SBT Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân

647

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tập Ngữ Văn 7 Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Ngữ Văn 7 Bài 5.

Sách bài tập Ngữ Văn 7 Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân

SBT Ngữ Văn 7 trang 76, 77, 78, 79, 80, 81 Đọc Tập 1

A. Đọc lại văn bản Phòng tránh đuối nước (SGK Ngữ văn 7, tập một, bài 5) và thực hiện các yêu cầu nêu dưới đây:

Câu 1 trang 76 SBT Ngữ Văn 7: Trong văn bản Phòng tránh đuối nước (SGK, Ngữ văn 7, tập một, bài 5), có mục 4: Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội. Các điều khoản trong mục này được trình bày thành hai vế (một vế nêu tên hoặc tóm tắt điều khoản, một vế giải thích điều khoản ấy) như trong bảng dưới đây:

Điều khoản

Phần nêu tên hay tóm tắt điều khoản

Giải thích điểu khoản

+

Không bơi sau khi ăn

Bởi như thế rất có hại cho dạ dày

+

Hãy tìm thêm trong mục 4 của văn bản Phòng tránh đuối nước một số điều khoản và trình bày vào bảng.

Trả lời:

Điều khoản

Phần nêu tên hay tóm tắt điều khoản

Giải thích điểu khoản

+

Không bơi sau khi ăn

Bởi như thế rất có hại cho dạ dày

+

Không bơi lội một mình nơi vắng vẻ, ngay cả khi em là người bơi lội giỏi

Vì sẽ không có ai cứu em khi gặp tình huống nguy hiểm

+

Trước khi xuống nước, em nên kiểm tra lai độ sâu

Hậu hết những tổn thương ở vùng cổ và lưng thường do những cú nhảy bổ nhào hoặc lặn dưới hồ có mực nước cạn

+

Không bơi khi người em có nhiều mồ hôi hoặc vừa đi ngoài nắng về

Bởi làm như vậy rất dễ bị cảm

+

Câu 2 trang 76 SBT Ngữ Văn 7: Theo em, có nên đưa thêm hình minh hoạ vào văn bản Phòng tránh đuối nước hay không? Nếu có, nên đưa hình minh hoạ cho nội dung đề mục nào? Nếu không, hãy giải thích lí do.

Trả lời:

- Mục 2. Học bơi: có thể đưa hình minh hoạ việc học bơi có thầy giáo và HS học bơi ngay trên bờ hồ bơi.

- Mục 4. Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội: có thể đưa thêm hình minh hoạ trẻ em bơi dưới hồ, người lớn bơi cùng hoặc người lớn đứng trên bờ trông coi.

- …

Tuy nhiên, cần lưu ý: trong một văn bản thông tin việc sử dụng hình minh hoạ phải chọn lọc, hợp lí, thật sự có giá trị minh hoạ, không nên lạm dụng.

B. Đọc văn Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt dưới đây và trả lời các câu hỏi

SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN TRONG SINH HOẠT

Việc sử dụng điện không đúng cách, không cẩn thận hoàn toàn có thể làm phát sinh các trường hợp nguy hiểm, thậm chí có thể thiệt hại đến tính mạng, tài sản. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn điện khi sử dụng là vô cùng quan trọng.

Vì sao phải thực hiện các quy tắc an toàn điện?

Điện là nguồn năng lượng chủ yếu trong cuộc sống sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, nó cũng là một loại vật chất vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra những thiệt hại rất đáng tiếc. Theo thống kê của Cục Kĩ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương, hằng năm, cả nước xảy ra khoảng từ 400 đến 500 vụ tai nạn do điện, khiến từ 350 đến 400 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương. Trong đó, 70% số vụ tai nạn có nguồn gốc từ mất an toàn trong quy trình sử dụng điện sinh hoạt tại gia đình. Việc hiểu và thực hiện các quy tắc an toàn điện là nhằm bảo đảm an toàn trong sử dụng điện.

Dưới đây là một số quy tắc thông dụng được trích từ Cẩm nang hướng dẫn sử dụng điện an toàn1 do một công ti điện lực ban hành.

1. PHẢI LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ĐIỆN ĐÚNG VỊ TRÍ, ĐÚNG CÁCH

- Lắp cầu dao2 hay át-tô-mát3 (aptomat) ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ.

- Lắp cầu chỉ4 ở trước các ô cắm5 điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập hoặc quá tải, ngăn ngừa sự phát hoả do điện.

- Lắp đặt trên cả dây pha6 và dây trung tính7 thiết bị8 bảo vệ đóng cắt điện.

2. KHI CHƯA CẮT NGUỒN ĐIỆN KHÔNG ĐƯỢC CHẠM VÀO:

- Những CHỖ HỞ của dây điện (nơi vỏ cách điện bị nứt, tróc, bị bung băng keo cách điện).

- Cầu dao, cầu chì không có nắp che,...

SBT Ngữ Văn 7 trang 76, 77, 78, 79, 80, 81 Đọc Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

3. KHÔNG sử dụng đây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện CHẤT LƯỢNG KÉM vì dễ chạm chập, rò điện hoặc gây tai nạn. Phích cắm1, ổ cắm điện PHẢI CHẮC CHẮN.

4. KHÔNG phơi quần áo, treo, móc vật đụng, hàng hoá VÀO DÂY ĐIỆN.

SBT Ngữ Văn 7 trang 76, 77, 78, 79, 80, 81 Đọc Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

5. KHÔNG CẮM TRỰC TIẾP đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện.

6. KHÔNG NẮM dây điện kéo ra, PHẢI NẮM vào phần nhựa và phích cắm.

7. KHI CÓ GIÔNG, SÉT, MƯA, BÃO, NHÀ BỊ NGẬP NƯỚC, TỐC MÁI, ĐỔ TƯỜNG... PHẢI KỊP THỜI:

- CẮT ĐIỆN (rút phích cắm) các thiết bị: ti vi, máy tính,...

