Văn bản Bài học từ cây cau (Văn 7) - Nguyễn Văn Học 

409

Tài liệu tác giả tác phẩm Bài học từ cây cau Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Bài học từ cây cau lớp 7.

Bài học từ cây cau - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả

Văn bản Bài học từ cây cau (Văn 7) - Nguyễn Văn Học  (ảnh 2)

- Nguyễn Văn Học 

- Quê quán: Phú Xuyên (Hà Tây cũ)

- Nguyễn Văn Học đã có một gia tài văn chương đáng nể: 22 đầu sách riêng gồm ký, thơ, truyện ngắn và tiểu thuyết. 

- Anh cũng là một nhà báo năng nổ, chịu đi, chịu viết và chưng cất thành những trang văn sinh động từ chính cuộc sống đầy sôi động, muôn hình muôn vẻ.

- Tác phẩm chính: “Những cô gái  bất hạnh ” (NXB Lao động, 2007); “Gái điếm” (NXB Văn học, 2008); “Đường dài của hạnh phúc” (NXB Công an nhân dân, 2008); “Rơi xuống vực sâu” (NXB Công an nhân dân 2009); “Bão người” (NXB Công an nhân dân 2009); “Cao bay xa chạy” (NXB Hà Nội 2010); “Hỗn Danh” (NXB Hội Nhà văn 2011); “Hoa giang hồ” (NXB Văn học 2011); “Khi vết thương nằm xuống” (NXB Văn học năm 2013),…

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Thể loại: 

Bài học từ cây cau thuộc thể loại truyện ngắn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

- Văn bản Bài học từ cây cau được trích trong “Trò chuyện với hàng cau”, Báo Quân đội nhân dân, 9/4/2020

3. Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Bài học từ cây cau có phương thức biểu đạt là tự sự, biểu cảm

4. Người kể chuyện: 

Bài học từ cây cau được kể theo ngôi thứ nhất

5. Tóm tắt văn bản Bài học từ cây cau: 

   Nhân vật “tôi” và những người trong gia đình đều gắn bó với cau một cách tự nhiên. Ngày nào, cau cũng hiện diện trước nhà, gắn bó trong đời sống và sinh hoạt văn hóa. Ông của nhân vật “tôi” chính là người đã gieo lòng yêu cây cau, yêu quê nhà cho bố, chú và nhân vật “tôi” qua những câu hỏi của ông. Nhân vật “tôi” thường trò chuyện với cau để nhớ về tuổi thơ và tự hoàn thiện bản thân hơn.

6. Bố cục bài Bài học từ cây cau: 

Bài học từ cây cau có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “dòng họ ta”: Sự gắn bó của những thành viên trong gia đình nhân vật “tôi” với cây cau

- Phần 2: Còn lại: Bài học rút ra từ cây cau của nhân vật “tôi”

7. Giá trị nội dung: 

- Qua văn bản Bài học từ cây cau ta thấy được sự trân trọng, yêu mến cây cau của nhân vật “tôi”. Cây cau để lại cho tác giả nhiều kỉ niệm tuổi thơ, cây cau cùng những câu hỏi của ông nội cũng giúp tác giả có những bài học trong cuộc sống.

8. Giá trị nghệ thuật: 

- Giọng văn tha thiết, nhẹ nhàng, sâu lắng

- Tác giả thành công khi thể hiện cái “tôi” trữ tình 

- Hình ảnh gợi cảm, gợi tình

III. Tìm hiểu chi tiết

1. Mối quan hệ giữa cây cau và gia đình nhân vật “tôi”

* Những cuộc hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau và với cau:

- Giữa ông với bố:

+ Ông hỏi: “Nhìn lên cây cau con thấy gì?”

+ Bố đáp: “Con thấy bầu trời xanh”

- Giữa ông với cháu:

+ Ông hỏi: “Nhìn lên cây cau cháu thấy gì?”

+ Cháu đáp: “Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lí của ông phải không ạ?”

- Giữa cháu với ông:

+ Cháu hỏi: “Vậy nhìn lên cây cau ông đã thấy gì ạ?”

+ Ông đáp: “Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta.”

- Nhân vật “tôi” và những người trong gia đình đều gắn bó với cau một cách tự nhiên. 

- Ngày nào, cau cũng hiện diện trước nhà, gắn bó trong “đời sống và sinh hoạt văn hóa”. 

→ Ông của nhân vật “tôi” chính là người đã gieo lòng yêu cây cau, yêu quê nhà cho bố, chú và nhân vật “tôi” qua những câu hỏi của ông.

2. Tình cảm yêu mến và bài học từ cây cau của nhân vật “tôi”

- Nhân vật “tôi” nhận định: Mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy khác nhau.

→ Qua những câu hỏi của ông, mỗi người trong gia đình nhân vật “tôi” đều có một cách sống và làm việc sáng tạo, có ý nghĩa.

- Nhân vật “tôi” trò chuyện với cau, cũng như đang trò chuyện với chính mình:

+ Nhân vật “tôi” hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”

+ Cau: “một đàn chim xòe cánh bay ra” 

+ Nhân vật “tôi” hỏi: “Cau có thấy bầu trời cao rộng?”

+ Cau: “những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xạc xào”

- Nhân vật “tôi” lại nhớ về tuổi thơ:

+ Nhớ trò “kéo xe bằng mo cau”

→ Qua việc mượn cau để trò chuyện với chính mình, ta thấy nhận nhân vật “tôi” là một người sống tình cảm, yêu quê hương, yêu những hàng cau quê hương, luôn nhớ về quê hương, gia đình và những kỉ niệm tuổi thơ. Nhờ có cây cau và những câu hỏi của ông nội đã thôi thúc trong nhân vật “tôi” những suy nghĩ về bài học làm người: sống ngay thẳng như cau, biết nhìn về tương lai tươi sáng và không ngừng cố gắng, hoàn thiện bản thân. 

Đánh giá

0

0 đánh giá