Văn bản Thu sang (Văn 7) - Đỗ Trọng Khơi

311

Tài liệu tác giả tác phẩm Thu sang Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Thu sanglớp 7.

Thu sang - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả

Văn bản Thu sang (Văn 7) - Đỗ Trọng Khơi (ảnh 1)

- Đỗ Trọng Khơi sinh ngày 17/7/1960, tên thật là Đỗ Xuân Khôi 

- Quê quán: Thái Bình

- Tác giả có các bút danh khác là Văn Thiện Nhân, Thái Cẩm Hà.
 - Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001; Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình.

- Tác phẩm chính: Trước ngôi mộ thời gian (thơ, 1995); Ma ngôn (tập truỵên ngắn, 2002); Con chim thiêng vẫn bay (thơ, 1992); Gọi làng (thơ, 1999); Tháng mười thương mến (thơ, 1994); Cầm thu (thơ, 2002); Bến thời gian (thơ, in chung, 1995);

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Thể loại: 

Thu sang thuộc thể loại thơ lục bát

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản Thu sang được in trong Tuyển tập thơ Việt Nam 1975-2000, 2001 

3. Phương thức biểu đạt:

Bài thơ Thu sang có phương thức biểu đạt là biểu cảm, miêu tả

4. Bố cục bài Thu sang: 

Thu sang có bố cục gồm 4 phần:

- Phần 1: Hai câu thơ đầu: Dấu hiệu thu sang

- Phần 2: Hai câu tiếp: Sắc vàng của thu

- Phần 3: Hai câu tiếp: Sắc xanh thu sang

- Phần 4: Khu vườn chiều lúc sang thu

5. Tóm tắt bài Thu sang

Bằng thể thơ lục bát cùng với ngôn từ thiết tha, nhẹ nhàng, bài thơ “Thu sang” là những quan sát tinh tế về sự chuyển biến đất trời khi sang thu với sắc vàng của thu, sắc xanh khi thu sang cùng tiếng chim, tiếng ve báo hiệu mùa thu, khu vườn buổi chiều.

6. Giá trị nội dung: 

 - Bài thơ là những cảm xúc, tình cảm yêu mến, trân trọng mà tác giả dành cho thiên nhiên lúc thu về.

7. Giá trị nghệ thuật: 

- Thể thơ lục bát với ngôn từ thiết tha, nhẹ nhàng

- Hình ảnh, âm thanh, màu sắc sinh động, đẹp đẽ

III. Tìm hiểu chi tiết

1. Những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ:

Âm thanh:

+ Tiếng chim báo hiệu thu sang: “Tiếng chim đẩy ngày xanh sang mùa”

+ Tiếng ve

-  Màu sắc: xanh, vàng:

+ “Vàng như tựa nắng tựa mưa”

+ “Xanh lên đã kiệt sức hè”

+ Mảnh trăng vàng

- Nghệ thuật: Nhân hóa qua từ “đẩy”: “Tiếng chim đẩy ngày xanh sang mùa”

→ Những âm thanh, màu sắc mà tác giả dùng để miêu tả thiên nhiên, đất trời khi thu sang thật đẹp. Chính những âm thanh của tiếng ve, tiếng chim, màu vàng của nắng, của trăng, màu xanh của lá đã khiến cho đất trời khi chuyển sang rất sống động, tươi sáng.

2. Tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên

- Tác giả gắn bó với quê hương và yêu quê hương sâu sắc: vì tác giả hiểu, thấu cảm được những thay đổi của thiên nhiên khi thu sang một cách rất tinh tế

- Tác giả yêu mến, trân trọng những thay đổi của đất trời khi chuyển mùa: ông lắng nghe từng tiếng chim, tiếng ve giã từ mùa hạ, cảm nhận  màu vàng của nắng, của trăng, ….

- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát được sự dụng uyển chuyển, phù hợp với bài thơ miêu tả cảnh đẹp; ngôn từ tha thiết, hình ảnh, âm thanh đẹp, sinh động, gợi cảm

Đánh giá

0

0 đánh giá