- TÁCH CÁP ăng-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền.

- CẮT HẾT các nguồn điện bằng các thiết bị đóng cắt như: cầu dao, cầu chì, át-tô-mát,...

8. KHI CẦN SỬA CHỮA, LẮP ĐẶT ĐIỆN TRONG NHÀ, PHẢI NGẮT THIẾT BỊ đóng cắt điện (cầu đao, cầu chì, công tắc) và treo tại thiết bị đóng cắt điện biển báo '“CẤM ĐÓNG ĐIỆN”.

9. KHI SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY (MÁY KHOAN, MÁY MÀI), PHẢI mang GANG TAY CÁCH ĐIỆN để tránh bị điện giật.

10. KHI TAY ƯỚT HOẶC NỀN NHÀ ẨM ƯỚT:

- KHÔNG CHẠM TAY VÀO bất kì đụng cụ sử dụng điện nào.

- KHÔNG ĐÓNG CẮT cầu dao, công tác hoặc cắm/ rút phích cắm điện.

- Muốn thao tác, PHẢI đứng trên VẬT CÁCH ĐIỆN (ghế gỗ, ghế nhựa khô,...).

SBT Ngữ Văn 7 trang 76, 77, 78, 79, 80, 81 Đọc Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

11. KHÔNG để thiết bị điện CÓ PHÁT NHIỆT (ti vi, bàn ủi, bếp điện,...) Ở GẦN VẬT DỄ CHÁY.

12. VỚI CÁC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ SỬ DỰNG ĐIỆN TRONG NHÀ:

- PHẢI đảm bảo an toàn, phù hợp công suất đường dây cấp điện;

- PHẢI thường xuyên bảo đưỡng, vệ sinh,

- PHẢI sửa chữa hoặc thay mới khi phát hiện hư hỏng (thay dây mới khi phát hiện đường dây đã cũ, vỏ cách điện bị biến màu hoặc bong tróc).

(Theo Công ti Điện lực Nghệ An - Báo Nghệ An)

Tài liệu tham khảo:

1. Tăng Văn Mùi — Trần Duy Nam, Số tay chuyên ngành điện, NXB Khoa học kĩ thuật, 2013.

2. Cục An toàn lao động, Sổ tay an toàn trong sử dụng điện (dành cho người lao động), Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội, Cục An toàn lao động, NXB Lao Động - Xã hội, 2008.

3. https://baonghean.vn/cam-nang-huong-dan-su-dung-dien-an-toan- 272940. html (Clip)

4. https://tailieu.vn/doc/so-tay-an-toan-trong-su-dung-dien- 6Š1277.htm

Câu 1 trang 80 SBT Ngữ Văn 7: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt là một văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động?

Trả lời:

Đọc lại văn bản, tìm và đưa ra một số dấu hiệu nhận biết (nếu có) từ:

- Sa-pô (nếu có).

- Cách bố cục, nêu nhan đề, đề mục; cách đánh số điều khoản, cách đánh dấu các thông tin chi tiết được liệt kê.

- Sự kết hợp giữa lời giới thiệu, thuyết minh với hình minh hoa.

- Cách sử dụng thuật ngữ, cước chú, tài liệu tham khảo.

-…

Câu 2 trang 80 SBT Ngữ Văn 7: Văn bản Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt nêu lên mấy điều khoản?

Trả lời:

Văn bản Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt nêu lên 12 điều khoản sau:

1. PHẢI LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ĐIỆN ĐÚNG VỊ TRÍ, ĐÚNG CÁCH

- Lắp cầu dao2 hay át-tô-mát3 (aptomat) ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ.

- Lắp cầu chỉ4 ở trước các ô cắm5 điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập hoặc quá tải, ngăn ngừa sự phát hoả do điện.

- Lắp đặt trên cả dây pha6 và dây trung tính7 thiết bị8 bảo vệ đóng cắt điện.

2. KHI CHƯA CẮT NGUỒN ĐIỆN KHÔNG ĐƯỢC CHẠM VÀO:

- Những CHỖ HỞ của dây điện (nơi vỏ cách điện bị nứt, tróc, bị bung băng keo cách điện).

- Cầu dao, cầu chì không có nắp che,...

3. KHÔNG sử dụng đây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện CHẤT LƯỢNG KÉM vì dễ chạm chập, rò điện hoặc gây tai nạn. Phích cắm1, ổ cắm điện PHẢI CHẮC CHẮN.

4. KHÔNG phơi quần áo, treo, móc vật đụng, hàng hoá VÀO DÂY ĐIỆN.

5. KHÔNG CẮM TRỰC TIẾP đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện.

6. KHÔNG NẮM dây điện kéo ra, PHẢI NẮM vào phần nhựa và phích cắm.

7. KHI CÓ GIÔNG, SÉT, MƯA, BÃO, NHÀ BỊ NGẬP NƯỚC, TỐC MÁI, ĐỔ TƯỜNG... PHẢI KỊP THỜI:

- CẮT ĐIỆN (rút phích cắm) các thiết bị: ti vi, máy tính,...

- TÁCH CÁP ăng-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền.

- CẮT HẾT các nguồn điện bằng các thiết bị đóng cắt như: cầu dao, cầu chì, át-tô-mát,...

8. KHI CẦN SỬA CHỮA, LẮP ĐẶT ĐIỆN TRONG NHÀ, PHẢI NGẮT THIẾT BỊ đóng cắt điện (cầu đao, cầu chì, công tắc) và treo tại thiết bị đóng cắt điện biển báo '“CẤM ĐÓNG ĐIỆN”.

