SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 31 Bài 10: Ba định luật Newton về chuyển động

358

Với giải Câu hỏi trang 31 SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trong Bài 10: Ba định luật Newton về chuyển động giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SBT Vật lí 10. Mời các bạn đón xem: 

SBT Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 31 Bài 10: Ba định luật Newton về chuyển động

Câu 10.8* (VD) trang 31 SBT Vật lí lớp 10Trên đường khô ráo, một người đang lái xe với tốc độ v thì nhìn thấy đèn xanh ở xa còn 3 giây nên quyết định hãm phanh để xe chuyển động chậm dần đều. Biết sau khi hết đèn xanh, đèn vàng sẽ hiện trong 2 giây rồi đến đèn đỏ. Khi đèn vừa chuyển sang màu đỏ thì xe dừng lại (Hình 10.3).

 (ảnh 1)

Khi đường trơn tượt, để đảm bảo an toàn, người lái xe hãm phanh sao cho độ lớn của tổng hợp lực khi này bằng 58 lần so với khi đường khô ráo. Hỏi người lái xe phải bắt đầu hãm phanh kể từ khi nhìn thấy đèn xanh còn lại bao nhiêu giây, ứng với tốc độ lúc hãm phanh cũng là v, để vừa dừng lại khi bắt đầu có tín hiệu đèn đỏ?

A. 5 s.

B. 6 s.

C. 7 s.

D. 8 s.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

Gọi v (m/s) là tốc độ của xe ngay trước khi hãm phanh.

Khi đường khô ráo, tổng thời gian xe thực hiện chuyển động thẳng chậm dần đều là:

Δt = 5 s

Gia tốc của xe là: a=0vΔt

Khi đường trơn trượt, thì độ lớn tổng hợp lực tác dụng lên xe bằng 58 lần so với khi đường khô ráo:

F'=58Fa'=58a

Từ đây, ta có:

0vΔt'=58.0vΔtΔt'=85Δt=8s

Từ đó ta suy ra thời gian còn lại của đèn xanh là: 8 – 2 = 6s.

B. Tự luận

Bài 10.1 (B) trang 31 SBT Vật lí lớp 10: Xét một quyển sách đang được đặt nằm yên trên mặt đất. Cho rằng cuốn sách chỉ chịu tác dụng của trọng lực và phản lực của mặt bàn. Em hãy chỉ ra các lực trực đối tương ứng với các lực vừa nêu.

Lời giải:

- Lực trực đối với trọng lực là lực do vật hút Trái Đất đặt vào Trái Đất.

- Lực trực đối với phản lực của mặt bàn là lực ép của cuốn sách lên mặt bàn.

Bài 10.2 (B) trang 31 SBT Vật lí lớp 10: Hãy xếp mức quán tính của các vật sau theo thứ tự tăng dần: điện thoại nặng 217 g; một chồng sách nặng 2 400 g; xe máy nặng 134 kg; laptop nặng 2,2 kg; ô tô nặng 1,4 tấn. Giải thích cách sắp xếp của em.

Lời giải:

Vì khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính, vật có khối lượng càng lớn thì mức quán tính càng lớn, nên ta có cách sắp xếp sau:

Điện thoại → laptop → một chồng sách → xe máy → ô tô.

Đánh giá

0

0 đánh giá