Tài liệu tác giả tác phẩm Biết người, biết ta Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Biết người, biết ta lớp 7.
Biết người, biết ta - Ngữ văn lớp 7
Dân gian
II. Tìm hiểu tác phẩm
1. Thể loại:
Biết người, biết ta thuộc thể loại tục ngữ, ca dao, dân ca
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
Văn bản Biết người, biết ta được in trong Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, năm 2005
3. Phương thức biểu đạt:
Văn bản Biết người, biết ta có phương thức biểu đạt là biểu cảm
4. Bố cục bài Biết người, biết ta:
Biết người, biết ta có bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: Câu 1: Câu tục ngữ chỉ mọi chuyện bất ngờ có thể xảy ra
- Phần 2: Câu 2: Đề cao sự khổng lồ của ông Đùng trong truyện thần thoại hoặc truyền thuyết
- Phần 3: Câu 3: Vai trò cần thiết của cả đèn và trăng trong cuộc sống
5. Tóm tắt văn bản Biết người, biết ta
Những câu ca dao, tục ngữ trong văn bản Biết người, biết ta đã đem đến cho chúng ta bài học: không nên kiêu căng, huênh hoang:
- Câu tục ngữ 1: chỉ mọi chuyện bất ngờ có thể xảy ra.
- Câu 2: Đề cao sự khổng lồ của ông Đùng trong truyện thần thoại hoặc truyền thuyết
- Câu 3: Vai trò cần thiết của cả đèn và trăng trong cuộc sống
6. Giá trị nội dung:
- Những câu ca dao, tục ngữ trong văn bản Biết người, biết ta đã đem đến cho chúng ta bài học về sự biết người biết ta, không nên kiêu ngạo, huênh hoang trong cuộc sống.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Nhân hóa
- Ẩn dụ
1. Câu tục ngữ số 1
Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng
→ Ý câu tục ngữ muốn nói lên chuyện bất ngờ, bất bình thường đã xảy ra. Giữa Châu chấu và Xe tranh thắng bại thì ai cũng nghĩ rằng phần bại trận về châu chấu Thế mà ván cờ lại lật ngửa: xe nghiêng, nghĩa là mọi chuyện bất ngờ, không bình thường đều có thể xảy ra.
2. Câu ca dao số 2
Con sắt đập ngã ông Đùng
Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay
- Ông Đùng là một nhân vật khổng lồ, có bàn tay to, cầm roi đẩy trời lên cao, khai Sông Đà, vác núi ném xuống sông, đưa dòng nước chảy đến những cánh đồng khô hạn.
- Ông Đùng dùng voi thần cày ruộng. Ông Đùng cũng là ông Sấm trên trời. Tháng ba sấm động là lúc ông Đùng xuống hạ giới “ăn nằm” với bà Đà (tức là mẹ Đất và mẹ Nước). Ở nhiều địa phương, người ta lấy sinh thực khí nam giới làm biểu tượng cho ông Đùng và sinh thực khí nữ giới làm biểu tượng cho bà Đà. Trong hội lễ mùa xuân, có rước hai biểu tượng đó, diễn tả cảnh ông Đùng, bà Đà gặp nhau. Người ta cho sinh thực khí của hai vị thần giao hợp với nhau, tin rằng làm như thế, năm ấy sẽ được mùa, gia súc, gia cầm sẽ sinh sôi nảy nở
→ Ý câu ca dao muốn ca ngợi sự khổng lồ, mạnh mẽ của ông Đùng.
3. Câu ca dao số 3
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng,
Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn ?
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn,
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây ?
- Trăng soi sáng muôn nơi, làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp, thơ mộng là nguồn cảm hứng sáng tác cho bao thi sĩ, họa sĩ.
- Trăng là nguồn ánh sáng tự nhiên, không sợ gió, không sợ mất nguồn điện.
- Tuy nhiên, trăng không phải vì thế mà coi thường đèn vì trăng khi mờ, khi tỏ, có lúc cững phải chịu luồn trong mây và bị mây che khuất. Đã thế, trăng lại chỉ sáng một số ngày trong tháng.
- Còn đèn tuy nhỏ bé nhưng soi sáng cho con người quanh năm. Con người không thể thiếu ánh sáng của đèn để chiến thắng bóng đêm, để học bài, làm việc... Tuy thế, đèn cũng không thể kiêu ngạo với trăng, vì đèn ra trước gió thì đèn sẽ tắt.
→ Ý câu ca dao muốn nói trong cuộc sống cả đèn lẫn trăng đều cần thiết.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.