9. KHI SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY (MÁY KHOAN, MÁY MÀI), PHẢI mang GANG TAY CÁCH ĐIỆN để tránh bị điện giật.

10. KHI TAY ƯỚT HOẶC NỀN NHÀ ẨM ƯỚT:

- KHÔNG CHẠM TAY VÀO bất kì đụng cụ sử dụng điện nào.

- KHÔNG ĐÓNG CẮT cầu dao, công tác hoặc cắm/ rút phích cắm điện.

- Muốn thao tác, PHẢI đứng trên VẬT CÁCH ĐIỆN (ghế gỗ, ghế nhựa khô,...).

11. KHÔNG để thiết bị điện CÓ PHÁT NHIỆT (ti vi, bàn ủi, bếp điện,...) Ở GẦN VẬT DỄ CHÁY.

12. VỚI CÁC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ SỬ DỰNG ĐIỆN TRONG NHÀ:

- PHẢI đảm bảo an toàn, phù hợp công suất đường dây cấp điện;

- PHẢI thường xuyên bảo đưỡng, vệ sinh,

- PHẢI sửa chữa hoặc thay mới khi phát hiện hư hỏng (thay dây mới khi phát hiện đường dây đã cũ, vỏ cách điện bị biến màu hoặc bong tróc).

Câu 3 trang 80 SBT Ngữ Văn 7: Nhận xét về tác dụng của các tấm hình và đoạn văn được in chữ đậm, nghiêng sau nhan đề của văn bản.

Trả lời:

(1) Tác dụng của hình ảnh minh hoạ: ví dụ như hình mình hoạ l giúp cho việc nhận biết chỗ hở trên dây điện không được chạm tay vào rõ rệt và dễ nhớ hơn.

(2) Đoạn in chữ đậm, nghiêng ngay sau nhan đề văn bản là sa-pô, tóm lược cô đọng về mục đích, tầm quan trọng của việc tuân thủ quy tắc sử dụng an toàn điện sinh hoạt. Việc in chữ đậm, nghiêng nhằm nhấn mạnh, tác động vào thị giác, gây chú ý khi đọc văn bản.

Câu 4 trang 80 SBT Ngữ Văn 7: Các điều khoản chính trong văn bản trên có phải là thông tin cơ bản không? Thông tin chi tiết khác nhau về cấp độ được thể hiện phân biệt trong văn bản bằng dấu hiệu nào?

Trả lời:

Có thể xác định “thông tin cơ bản” và “chi tiết” theo bảng đối chiếu dưới đây:

Thông tin cơ bản

Chi tiết (thông tin chi tiết)

- Toát ra từ nhan đề: Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt.

- Toát ra từ sa-pô: “Việc sử dụng điện không đúng cách, không cẩn thận hoàn toàn có thể làm phát sinh các trường hợp nguy hiểm, thậm chí có thể thiệt hại đến tính mạng, tài sản. Vì vậy việc bảo đảm an toàn điện khi sử dụng là vô củng quan trọng.”

- Toát ra từ toàn văn bản (thông qua các thông tin chi tiết).

- Mỗi điều khoản trong 12 điều khoản (được đánh số từ 1 đến 12, thuộc bộ quy tắc Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt là một thông tin chi tiết bậc 1.

- Các dấu chấm tròn liệt kê đầu dòng là thông tin chi tiết bậc 2.

- Các từ ngữ, thuật ngữ giúp truyền tải thông tin bậc 1, bậc 2 đều có thể xem là chi tiết hay thông tin chi tiết (bậc 2, bậc 3).

Thông tin cơ bản: Các quy tắc sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt

SBT Ngữ Văn 7 trang 76, 77, 78, 79, 80, 81 Đọc Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 4)

Câu 5 trang 80 SBT Ngữ Văn 7: Việc sử dụng lặp lại các từ ngữ, kiểu câu “KHÔNG...”, “KHÔNG ĐƯỢC...”, hoặc “PHẢI...” khi trình bày các điều khoản quy tắc trong văn bản trên có tác dụng gì?

Trả lời:

Liệt kê số lượt sử dụng để thấy sự xuất hiện đậm đặc của các từ ngữ, kiểu câu này:

- “KHÔNG...”, “KHÔNG ĐƯỢC....”

“PHẢI...”

8 lượt

10 lượt

- KHÔNG...”, “KHÔNG ĐƯỢC....”:phủ định, cấm đoán đứt khoát về điều không được làm.

- “PHẢI...”: khẳng định bắt buộc về điều phải làm.

=> Tác dụng: Tính bắt buộc phải tuân theo từng điều khoản được nêu trong quy tắc sử dụng điện an toàn.

Câu 6 trang 80 SBT Ngữ Văn 7: Trong văn bản trên, các thuật ngữ, cước chú có phải là các thông tin chi tiết không? Vì sao?

Trả lời:

Thuật ngữ, cước chú là các đơn vị thông tin chi tiết nhỏ nhất, góp phần truyền tải thông tin, góp phần tạo nên thông tin bậc 2, bậc 1 và góp phần thể hiện thông tin cơ bản.

Câu 7 trang 80 SBT Ngữ Văn 7: Cho biết trong hình dưới đây:

a. Có mấy phích cắm, mấy ổ cắm? Mấy ổ cắm đang được sử dụng?

b. Các thiết bị đang ở trong tình trạng an toàn hay không an toàn? Dựa vào đâu để em kết luận như vậy?

SBT Ngữ Văn 7 trang 76, 77, 78, 79, 80, 81 Đọc Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 5)

Trả lời:

a. Trong hình, thiết bị có 3 phích cắm; 7 ổ cắm; 3 ổ cắm đang được sử dụng.

b. Thiết bị đang trong tình trạng không an toàn do có hiện tượng toé lửa từ chỗ giao nhau giữa một ổ cắm và phích cắm.

