Tác giả tác phẩm Bài học từ cây cau – Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo)

264

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Bài học từ cây cau Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Bài học từ cây cau – Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo)

I. Tác giả

                                      Bài học từ cây cau - Ngữ văn lớp 7 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Nguyễn Văn Học

Quê quán: huyện Phú Xuyên, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội)

 

II. Tác phẩm Bài học từ cây cau

1. Thể loạiNghị luận

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

-  Trích Trò chuyện với hàng cau, Báo Quân đội nhân dân, 09/04/2020

3. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Bài học từ cây cau

- Tác phẩm viết về hình ảnh cây cau quen thuộc mang hình bóng của quê nhà. Những bài học của người ông về cây cau, mỗi người trên cuộc đời đều có suy nghĩ khác nhau

5. Bố cục tác phẩm Bài học từ cây cauv

- Phần 1: Từ đầu …điều đó làm tôi thấy tự hào : sự trân trọng của người ông dành cho cây cau

- Phần 2: Còn lại: những bài học từ cây cau

6. Giá trị nội dung tác phẩm Bài học từ cây cau

- Những bài học của người ông về hàng cau

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bài học từ cây cau

- Từ ngữ giản dị, gần gũi

Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bài học từ cây cau

1. Tình yêu của người ông giành cho hàng cau

- Hàng cau được trồng ở trước và sau nhà thờ tổ

- Những cây cau này được trồng từ rất lâu

- Hàng cau trước và sau nhà, hoa trong khuôn viên chính là những khoản trữ tình mướt mát tạo nên ngôi nhà ấy

+ Người ông là người yêu thiên nhiên, những điều bình dị

+Hình ảnh hàng cau xung quanh nhà tạo nên nét đẹp neo giữ hồn quê

+ Vì yêu cau nên người ông yêu cả dáng hình của cau, yêu tàu lá, yêu hương hoa thơm ngát yêu tổ chim trú ngụ ở đó

2. Cuộc nói chuyện giữa ‘ông” với “bố” và nhân vật tôi

- Sự hiện diện của cây cau rất quen thuộc với tất cả thành viên trong gia đình

+Tự nhiên và thân thuộc như tình thân

+Từ cây cau người ông dạy cho các con của mình tình yêu quê nhà

- Người ông hỏi người bố Nhìn lên cau con thấy điều gì?

+ Người bố trả lời nhìn lên cau con thấy bâu trời xanh 

+ Ông lại hỏi câu đó sang người cháu

+ Người cháu trả lời cháu thấy bài học về làm người ngay thẳng

- Theo người ông khi nhìn lên cây thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ

- Mỗi người đều có một sự quan sát, cách suy nghĩ khác nhau

- Cuối truyện tác giả nhớ lại những ký ức tuổi thơ với hàng cau

+ Làm những trò xe kéo bằng mo cau.

Đánh giá

0

0 đánh giá