Văn bản Thủy tiên tháng Một (Văn 7) - Thô-mát L. Phrít-man

3.1 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Thủy tiên tháng Một Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Thủy tiên tháng Một lớp 7.

Thủy tiên tháng Một - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả

Văn bản Thủy tiên tháng Một (Văn 7) - Thô-mát L. Phrít-man (ảnh 2)

- Thô-mát L. Phrít-man sinh năm 1953, là nhà báo người Mỹ, phụ trách chuyên mục các vấn đề quốc tế của báo Niu-oóc Thai-mở. 

- Ông đã ba lần được trao giải Pu-lít-dơ (Pulitzer). 

- Các tác phẩm nổi tiếng: Chiếc xe Lếch-xớt (Lexus) và cây ôliu (1999); Thế giới phẳng (2005 - 2007); Nóng, Phẳng, Chật (2008):...

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Thể loại

Thủy tiên tháng Một thuộc thể loại văn bản nghị luận

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm Thủy tiên tháng Một được trích trong cuốn sách Nóng, Phẳng, Chật, nói về những thách thức lớn nhất mà hiện nay nước Mỹ đang đối mặt: khủng hoảng môi trường toàn cầu và việc đánh mất vị thế của một quốc gia dẫn đầu. 

- Đoạn trích Thuỷ tiên tháng Một là một bài nằm trong mục 5 (Sự bất thường của Trái Đất) thuộc phần 2 (Tại sao chúng ta lại ở đây) của cuốn sách.

Văn bản Thủy tiên tháng Một (Văn 7) - Thô-mát L. Phrít-man (ảnh 3)

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Thủy tiên tháng Một có phương thức biểu đạt là nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Thủy tiên tháng Một

Sự biến đổi của khí hậu trên Trái Đất không òn là “sự nóng lên của Trái Đất” nữa mà nó còn là “sự bất thường của Trái Đất”. Đây là thuật ngữ do Hân-tơ Lo-vin đặt ra nhằm giải thích rằng nhiệt độ trung bình toàn Trái Đất tăng lên thực sự sẽ dẫn đế khác hiện tượng bất thường khác. Có thể thời tiết sẽ như trong truyện khoa học biễn tưởng. Do nhiệt độ trung bình tăng nên lượng nước bốc hơi sẽ nhiều hơn dẫn tới một vài nơi khô sẽ càng khô hơn, nơi hay mưa sẽ mưa nhiều hơn. Xu hướng cực đoan của thời tiết ngày một tăng tại khắp nơi trên thế giới.

5. Bố cục bài Thủy tiên tháng Một

Thủy tiên tháng Một có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến… hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác): Những tên gọi khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

- Phần 2 (Còn lại): Lí giải về sự xuất hiện đồng thời hai thái cực của thời tiết.

6. Giá trị nội dung

Văn bản đã cung cấp cho chúng ta thông tin một cách đầy đủ, khoa học, chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất. Qua văn bản chúng ta thấy rõ được vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết.

7. Giá trị nghệ thuật

- Câu văn ngắn gọn, súc tích.

- Lập luận chặt chẽ, thông tin xác thực, khoa học.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm

Văn bản Thủy tiên tháng Một (Văn 7) - Thô-mát L. Phrít-man (ảnh 4)

Văn bản Thủy tiên tháng Một (Văn 7) - Thô-mát L. Phrít-man (ảnh 5)

1. Những tên gọi khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên Trái Đất.

“Sự nóng lên của trái đất”: khái niệm khá êm ái, chưa diễn tả hết tình hình biến đổi khí hậu.

“Sự bất thường của Trái Đất”

+ Hân-tơ Lo-vin) đặt ra. 

+ Mục đích: giải thích rằng nhiệt độ trung bình trên toàn trái đất đều tăng lên là nguyên nhân gây ra sự bất thường (bão lũ lớn hơn, lũ lụt nặng nề hơn, cháy rừng dữ dội hơn, sự biến mất của các loài sinh vật).

Dẫn chứng lí giải cho nhan đề của văn bản:

+ Hoa thủy tiên vốn thường nở vào tháng Ba, năm nay lại nở từ đầu tháng à Sự bất thường.

→ Sự biến đổi bất thường đáng lo ngại của khí hậu trên trái đất.

2. Lí giải về sự xuất hiện đồng thời hai thái cực của thời tiết.

- Chênh lệch nhiệt độ làm hình thành cũng như tạo ra hướng vận động của gió trên bề mặt Trái Đất.

- Trái Đất nóng hơn, tốc độ bay hơi nước cũng thay đổi à những trận mưa bão rất lớn, những đợt hạn hán kéo dài.

→ Sự gia tăng của xu hướng thời tiết cực đoan.

Đánh giá

0

0 đánh giá