Câu 8 trang 81 SBT Ngữ Văn 7: Từ các văn bản đã đọc, em rút ra lưu ý gì về cách đọc hiểu văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động?

Trả lời:

Khi đọc hiểu một văn bản giới thiệu về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động, em cần nắm vững các đặc điểm:

- Văn bản viết cho đối tượng nào, nhằm mục đích gì?

- Thông tin trong văn bản trình bày đã chuẩn xác hay chưa?

- Văn bản được trình bày theo hình thức nào, hình thức này có tác dụng gì trong việc tiếp nhận văn bản?

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

SBT Ngữ Văn 7 trang 81, 82 Tiếng Việt Tập 1

Câu 1 trang 81 SBT Ngữ Văn 7: Từ “cẩm nang” có phải là thuật ngữ không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Trả lời:

Từ “cẩm nang” vốn có nghĩa gốc là “túi gấm chứa lời khuyên bí ẩn, cách giải quyết một việc khó”. Trong văn bản đọc, “cẩm nang” được dùng với nghĩa chuyển “sách ghi tóm tắt những điều hướng dẫn cần thiết”. Từ “cẩm nang” với nghĩa chuyển này thường được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống (cẩm nang mua sắm, cẩm nang phòng chồng Covid-19, cẩm nang sức khoẻ, cẩm nang du lịch,...). Vì vậy, đây không phải là thuật ngữ khoa học.

Câu 2 trang 81 SBT Ngữ Văn 7: Có phải tất cả các từ ngữ được chú thích trong một văn bản đều là thuật ngữ không? Vì sao?

Trả lời:

Trong một văn bản, kể cả văn bản thông tin, các từ lạ, khó hiểu đổi với người đọc đều cần cước chú. Thuật ngữ khoa học là một trong các loại từ ngữ đó. Tuy vậy, nếu là thuật ngữ đã quen thuộc với người đọc không nhất thiết phải chú thích.

Câu 3 trang 81 SBT Ngữ Văn 7: Trong văn bản trên, ngoài từ “cẩm nang”, thuật ngữ cần được chú thích đã được đánh đầu bằng số thứ tự và đặt ở chân trang. Em hãy tra cứu từ điển hoặc các tài liệu tin cậy để chú thích các thuật ngữ đó theo mẫu bảng dưới đây:

TT

Thuật ngữ

Chú thích

1

Thiết bị

tổng thể nói chung các máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho một hoạt động nào đó. Ví dụ: thiết bị của phòng thí nghiệm, mua sắm thiết bị,...

2

   

3

   

   

Trả lời:

TT

Thuật ngữ

Chú thích

1

Thiết bị

tổng thể nói chung các máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho một hoạt động nào đó. Ví dụ: thiết bị của phòng thí nghiệm, mua sắm thiết bị,...

2

Dây pha

(còn gọi dây nóng) là loại dây có chứa dòng điện xoay chiều, phân biệt với dây trung tính. Dây pha gồm: dây điện 1 pha, dây điện 2 pha và dây điện 3 pha.

3

Dây trung tính

(có ký hiệu: N, còn được gọi đây nguội, dây mát) là loại dây không có điện, tức dòng điện = 0; giúp cân bằng pha trong mạch điện 3 pha, đồng thời giúp giữ kín mạch điện trong dòng điện 1 pha.

4

Cầu dao

bộ phận đóng, ngắt mạch điện.

5

Cầu chì

bộ phận bảo vệ trong mạch điện, gồm phần chính là một dây kim loại dễ nóng chảy (thường là dây chì) để tự động cắt mạch điện khi dòng điện tăng lên quá mức quy định.

6

Phích cắm

(còn gọi phích điện, phích), dụng cụ để cắm vào ổ cắm nối dòng điện với đồ dùng điện.

7

Ổ cắm

bộ phận để cắm phích điện.

8

Át-tô-mát (Aptomat)

(còn gọi thiết bị đóng cắt tự động hay cầu dao tự động, tiếng Anh viết tắt là CB, viết tắt từ Circuit Breaker) là thiết bị có chức năng tự động ngắt mạch điện khi dòng điện bị quá tải hoặc ngắn mạch.

Câu 4 trang 82 SBT Ngữ Văn 7: Nêu tác dụng của việc sử dụng các thuật ngữ trong văn bản trên.

Trả lời:

Tác dụng của thuật ngữ là thực hiện các chức năng của nó: mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và mỗi khái niệm được biểu thị chỉ bằng một thuật ngữ. Nhờ nguyên tắc này, các bộ phận, thiết bị liên quan đến điện và việc sử dụng điện sinh hoạt trong văn bản được gọi tên và mô tả chính xác; tránh mơ hồ, nhầm lẫn.

Câu 5 trang 82 SBT Ngữ Văn 7: Theo em, về quy cách, các tài liệu tham khảo liệt kê ở cuối văn bản trên đã nêu đủ các thông tin cần thiết và đã được sắp xếp đúng quy cách chưa? Việc nêu tài liệu tham khảo ở bài viết này nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Để thực hiện bài tập này em cần tìm hiểu:

- Quy cách sắp xếp theo thứ tự trước sau các đơn vị tài liệu trong một danh mục tham khảo (quy cách: sắp xếp theo thứ tự A, B, C.... tên tác giả tài liệu);

- Quy định về các loại thông tin chi tiết liên quan đến từng đơn vị tham khảo khi được đưa vào danh mục tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin (quy định: mỗi tài liệu tham khảo phải có đủ 4 loại thông tin chi tiết, thường ghi lần lượt theo thứ tự: tên tác giả, tên tài liệu, tên nhà xuất bản, năm xuất bản).

