Văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian (Văn 7)- Trần Thị An

578

Tài liệu tác giả tác phẩm Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian lớp 7.

Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả

Trần Thị An

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Thể loại: 

Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian thuộc thể loại nghị luận văn học

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian được in trong Giảng văn văn học Việt Nam Trung học Cơ sở, năm 2014

3. Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian có phương thức biểu đạt là tự sự.

4. Người kể chuyện: 

Văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian được kể theo ngôi thứ ba

5. Tóm tắt văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian: 

- Văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian đã chứng minh cho ý kiến của tác giả: Nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh đã đề cao trí tuệ của nhân dân qua bốn lần thử thách. Lần đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử khi em bé đã ra lại câu hỏi cho người đố để phản bác rằng: đây là câu hỏi không có câu trả lời. Lần thứ hai và thứ ba, em bé cũng thông minh đáp trả lại được sự vô lí của nhà vua khi ra câu hỏi cho em. Lần cuối cùng, người kể chuyện đã nhấn mạnh vị thế áp đảo của trị tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình: em bé đã gỡ bí cho cả triều đình và chinh phục được cả sứ thần ngoại bang. Không chỉ ca ngợi trí tuệ người bình dân, tác giả còn muốn họ có cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ có.

6. Bố cục bài Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian:

Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “đề cao trí tuệ của nhân dân”: Mở bài giới thiệu ý kiến của tác giả: Nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh đã đề cao trí tuệ của nhân dân qua bốn lần thử thách.

- Phần 2: Tiếp đến “sứ giả láng giềng”: Phân tích sự thông minh của em bé khi vượt qua bốn lần thử thách

- Phần 3: Còn lại: Kết luận của tác giả

7. Giá trị nội dung: 

- Văn bản nghị luận: Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian đã chứng minh cho ý kiến của tác giả: Nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh đã đề cao trí tuệ của nhân dân qua bốn lần thử thách. Qua đó, tác giả cũng bày tỏ mong muốn những người bình dân có trí tuệ như vậy cần phải được sống một cuộc sống hạnh phúc, ấm no hơn.

8. Giá trị nghệ thuật: 

- Dẫn chứng, lí lẽ, lập luận logic, chặt chẽ, sắc bén

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm

1. Tác giả đưa ra ý kiến: Nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh đã đề cao trí tuệ của nhân dân qua bốn lần thử thách:

- Qua bốn lần thử thách:

+ Lần đầu tiên: tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử khi em bé đã ra lại câu hỏi cho người đố để phản bác rằng: đây là câu hỏi không có câu trả lời.

→ Em bé có phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc xảo

+ Lần thứ hai và thứ ba, em bé cũng thông minh đáp trả lại được sự vô lí của nhà vua khi ra câu hỏi cho em: Trong khi dân làng lo lắng thì em bé đã vạch ra sự vô lí của câu hỏi, buộc nhà vua phải hoặc là công nhận câu hỏi mình đưa ra là vô lí, hoặc phải thực hiện một sự vô lí lớn hơn.

+ Lần cuối cùng, người kể chuyện đã nhấn mạnh vị thế áp đảo của trị tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình: em bé đã gỡ bí cho cả triều đình và chinh phục được cả sứ thần ngoại bang.

→ Em bé trong truyện là người thông minh, có khả năng quan sát tin tường, ứng phó mau lẹ, bình tĩnh và bản lĩnh trong ứng xử

2. Kết luận của tác giả khi bình giảng văn bản:

- Truyện “Em bé thông minh” đã ca ngợi trí thông minh của nhân dân thông qua nhân vật em bé.

- Đồng thời, tác giả dân gian muốn đề cao tầng lớp lao động, thể hiện “sự tự hào về trí tuệ bình dân” và thể hiện ước muốn: những người bình dân có trí tuệ như vậy cần phải được sống một cuộc sống hạnh phúc, ấm no hơn.

- Nghệ thuật: 

+ Dẫn chứng, lí lẽ, lập luận logic, chặt chẽ, sắc bén

+ Cách triển khai, phân tích các luận điểm rất khoa học, hợp lí

Đánh giá

0

0 đánh giá