Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát (Văn 7) - Y Phương

683

Tài liệu tác giả tác phẩm Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát lớp 7.

Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả

Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát (Văn 7) - Y Phương (ảnh 2)

- Y Phương, tên thật là Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948

- Quê quán: Huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

- Phong cách nghệ thuật : Các tác phẩm của ông thể hiện vẻ đẹp chân thật, trong sáng, mạnh mẽ, cách biểu đạt giàu hình ảnh theo cách nhìn, cách nghĩ của người miền núi.

- Tác phẩm chính: Người Núi Hoa, Thơ Y Phương, Đàn Then, Tiếng hát tháng Giêng, ...

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Thể loại: 

Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát thuộc thể loại tản văn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát được trích trong Tháng Giêng – tháng Giêng một vòng dao quắm

Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát (Văn 7) - Y Phương (ảnh 3)

3. Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát có phương thức biểu đạt là tự sự, biểu cảm, nghị luận

4. Người kể chuyện: 

Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát được kể theo ngôi thứ nhất

5. Tóm tắt văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát: 

Thông thường, hạt dẻ Trùng Khánh tròn đều, thỉnh thoảng cũng có hạt méo mó. Hạt dẻ bắt đầu chín vào cữ cuối tháng Tám âm lịch. Khi chín vỏ hạt dẻ lên màu hỗn hợp nâu, tía. Khi hạt dẻ còn tươi, thịt của nó rắn chắc, giòn tan. Hạt dẻ nhái thì bán quanh năm còn hạt dẻ Trùng Khánh chỉ có vào mùa thu. Cốm trộn hạt dẻ trở thành món ăn đặc sản ở Trùng Khánh. Tác giả cảm thấy khu rừng hạt dẻ thật tuyệt vời và muốn nó được trở thành điểm tham quan. Hạt dẻ Trùng Khánh ngọt thơm bởi bàn tay người trồng, chăm bón – những con người sống hồn nhiên, không tính toán.

6. Bố cục bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát: 

Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “cũng có hạt dẻ Trùng Khánh bày bán”: Giới thiệu về hạt dẻ Trùng Khánh

- Phần 2: Tiếp đến “rừng dẻ đang độ ngọt bùi”: Tình cảm yêu mến của tác giả dành cho hạt dẻ Trùng Khánh và khu rừng hạt dẻ.

- Phần 3: Còn lại: Hạt dẻ Trùng Khánh được trồng bởi bàn tay của những con người miền núi sống hồn nhiên, chân chất.

7. Giá trị nội dung: 

Tác giả bày tỏ tình cảm trân trọng, yêu mến với hạt dẻ Trùng Khánh. Giống hạt dẻ Trùng Khánh là số một, không ở đâu bằng. Hạt dẻ Trùng Khánh ngọt thơm bởi bàn tay người trồng, chăm bón – những con người sống hồn nhiên, chân chất, không tính toán, bon chen.

8. Giá trị nghệ thuật: 

Tản văn giàu cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về hạt dẻ Trùng Khánh

- Ngôn ngữ tinh tế, sống động, giàu hình ảnh và chất trữ tình

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm

1. Hạt dẻ và rừng hạt dẻ Trùng Khánh:

a. Đặc điểm của hạt dẻ Trùng Khánh:

- Giống hạt dẻ Trùng Khánh là “số một La Mã”, không ở đâu bằng.

- Thông thường, hạt dẻ Trùng Khánh “tròn đều”, thỉnh thoảng cũng có hạt méo mó. 

- Hạt dẻ bắt đầu chín vào “cữ cuối tháng Tám âm lịch”. 

- Khi chín vỏ hạt dẻ lên “màu hỗn hợp” nâu, tía. 

- Khi hạt dẻ còn tươi, thịt của nó “rắn chắc”, “giòn tan”. 

- Phân biệt: “Hạt dẻ nhái” thì bán quanh năm còn hạt dẻ Trùng Khánh chỉ có vào mùa thu.

+ Hạt dẻ nhái mang đi bao xa cũng không thối

+ Hạt dẻ Trùng Khánh sịn, vỏ cứng, dày, nhiều lông măng

- Cốm trộn hạt dẻ trở thành món ăn đặc sản ở Trùng Khánh. 

b. Khu rừng hạt dẻ Trùng Khánh:

- Tác giả bày tỏ ý muốn:

+ Các quan chức ngành văn hóa du lịch địa phương nên xem xét để biến rừng hạt dẻ thành địa điểm tham quan.

+ Tác giả cảm thấy “tuyệt vời” khi đi lang thang trong khu rừng hạt dẻ

→ Tác giả phải là người yêu quê hương tha thiết, trân trọng món quà bình dị của quê hương mình: hạt dẻ Trùng Khánh

2. Hạt dẻ Trùng Khánh thơm ngon được trồng bởi bàn tay của những người miền núi

- Người Trùng Khánh “sống lâu” một phần nhờ vào môi trường sinh thái của rừng dẻ, ở những vùng núi cao có “không khí trong lành”

- Người miền núi ở đây sống “hồn nhiên”, “không tính toán”, “không bon chen” , “không thù hận”, “không si mê tiền bạc”, …

- Và hạt dẻ Trùng Khánh thơm ngon được trồng bởi bàn tay của những con người chân chất, hồn nhiên ấy.

→ Tình cảm trân trọng mà tác giả dành cho những người trồng nên hạt dẻ Trùng Khánh.

Đánh giá

0

0 đánh giá