Sau đó, đối chiếu đanh mục tài liệu tham khảo được nêu ở bên dưới văn bản với quy cách, quy định đó để đưa ra nhận xét.

Câu 6 trang 82 SBT Ngữ Văn 7: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ nói về sự cần thiết phải tìm hiểu và thực hiện luật lệ giao thông hoặc nội quy nơi công cộng, trong đó có sử dụng thuật ngữ.

Trả lời:

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà. Thực hiện an toàn giao thông là trách nhiệm của toàn xã hội, nhất là đối tượng học sinh. Việc tuân thủ nguyên tắc và quy định trong giao thông của học sinh ngày nay còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh chưa có ý thức đầy đủ về vấn đề tai nạn giao thông và trách nhiệm của bản thân đối với an ninh, trật tự xã hội. Bởi thế, họ tỏ ra xem thường các quy định, thậm chí là thách thức các lực lượng điều khiển giao thông trong khi tham gia giao thông trên đường, dẫn đến những vi phạm và tai nạn đáng tiếc. Trước thực trạng đó, giáo dục và rèn luyện ý thực thực hiện an toàn giao thông cho mỗi học sinh là vô cùng cần thiết. Học sinh cần trang bị cho mình hiểu biết về vấn đề giao thông và tự biết tuân thủ các quy định an toàn khi tham gia giao thông, đảm bảo an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng và đau lòng cho mình và cho người khác; đảm bảo giao thông được thông suốt, tránh gây ùn tắc giao thông. Cuộc sống trở nên an toàn, xã hội văn minh là bởi mỗi con người biết tuân thủ và thực hiện nghiêm khắc các quy định chung. An toàn là bạn, tai nạn là thù. Là học sinh, nhất định phải ý thức được trách nhiệm ấy.

SBT Ngữ Văn 7 trang 82, 83 Viết Tập 1

Câu 1 trang 82 SBT Ngữ Văn 7: Vận dụng hiểu biết của em về kiểu bài Viết văn bản thuyết mình về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động và trả lời những ý hỏi sau:

a. Giải thích yêu cầu chính đối với kiểu bài Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động.

b. Giải thích ý nghĩa của sơ đồ dàn ý của kiểu bài.

c. Tóm tắt công việc chính trong quy trình 4 bước khi thực hiện bài viết.

Trả lời:

a. Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Nhan đề nêu được tên quy tắc/luật lệ của hoạt động.

- Nội dung bài viết cần đảm bảo những phần sau:

+ Giới thiệu ngắn gọn về thời gian, không gian thực hiện hoạt động, mục đích, ý nghĩa của hoạt động.

+ Liệt kê một số phương tiện cần chuẩn bị cho hoạt động

+ Lần lượt thuyết minh về quy tắc/luật lệ của hoạt động: những điều khoản, quy ước nhằm đảm bảo cho hoạt động thực hiện an toàn, hiệu quả.

- Cấu trúc bài gồm các phần: mở đầu, phần chính, kết thúc. Riêng với phần chính của bài viết, cần tập trung thuyết minh về các nội dung/ điều khoản trong quy tắc, luật lệ của hoạt động giúp người tham gia hiểu rõ và tuân thủ

b. Giải thích ý nghĩa của sơ đồ dàn ý của kiểu bài.

SBT Ngữ Văn 7 trang 82, 83 Viết Tập 1 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

c. Tóm tắt công việc chính trong quy trình 4 bước khi thực hiện bài viết.

1. Chuẩn bị trước khi viết.

2. Tìm ý và lập đàn ý.

3. Viết bài.

4. Đọc lại, chính sửa và rút kinh nghiệm.

Ví dụ, với bước 1, cần nhắc đến các công việc: xác định mục đích viết, người đọc dự kiến, nội dung, cách viết; xác định đề tài, định hướng thu thập tư liệu,...;, với bước 2, cần phân biệt công việc của khâu tìm ý khác với khâu thu thập tư liệu, khác với khâu lập dàn ý thế nào...

Câu 2 trang 82 SBT Ngữ Văn 7: Đọc đề bài và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Đề bài: Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ của một trong những hoạt động hoặc trò chơi dưới đây:

- Đọc sách và tuân thủ các quy định về mượn sách, đọc sách ở thư viện.

- Thị đấu bóng đá, bóng chuyền và quy tắc, luật lệ của các hoạt động này:

- Tham gia giao thông đúng luật lệ.

- Sử dụng an toàn các thiết bị điện ở nhà hoặc ở trường.

- Mở chai lọ bị kẹt nắp, tẩy sạch các vết ố bắn trên quần áo, vật đụng, chặt dừa lấy nước hay chế biến sinh tố,...

- Trò chơi cướp cờ hoặc trò chơi kéo co.

Yêu cầu:

a. Chọn đề tài để thực hiện bài viết và giải thích vì sao chọn đề tài đó.

b. Đặt một số câu hỏi định hướng cho việc thu thập tư liệu và tìm ý cho bài viết.

c. Lập dàn ý cho bài viết.

d. Viết đoạn văn thuyết minh một vài điều khoản quan trọng đã phác thảo trong đàn ý.

Trả lời:

a. Trong các đề tài (hoạt động/ trò chơi) gợi ý từ đề bài trên, em có thể tuỳ chọn một hoạt động/ trò chơi nào đó để thuyết minh về quy tắc luật lệ, theo gợi ý sau:

- Hoạt động/ trò chơi gần gũi mà em hiểu biết về quy tắc luật lệ.

- Hoạt động/ trò chơi mà em yêu thích, có hứng thú để thuyết minh.

- Hoạt động/ trò chơi thuận lợi cho em trong việc quan sát thực tế tìm kiếm tư liệu, thông tin để chuẩn bị cho bài viết.

