vật này?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý các chi tiết câu hỏi của cậu bé Côn

Lời giải:

Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn yêu quê hương đất nước, ham muốn tìm hiểu về cội nguồn gốc gác

Ngữ văn 7 trang 31 Câu 3: Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục các con tu dưỡng làm người bằng cách nào? Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật cụ Phó bảng?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ đoạn trích và theo dõi đoạn vă miêu tả cách cụ Phó bảng giáo dục con tu dưỡng làm người

Lời giải:

Cụ Phó bảng giáo dục con tu dưỡng làm người thông qua các bài học lịch sử của ông cha. Cách giáo dục và chỉ bảo con của cụ cho thấy cụ Phó bảng là một người yêu nước, am hiểu lịch sử nước nhà. Cụ luôn điềm tĩnh và nhẹ nhàng, dẫn dắt con vào các câu chuyện lịch sử để từ đó rút ra bài học làm người

Ngữ văn 7 trang 31 Câu 4: Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Đọc kỹ lại câu chuyện và nêu lên suy nghĩ của bản thân

Lời giải:

Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em hoài niệm về các câu chuyện, danh nhân lịch sử đã được học trong các tiết lịch sử. Cách kể chuyện và dạy con của cụ Phó bảng khiến em thêm biết ơn thế hệ cha anh đi trước và tự hào về truyền thống dân tộc. Từ đó suy nghĩ về cách tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để trở thành một công dân có ích, sau này tiếp bước ông cha xây dựng và kiến thiết đất nước thêm tươi đẹp

Đánh giá

0

0 đánh giá