Văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? (Văn 7 )- Huy Cận

475

Tài liệu tác giả tác phẩm Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? lớp 7.

Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả

Văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? (Văn 7 )- Huy Cận (ảnh 1)

- Adam Khoo sinh ngày 08/04/1974 

- Quốc tịch: Singapore

- Ông được đánh giá là một trong những nhà truyền động lực có sức ảnh hưởng lớn nhất châu Á: ông là một doanh nhân, diễn giả nổi tiếng.

- Ông là triệu phú trẻ nhất ở Singapore với khối tài sản ròng trị giá hơn 1.3 tỉ USD, và được xếp hạng trong số 25 người giàu nhất ở Singapore dưới 40 tuổi năm 2008.

- Tác phẩm chính: Tôi tài giỏi, bạn cũng thế; Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh; Con cái chúng ta đều giỏi; Bí quyết thành công cho tuổi teen; …

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Thể loại: 

Chúng ta có thể đọc nhanh hơn thuộc thể loại văn bản thông tin

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản “Chúng ta có thể đọc nhanh hơn”  được in trong sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!”, Người dịch Trần Đăng Khoa – Lương Xuân Vy, NXB Phụ nữ, TGM BOOKS, 2012 

3. Phương thức biểu đạt:

Văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn có phương thức biểu đạt là nghị luận, biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn: 

 Để thúc đẩy tốc độ đọc nhanh và nắm bắt thông tin hiệu quả hơn, văn bản đã hướng dẫn chúng ta 6 cách. Cách đầu tiên là sử dụng cây bút chì làm vật dẫn đường. Cách thứ hai là tìm kiếm những ý chính và các từ khóa. Cách ba là mở rộng tầm mắt để đọc được một cụm 5-7 chữ một lúc. Cách thứ tư là tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc khi bạn có một không gian riêng. Cách thứ năm là đọc phần tóm tắt cuối chương trước. Cuối cùng là liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn.

5. Bố cục bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn: 

Chúng ta có thể đọc nhanh hơn có bố cục gồm 6 phần

Phần 1: Từ đầu đến “tốc độ đọc nhanh hơn”: Hướng dẫn ta sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường

- Phần 2: Tiếp đến “nắm bắt thông tin của bạn”: Tìm kiếm những ý chính và các từ khóa

- Phần 3: Tiếp đến “hiệu quả hơn”: Mở rộng tầm mắt để đọc được một cụm 5-7 chữ một lúc

- Phần 4: Tiếp đến “bằng mắt của bạn”: Tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc để bạn có một không gian riêng

- Phần 5: Tiếp đến “đọc hiệu quả hơn”: Đọc phần tóm tắt cuối chương trước

- Phần 6: Còn lại: Liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn

6. Giá trị nội dung: 

- Văn bản: “Chúng ta có thể đọc nhanh hơn” cung cấp cho chúng ta tri thức để giúp chúng ta có thể đọc với tốc độ nhanh hơn.

7. Giá trị nghệ thuật:

-  Bố cục văn bản rõ ràng

- Các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phi ngôn ngữ

- Lí lẽ, lập luận logic, thuyết phục

III. Tìm hiểu chi tiết

1. Sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường

- Tác giả hướng dẫn chúng ta: dùng một cây bút chì làm “vật dẫn mắt” qua từng câu văn khi đọc

- Tác dụng của cách này: 

+ Giúp chúng ta tập trung hơn vào việc đọc

+ Điều khiển tốc độ mắt của ta

→ Cần di chuyển bút chì nhanh hơn tốc độ đọc bình thường của mình để rèn luyện tốc độ đọc

Văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? (Văn 7 )- Huy Cận (ảnh 2)

2. Tìm kiếm những ý chính và các từ khóa

- Chúng ta cần “tìm kiếm những từ khóa quan trọng” khi đọc

- Lướt qua những từ “không chính yếu”

→ Hiểu được điều này sẽ giúp ích cho tiến trình nắm bắt thông tin

3. Mở rộng tầm mắt để đọc được một cụm 5-7 chữ một lúc

- Cần mở rộng tầm mắt như “chụp đồng thời cả một nhóm 5-7 chữ”

- Không nên đọc dò từng chữ

Văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? (Văn 7 )- Huy Cận (ảnh 3)

→ Cần thường xuyên luyện tập để cải thiện tốc độ đọc

4. Tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc để bạn có một không gian riêng

- Có thể “nghe nhạc không lời” có nhịp độ nhanh:

- Giải thích:

+ Vì chúng ta có khuynh hướng đọc sách nhanh để bắt kịp tốc độ nhạc 

 + Tiếng nhạc có thể lấp đi các tiếng động làm xao nhãng ta, dập tắt giọng đọc thầm bên trong đang kìm hãm tốc độ đọc bằng mắt của ta

→ Sau vài lần luyện tập, ta sẽ đọc nhanh hơn mà không cần nhạc

5. Đọc phần tóm tắt cuối chương trước

- Nên đọc tóm tắt cuối chương trước khi quay lại đọc từ đầu chương:

- Lí do:

+ Đọc cuối chương sẽ giúp ta nắm được nội dung chính của chương (Cuối chương hay có tóm tắt ý chính, các câu hỏi kiểm tra về chương)

+  Não cũng biết những thông tin cần thiết nào mà ta cần tìm hiểu trong sách

- Đọc lướt đề mục chính và phụ trong chương trước khi đọc chi tiết

6. Liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn

- Tác giả đã so sánh việc thử thách khả năng đọc của mình như việc các vận động viên buộc vật nặng vào chân để rèn luyện cơ bắp.

- Cụ thể:

+ Ta cần di chuyển bút chì nhanh hơn để rèn luyện tốc độ đọc

→ Cần thực hành việc này nhiều lần để đạt kết quả tốt nhất

Đánh giá

0

0 đánh giá