Đây cũng chính là cơ sở để em giải thích lí do chọn đề tài (hoạt động/ trò chơi sẽ thuyết minh trong bài viết) của mình.

b. Có thể thực hiện theo trình tự sau:

(1) Đặt một số câu hỏi định hướng cho việc thu thập tư liệu và tìm ý cho bài viết, chẳng hạn:

- Cần tìm những thông tin nào?

- Tìm những thông tin ấy ở đâu?

(2) Trả lời câu hỏi để xác định hướng thu thập thông tin. Tuỳ vào hoạt động mà tìm nguồn tư liệu liên quan đến quy tắc, luật lệ của chính hoạt động ấy.

Ví dụ: liên quan đến hoạt động tham gia giao thông thì tìm luật giao thông đường bộ và các tài liệu thuyết minh về luật này; liên quan đến thi đấu bóng đá, bóng chuyền thì tìm kiếm các tài liệu về luật, thuyết minh giải thích về luật thi đấu bóng đá, bóng chuyền....; tương tự với hoạt động sử dụng thiết bị điện ở nhà hoặc ở trường, đọc sách ở thư viện, mẹo mở chai lọ kẹt nắp, tẩy sạch vết ố bẩn trên các vật dụng,...

(3) Sau đó, thực hiện khâu Tìm ý:

- Đọc tài liệu liên quan, đặc biệt là đọc và tìm hiểu kĩ về quy tắc, luật lệ của hoạt động/ trò chơi.

- Ghi lại các điều khoản trong quy tắc, luật lệ dưới dạng tóm tắt, gạch chân một số từ ngữ, thuật ngữ quan trọng, mới và khó hiểu để tra cứu.

- Ghi lại các ý tưởng nảy sinh trong đầu liên quan đến các điều khoản trong quy tắc, luật lệ của hoạt động/ trò chơi.

- Xác định sơ bộ các điều khoản đự kiến đưa vào phân chính của bài thuyết minh.

c. Em có thể dựa vào sơ đồ dưới đây để lập dàn ý cho bài thuyết minh:

Mở bài

- Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động/ trò chơi.

- Nêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ.

Thân bài

1. Giới thiệu vắn tắt mục đích bối cảnh, thời gian, không gian diễn ra hoạt động/ trò chơi và sự cần thiết thực hiện hoạt động/ trò chơi theo quy tắc.

2. Trình bày các điều khoản/ nội dung của quy tắc hay luật lệ:

- Điều khoản/ nội dung 1

- Điều khoản/ nội dung 2

- Điều khoản/ nội dung 3

- …

3. Một vài lưu ý đặc biệt (nếu có).

Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ.

- Đưa ra khuyến nghị, động viên đối với người nghe.

d.

- Sau khi đã lập dàn ý em chọn một trong số các điều khoản ở nội dung 2 của phần chính để viết đoạn văn theo yêu cầu.

- Các điều khoản trong một bộ quy tắc, luật lệ thường có tính độc lập nhất định, nên em có thể viết về một điều khoản nào đó mà không nhất thiết phải lệ thuộc vào thứ tự hay mối quan hệ giữa điều khoản ấy với các điều khoản khác.

- Để đoạn văn được viết trôi chảy, thuận lợi em nên chọn điều nào mà mình hiểu về nó chắc chắn nhất, được chuẩn bị kĩ lưỡng và có hứng thú nhất để viết trước.

- Tự đánh giá kĩ năng viết đoạn văn của mình bằng cách sử dụng một số tiêu chí trong bảng kiểm. Chẳng hạn, sử dụng các tiêu chí dưới đây:

Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn thuyết minh về một điều khoản trong quy tắc hay luật lệ của hoạt động

Đoạn văn đã viết

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Điều khoản... (Phần chính)

Nêu tên hay số thứ tự của điều khoản (theo dàn bài).

   

Thuyết minh rõ nội dung của điều khoản qua đoạn văn.

   

Sử dụng và giải thích được từ ngữ, thuật ngữ liên quan.

   

Đáp ứng yêu cầu về cấu trúc, diễn đạt của một đoạn văn.

   

Hướng đến việc tác động hay thuyết phục người đọc tuân thủ quy tắc hay luật lệ.

   

* Bài viết tham khảo:

Kéo co một trong những trò chơi dân gian vẫn luôn được gìn giữ và phát huy cho đến tận bây giờ. Không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa riêng, trò chơi kéo co còn thể hiện sức mạnh của tập thể, sự đoàn kết đồng lòng của người chơi. Vậy nên, hôm nay mình sẽ giới thiệu với mọi người về quy tắc của trò chơi kéo co.

Để có thể tham gia trò chơi kéo co người chơi cần có một thể lực tốt, sự dẻo dai và kiên trì. Trò chơi kéo co thường chơi theo đội, mỗi đội từ 5 - 7 người tham gia. Kéo co và trò chơi vận động nên thường được tổ chức ở nơi rộng rãi, bằng phẳng và sạch sẽ.

Trước khi vào cuộc chơi cần chuẩn bị một số dụng cụ như: một đoạn dây đay, dây thừng dài và mềm, tùy theo điều kiện và tập tục từng nơi sẽ chuẩn bị dụng cụ khác nhau, có nơi sử dụng cây tre nhỏ, dài và thẳng có nơi không cần dụng cụ mà hai đội chơi kéo trực tiếp bằng tay không.

Kẻ một vạch để làm ranh giới giữa hai đội chơi và ở giữa đoạn dây cũng buộc 1 mảnh vải màu để đánh dấu làm mốc phân thắng thua giữa hai đội.

