Văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm (Văn 7)- Li-xơ- bớt Đao-mon-tơ

342

Tài liệu tác giả tác phẩm Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm lớp 7.

Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả

Li-xơ- bớt Đao-mon-tơ

II. Tìm hiểu tác phẩm

Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm thuộc thể loại thư từ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

-Văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm được in trong Những bức thư đoạt giải cuộc thi UPU lần thứ 34, NXB Bưu điện, Hà Nội, năm 2005.

3. Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm có phương thức biểu đạt là nghị luận, tự sự, biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm: 

- Tác giả của bức thư khâm phục sự dũng cảm của chú lính chì vì: dù chú chỉ có một chân nhưng không hề lùi bước trước bất kì mối đe dọa nào. Trái tim của chú đã chiến thắng nỗi sợ tên phù thủy trong hộp lò xo, vượt qua mọi hiểm nguy chú phải đối mặt trong lòng cống tối om. Thử thách lớn nhất là chú phải vượt qua lũ chuột và có cá đã nuốt chửng chú. May thay, chị bếp nhà cậu chú đã phát hiện ra chú khi đem cá ra làm bữa. Cuối cùng, tất cả mọi người đều bị thiêu trụi nhưng chú lính vẫn luôn giữ mãi trong tim phút giây hạn phúc của tình yêu lãng mạn.

5. Bố cục bài Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm: 

Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “truyện cổ tích của Han-xơ Cri-xti-an An-đéc-xen (Hans Christian Andersen): Giới thiệu lí do viết thư

- Phần 2: Tiếp đến “ một chân duy nhất.[…]”: tác giả phân tích, lí giải lí do yêu thích nhân vật chú lính chì

- Phần 3: Còn lại: Bày tỏ suy nghĩ của tác giả

6. Giá trị nội dung: 

- Văn bản Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm là lời bày tỏ của một cô bé về tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ dành cho nhân vật “chú lính chì” dũng cảm trong truyện cổ tích của An-đéc-xen. 

7. Giá trị nghệ thuật: 

- Giọng điệu tha thiết, nhẹ nhàng khi bày tỏ sự ngưỡng mộ, yêu mến chú lính chì

- Cách lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

- Kết hợp linh hoạt nghệ thuật so sánh, nhân hóa, điệp ngữ để khẳng định vấn đề.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm

1. Tình cảm mà tác giả bức thư đã dành cho nhân vật chú lính chì:

- Đầu tiên, tác giả khâm phục chú lính vì: dù chú chỉ có một chân nhưng không hề lùi bước trước bất kì mối đe dọa nào.

+ Chú vẫn vui vẻ cùng người anh em của mình sống trong ngôi nhà, được “cậu chủ yêu mến” và “cô vũ nữ ba lê bằng giấy” yêu thương.

- Trái tim của chú đã chiến thắng nỗi sợ “tên phù thủy” trong hộp lò xo, vượt qua mọi hiểm nguy chú phải đối mặt trong “lòng cống” tối om.

- Thử thách lớn nhất là chú phải vượt qua lũ chuột hôi hám và có cá đã nuốt chửng chú.

- Sau này, may mắn con cá ấy lại bị đưa về chính nhà cậu chủ, chị bếp nhà cậu chú đã phát hiện ra chú khi đem cá ra làm bữa. 

- Cuối cùng, tất cả mọi người đều bị thiêu trụi nhưng chú lính vẫn luôn giữ mãi trong tim phút giây hạn phúc của tình yêu lãng mạn.

→ Tác giả của bức thư đã dành tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, trân trọng cho nhân vật chú lính chì dũng cảm: Một chú lính chì có trái tim ấp ám, bản lĩnh dũng cảm luôn sẵn sàng đối mặt và vượt qua mọi hiểm nguy. Điều này chứng minh cho câu: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”

2. Suy nghĩ của tác giả về kết thúc không có hậu của truyện Chú lính chì dũng cảm:

- Tác giả của bức thư đã cảm ơn nhà văn An-đéc-xen vì ông đã không viết cái kết có hậu cho truyện “Chú lính chì dũng cảm” vì:

+ Theo tác giả của bức thư: Trẻ em chúng ta đang sống trong thế giới thực chứ không phải cổ tích, một thế giới thực vẫn tồn tại chiến tranh, đau thương, tệ nạn ma túy, đói nghèo, …

+ Vì vậy, “một kết thúc” không có hậu của An-đec-xen sẽ giúp mọi người nhìn nhận được những mặt trái của cuộc sống thực

+ Từ đó, thúc đẩy mọi người tìm cách giải quyết hiệu quả, cho trẻ em nói riêng cũng như mọi người trên thế giới nói chung sẽ được sống một cuộc sống “tươi đẹp” hơn. 

→ Đây là một suy nghĩ hết sức nhân văn, có giá trị to lớn.

Đánh giá

0

0 đánh giá