Tài liệu tác giả tác phẩm Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học lớp 7.
Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học - Ngữ văn lớp 7
Du Gia Huy (You Jia Hui)
1. Thể loại:
Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học thuộc thể loại văn bản thông tin
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Văn bản: “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học” được in trong chương 2: “Bí kíp ghi chép hiệu quả” NXB Kim Đồng, 2020.
3. Phương thức biểu đạt:
Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học có phương thức biểu đạt là nghị luận
4. Tóm tắt văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học:
Văn bản đã cung cấp cho chúng ta những cách ghi chép sao cho chỉ nhìn một lần là biết trọng tâm ở đâu. Đó là: Lập ra quy tắc ghi chép: chia rõ các phần; Học cách tìm nội dung chính; Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học. Nắm được những cách trên sẽ chúng ta ghi chép hiệu quả, dễ hiệu bài hơn.
5. Bố cục bài Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học:
Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học có bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “chỉ khoanh một chỗ”: Lập ra quy tắc ghi chép: chia rõ các phần
- Phần 2: Tiếp đến “giữa các nội dung”: Học cách tìm nội dung chính
- Phần 3: Còn lại: Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học
6. Giá trị nội dung:
- Văn bản “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học” cung cấp cho chúng ta những cách ghi chép hiệu quả, giúp ta hiểu bài dễ dàng hơn
7. Giá trị nghệ thuật:
- Bố cục văn bản rõ ràng
- Các đề mục kết hợp hiệu quả, rành mạch, dễ hiểu
- Lí lẽ, lập luận logic, thuyết phục
- Phân vùng:
+ Dùng phần lề trái (phần A tromg ảnh) để ghi lại trọng tâm nội dung bài học.
- Chia theo màu sắc:
+ Dùng bút màu ghi chép nội dung có ý nghĩa khác nhau
→ Chỉ nhìn một lần sẽ biết trọng tâm ở đâu
- Khoanh vùng trọng tâm:
+ Dùng bút màu hoặc các kí hiệu đặc biệt để đánh dấu nội dung quan trọng
→ Điều này giúp bạn có thể nhớ trọng tâm bài học ngay cả khi bạn không đủ thời gian chuẩn bị hoặc khó nhớ hết trọng tâm bài
* Mẹo giúp ghi chép để khi đọc là hiểu ngay:
- Gạch chân các câu, đoạn quan trọng trong một đoạn ghi chép dài.
- Trong đoạn văn đã gạch chân, chọn những từ ngữ cần nhấn mạnh bằng cách gạch chân thêm một đường hoặc tô màu bằng bút dạ quang.
- Có thể dùng kí hiệu phù hợp (dấu ngoặc kép chẳng hạn) đánh dấu phần trọng tâm. - Dùng bút đỏ hoặc bút dạ quang khoanh lại điểm trọng tâm nhất (chỉ khoanh một chỗ).
2. Học cách tìm nội dung chính
* Để nắm bắt được nội dung chính của bài, ta cần:
- Tìm từ khóa và câu chủ đề: thường là những câu tô đậm, in hoa, câu mở đầu, kết thúc, …
- Đánh dấu những nội dung mà thầy cô nhấn mạnh “tầm quan trọng” hay giảng lại nhiều lần, rồi đọc lại sách giáo khoa và thảo luận với bạn, hỏi thầy cô để hiểu kĩ hơn
- Tự đặt câu hỏi và trả lời: Chúng ta nên tự đặt câu hỏi và trả lời để biết mình đã thực sự nắm được trọng tâm bài hay chưa
- Dùng sơ đồ tóm tắt lại những kiến thức đã học: Thông qua sơ đồ, ta có thể dễ dàng nhìn ra mối quan hệ giữa các nội dung
3. Phân tích và đối chiếu: Thiết lập mối liên hệ giữa các trọng tâm bài học
- Giải thích:
+ Vì sách giáo khoa được thiết kế có hệ thống, kết cấu rõ ràng
- Ta cần:
+ Chú ý những đề mục được in đậm hay viết in hoa trong sách giáo khoa hoặc tự mình khái quát một đoạn nội dung thành vài chữ hoặc một câu, rồi ghi chú lên bảng
+ Trong vở ghi có thể sử dụng bút màu hoặc đường kẻ nối để thể hiện mối quan hệ giữa các chủ đề
→ Vậy chỉ cần đọc lướt qua là ta đã nắm được mấu chốt của văn bản
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.