Chia số người chơi thành 2 đội bằng số lượng và cân sức nhau, đứng đối mặt nhau ở hai bên vạch theo hàng dọc, người chơi trong đội nên đứng so le nhau chân trước và chân sau luôn trụ vững, tay cầm vào dây, thông thường người có sức khỏe tốt nhất sẽ đứng đầu hàng.

Trọng tài sẽ là người đứng giữa vạch để ra hiệu lệnh và quan sát hai đội chơi. Trong các cuộc thi chuyên nghiệp ở mỗi đội sẽ có huấn luyện viên theo sát để hướng dẫn và bắt nhịp cho đội của mình.

Về cách chơi trò chơi kéo co:

Trọng tài đứng ở giữa vạch xuất phát, cầm cờ và hô to 1...2...3 bắt đầu thì hai đội chơi bắt đầu kéo. Hai đội dùng hết sức kéo dây về phía đội mình. Đội nào kéo được điểm mốc đánh dấu trên dây về phía mình thì đó là đội chiến thắng.Trò chơi kéo co thường diễn ra từ 5 - 10 phút và hai đội phải thi đấu 3 lượt để phân thắng bại. Đội nào có hai lượt thắng sẽ là đội dành chiến thắng. Trong trường hợp tỉ số hòa nhau bại thì kết thúc 3 hiệp đấu hai đội sẽ nghỉ giải lao sau đó thi đấu 1 hiệp cuối cùng tìm ra đội chiến thắng.

Về luật trò chơi kéo co: Đội chơi nào kéo dây trước khi có hiệu lệnh của trọng tài là phạm luật và phải kéo lại từ đầu, nếu vi phạm hai lần sẽ tính là thua luôn trận đó. Đội nào có người chơi ngã hoặc tuột tay ra khỏi dây cũng bị tính là thua cuộc.

Dù quy tắc hơi phức tạp nhưng nó giúp đảm bảo tính công bằng giữa những người chơi. Vậy nên chúng ta nên tuân thủ quy tắc khi tham gia vào bộ môn này. Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn mọi người đã lắng nghe và rất mong nhận được sự góp ý của mọi người.

SBT Ngữ Văn 7 trang 83, 84 Nói và Nghe Tập 1

Câu 1 trang 83 SBT Ngữ Văn 7: Vận dụng hiểu biết của em về kiểu bài nói Trình bày về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động và giải thích:

a. Điểm khác biệt giữa bài nói với bài viết về cùng một đề tài.

b. Công việc chính của mỗi bước khi thực hiện bài nói.

Trả lời:

a. Việc giải thích, nêu điểm khác biệt giữa bài nói với bài viết về cùng một đề tài nên tập trung vào một số khía cạnh sau:

- Khác biệt về hình thức và yêu cầu giao tiếp: bài nói giao tiếp trực tiếp với người nghe; bài viết giao tiếp gián tiếp với người đọc

- Khác biệt về không gian, thời gian giao tiếp: bài nói giao tiếp trong không gian, thời gian xác định và có giới hạn; bài viết không nhất thiết tuân theo các giới hạn này.

- Khác biệt về điều kiện sử dụng ngôn ngữ giao tiếp: bài nói bên cạnh lời thuyết minh còn được hỗ trợ bởi giọng nói, âm sắc, âm lượng, ngôn ngữ cơ thể; bài viết chỉ dựa vào lời văn trong văn bản.

-…

b. Em thực hiện như với câu c, Bài tập 1 phần VIẾT, lần lượt tóm tắt công việc chính trong bốn bước:

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe mục đích, không gian và thời gian nói

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

Câu 2 trang 83 SBT Ngữ Văn 7: Đọc kĩ đề bài và thực hiện các yêu cầu nêu đưới đây:

Đề bài: Trình bày về một quy tắc hoặc luật lệ của một trong những hoạt động hoặc trò chơi dưới đây:

- Đọc sách và tuân thủ các quy định về mượn sách, đọc sách ở thư viện.

- Thi đấu bóng đá, bóng chuyền và quy tắc, luật lệ của các hoạt động này.

- Tham gia giao thông đúng luật lệ.

- Sử dụng an toàn các thiết bị điện ở nhà hoặc ở trường.

- Mở chai lọ bị kẹt nắp, tẩy sạch các vết ố bẩn trên quần áo, vật dụng, chặt dừa lấy nước hay chế biến sinh tố....

- Trò chơi cướp cờ hoặc trò chơi kéo co.

Yêu cầu:

a. Xác định đề tài, tìm ý, lập dàn ý cho bài nói.

b. Tập trình bày theo dàn ý.

c. Dự kiến nội dung trả lời cho một số câu hỏi giả định do người nghe nêu lên, chẳng hạn:

- Tóm tắt ngắn gọn các điều khoản chính (hoặc điều khoản quan trọng nhất) trong quy tắc/ luật lệ mà em vừa trình bày.

- Giải thích về mối quan hệ giữa các điều khoản chính trong bài trình bày của em.

- Giải thích thuật ngữ/ cụm từ “...” mà em sử dụng khi trình bày điều khoản...

d. Giả sử em lần lượt được nghe hai bạn trình bày bài nói về hai đề tài:

- Đọc sách và tuân thủ các quy định về mượn sách, đọc sách ở thư viện.

- Sử dụng an toàn các thiết bị điện ở nhà hoặc ở trường.

Hãy nêu ít nhất một câu hỏi mà em dự kiến sẽ hỏi sau phần trình bày của mỗi bạn.

đ. Qua kết quả luyện tập, em thấy mình tự tin sẽ đạt những tiêu chí kĩ năng nào (đánh dấu vào cột ĐẠT), chưa tự tin về tiêu chí nào (đánh dấu vào cột CHƯA ĐẠT)?

