Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen (Văn 7)- Hoàng Tiến Tựu

722

Tài liệu tác giả tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen lớp 7.

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả

Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen (Văn 7)- Hoàng Tiến Tựu (ảnh 1)

- Hoàng Tiến Tựu (1933 - 1998)

- Quê quán: Thanh Hóa

- Phong cách nghệ thuật: Hồn nhiên, tinh tế, dí dỏm, nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía. Hoàng Tiến Tựu là chuyên gia hàng đầu của chuyên ngành Văn học dân gian.

- Tác phẩm chính: Văn học học dân gian Việt Nam; Mấy vấn đề về phương pháp nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian; Bình giảng truyện dân gian; Bình giảng ca dao... 

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Thể loại: 

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” thuộc thể loại nghị luận văn học

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” được in trong Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, 1996

3. Phương thức biểu đạt:

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” có phương thức biểu đạt là nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”: 

- Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí. Vẻ đẹp cây sen đã được miêu tả tài tình với “lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng” . Bài ca dao được chuyển vần và thay đổi trật tự từ ngữ một cách tự nhiên, khéo léo, tựa như một dòng sông. Hình ảnh cây sen nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. 

5. Bố cục bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”: 

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”có bố cục gồm 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “nhân dân Việt Nam”: Mở bài giới thiệu bài ca dao

- Phần 2: Tiếp đến “thanh cao, trong sạch”: Phân tích bài ca dao

- Phần 3: Còn lại: Kết luận của tác giả bài viết: Hình ảnh cây sen nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.

6. Giá trị nội dung: 

- Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay qua hình ảnh hoa sen: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

7. Giá trị nghệ thuật: 

- Dẫn chứng, lí lẽ, lập luận logic, chặt chẽ, sắc bén

- Cách triển khai, phân tích các luận điểm rất khoa học, hợp lí

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm

1. Hình ảnh cây sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

- Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí.

- Đầu tiên, tác giả khẳng định vẻ đẹp tuyệt đối, không gì sánh được của sen: “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

-  Vẻ đẹp cây sen đã được miêu tả tài tình với “lá xanh”, “bông trắng”, “nhị vàng” nhằm nhấn mạnh sự đa dạng màu sắc của sen

- Bài ca dao được chuyển vần và thay đổi trật tự từ ngữ một cách tự nhiên, khéo léo, tựa như một dòng sông: “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”

- Hình ảnh cây sen nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. 

2. Hình ảnh cây sen là ẩn dụ cho lẽ sống của người Việt Nam:

- Qua hình ảnh cây sen, bài ca dao nhằm phản ảnh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. 

- Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen  trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói. 

- Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. 

→ Đó chính là cách sống đẹp, cao thượng, dẫu ở trong hoàn cảnh xấu xa, dơ bẩn vẫn giữ vững nhân cách thanh cao. Sống trong sạch là quy tắc, luật sống của con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Đánh giá

0

0 đánh giá