Văn bản Cốm Vòng (Văn 7) - Vũ Bằng

1.2 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Cốm Vòng Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Cốm Vòng lớp 7.

Cốm Vòng - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả

Văn bản Cốm Vòng (Văn 7) - Vũ Bằng (ảnh 1)

- Vũ Bằng (1913-1984)

- Quê quán: Hà Nội

- Vũ Bằng là một nhà văn gốc Hà Nội và cũng là một con người cực kỳ sành ăn và kỹ tính. Ông là người có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký.

- Ông đã vào Sài Gòn sau 1954 để làm báo và hoạt động tình báo

- Tác phẩm chính: Ăn tết thủy tiên (1956), Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969), Bốn mươi năm nói láo (hồi ký, 1969), Khảo về tiểu thuyết (biên khảo, 1969), Mê chữ (tập truyện, 1970), Nhà văn lắm chuyện (1971), …

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Thể loại: 

Cốm Vòng thuộc thể loại tùy bút

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản Cốm Vòng được trích trong Miếng ngon Hà Nội. Tác phẩm Miếng ngon Hà Nội được viết tại Hà Nội vào mùa thu 1952, sửa chữa và viết thêm tại Sài Gòn năm 1956, 1958, 1959.

Văn bản Cốm Vòng (Văn 7) - Vũ Bằng (ảnh 2)

3. Phương thức biểu đạt: 

Cốm Vòng có phương thức biểu đạt là tự sự, biểu cảm, miêu tả

4. Người kể chuyện: 

Cốm Vòng được kể theo ngôi thứ nhất

5. Tóm tắt văn bản Cốm Vòng: 

 Cốm và hồng nhìn tương phản nhưng thực chất khi ăn cùng lại nâng vị ngon của nhau lên. Hình ảnh những cô gái làng Vòng đi bán cốm thật mộc mạc, bình dị. Thôn Vòng Hậu và Vòng Sở ở Làng Vòng chính là nơi sản xuất ra cốm. Cốm nguyên là cái hạt non của “thóc nếp hoa vàng” . Lúa ngắt ở cánh đồng về, phải tuốt cho những hạt thóc rơi ra. Những người đàn bà làng Vòng khéo léo đảo cốm, hay giã cốm cũng   đều tay. Thóc giã ra rồi sàng, rồi hồ cốm và cuối cùng được trình bày trên lá chuối, lá sen để đem đi bán. Người thưởng thức cốm cũng phải thật tinh tế.

6. Bố cục bài Cốm Vòng: 

Cốm Vòng có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “hạt thóc ra thành cốm”: Giới thiệu về cốm

- Phần 2: Tiếp đến “thơm tho, lạ lùng”: Công đoạn làm ra cốm

- Phần 3: Còn lại: Người thưởng thức cốm phải nhẹ nhàng, tinh tế

7. Giá trị nội dung: 

- Văn bản Cốm Vòng là tùy bút bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng với cốm - món ăn giản dị thường ngày nhưng đậm đà hương vị của quê hương.

8. Giá trị nghệ thuật: 

- Lời văn nhẹ nhàng, tha thiết khi bày tỏ cảm xúc về món quà bình dị quê hương: cốm

- Cách miêu tả sinh động, tinh tế, giàu hình ảnh

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm

1. Giới thiệu về cốm:

- Cốm và hồng nhìn tương phản nhưng thực chất khi ăn cùng lại nâng vị ngon của nhau lên. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh: “như trai gái xứng đôi” 

- Hình ảnh những cô gái làng Vòng đi bán cốm thật mộc mạc, bình dị: “đầu trùm nón lá” vắt vẻo đi từ sớm “tinh mơ” lên phố bán cốm.

- Thôn Vòng Hậu và Vòng Sở ở Làng Vòng chính là nơi sản xuất ra cốm. 

- Cốm nguyên là cái hạt non của “thóc nếp hoa vàng” . 

- Mùi cốm thấm mùi cỏ, mùi đất quê hương làm ta “nhẹ nhõm”, “phơi phới”

→ Cốm là món quà đặc trưng của quê hương

2. Các công đoạn làm ra cốm:

- Lúa ngắt ở cánh đồng về, phải tuốt cho những hạt thóc rơi ra, mà không được “vò hay đập” 

- Những người đàn bà làng Vòng khéo léo đảo cốm sao cho thật dẻo, lửa thật đều, củi phải dùng “củi gỗ cháy âm” 

- Người làm ra cốm giã cốm cũng phải đều tay, không được giã nặng hay nhẹ quá 

- Thóc giã ra rồi sàng

- Tiếp theo, họ đến công đoạn hồ cốm: “lấy mạ giã ra hòa với nước”, làm thành thứ nước màu xanh lá cây để hồ cốm 

- Cuối cùng được trình bày trên lá chuối, lá sen để đem đi bán. 

→  Qua những công đoạn để làm ra món cốm làng Vòng thơm ngon, ta thấy được ở đó sự tinh tế, khéo léo, tỉ mẩn của những người làm ra cốm

3. Tác giả bày tỏ suy nghĩ về cách thưởng thức cốm:

- Cốm là một thứ quà “trang nhã của Thần Nông”, được đem từ những đồng quê bát ngát của tổ tiên để lại cho ta

- Người thưởng thức cốm cũng phải thật tinh tế, thanh lịch: “nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm”

→ Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho cốm – thứ quà quê hương

Đánh giá

0

0 đánh giá