Bảng kiểm kĩ năng giải thích về một quy tắc hoặc luật lệ

trong một trò chơi hay hoạt động

Nội dung kiểm tra

ĐẠT

CHƯA ĐẠT

Người nói giới thiệu tên mình

   

Phần mở đầu ấn tượng, tạo được sự thu hút

   

Phần kết thúc ngắn gọn, lịch sự và tạo được sự khích lệ với người nghe

   

Giới thiệu sơ lược về hoạt động

   

Trình bày ngắn gọn, rõ ràng những nội dung cần chuẩn bị cho hoạt động

   

Giải thích rõ ràng, dễ hiểu quy tắc/ luật lệ của hoạt động (cách thức) thực hiện, những điều cần lưu ý (nếu có)

   

Sử dụng từ ngữ phù hợp để làm rõ nội dung, thứ tự sắp xếp các nội dung của quy tắc/ luật lệ

   

Sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt và ngữ điệu phù hợp với nội dung

   

Kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan để làm rõ nội dung trình bày

   

Tương tác với người nghe

   

Chào và cảm ơn người nghe

   

Trả lời:

a.

Mở bài

- Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động/ trò chơi.

- Nêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ.

Thân bài

1. Giới thiệu vắn tắt mục đích bối cảnh, thời gian, không gian diễn ra hoạt động/ trò chơi và sự cần thiết thực hiện hoạt động/ trò chơi theo quy tắc.

2. Trình bày các điều khoản/ nội dung của quy tắc hay luật lệ:

- Điều khoản/ nội dung 1

- Điều khoản/ nội dung 2

- Điều khoản/ nội dung 3

- …

3. Một vài lưu ý đặc biệt (nếu có).

Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ.

- Đưa ra khuyến nghị, động viên đối với người nghe.

b. Dựa vào dàn ý đã lập cho bài nói để luyện tập việc trình bày.

Lưu ý khi luyện tập:

- Lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp với văn nói; sử dụng các từ chỉ thứ tự trình bày các bước, dùng ngữ điệu nhấn mạnh.

- Dùng câu phù hợp với văn nói để khích lệ người nghe thực hiện trò chơi hay hoạt động được giới thiệu

- Chuẩn bị phần mở bài và kết thúc sao cho hấp dẫn.

Lưu ý khi trình bày:

- Chào người nghe và giới thiệu tên em

- Dùng ngôi thứ nhất để giải thích hoạt động và các quy trình thực hiện, sử dụng cách xưng hô phù hợp.

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc và có điểm nhấn về nội dung.

- Sử dụng ngữ điệu linh hoạt đặc biệt là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

- Trong quá trình nói tương tác với người nghe bằng ánh nhìn.

- Sử dụng kết hợp các phương tiện trực quan.

- Kết thúc cần nói lời cảm ơn.

c. Trong vai trò người nói, em cần tập cách nói rành mạch, ôn tồn, thể hiện sự tôn trọng, chân tình trong khi trao đổi các ý kiến, câu hỏi phản hồi từ phía người nghe. Đề bài đã nêu ra một số phản hồi giả định, em lần lượt tập cách nghĩ nhanh và hồi đáp gãy gọn các yêu cầu:

- Tóm tắt thật ngắn gọn các điều khoản chính (hoặc điều khoản quan trọng nhất) trong quy tắc/ luật lệ mà em vừa trình bày.

- Giải thích về mối quan hệ giữa các điều khoản chính trong bài trình bày của em.

- Giải thích thuật ngữ/ cụm từ “...” mà em sử dụng khi trình bày điều khoản...

d. Trong vai trò người nghe, em tập nêu ý kiến phản hồi dưới hình thức câu hỏi. Cụ thể, với mỗi đề tài phía dưới, em đặt một câu hỏi để tạo tương tác với người nói

- Đọc sách và tuân thủ các quy định về mượn sách, đọc sách ở thư viện.

- Sứ dụng an toàn các thiết bị điện ở nhà hoặc ở trường.

Ví dụ, với đề tài thứ nhất, hỏi:

- “Bạn có biết việc quy định cách mượn sách in và sách điện từ (Ebook) ở thư viện khác nhau ở điểm nào không? Nếu có hãy chia sẻ với mọi người.”

Hoặc, với đề tài thứ hai, có thể hỏi:

“- Bạn hãy giải thích thêm “cầu dao” với “cầu chì” khác nhau thế nào? Khi cần thay một cầu chì bị cháy ta cần thực hiện các thao tác nào?”

- …

đ. Bài tập này tạo cơ hội cho em tự đánh giá kĩ năng nói của mình, điều quan trọng là em tự biết, tự nhìn nhận, đánh giá bản thân ở một thời điểm cụ thể để có kế hoạch tự điều chỉnh. Sự trung thực với chính mình và tự hiểu biết bản thân trong trường hợp này là rất có ý nghĩa.

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Người nói giới thiệu tên mình.

   

Phần mở đầu ấn tượng, tạo được sự thu hút.

   

Phần kết thúc ngắn gọn, lịch sự và tạo được sự khích lệ với người nghe.

   

Giới thiệu sơ lược về hoạt động/ trò chơi.

   

Trình bày ngắn gọn, rõ ràng những nội dung cần chuẩn bị cho hoạt động/ trò chơi.

   

Giải thích rõ ràng, dễ hiểu quy tắc/ luật lệ của hoạt động/ trò chơi (cách thức) thực hiện, những điều cần lưu ý (nếu có).

   

Sử dụng từ ngữ phù hợp để làm rõ nội dung, thứ tự sắp xếp các nội dung của quy tắc/ luật lệ.

   

Sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt và ngữ điệu phù hợp với nội dung.

   

Kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan để làm rõ nội dung trình bày.

   

Tương tác với người nghe.

   

Chào và cảm ơn người nghe.

Đánh giá

0

0 đánh giá