Văn bản Nói với con (Văn 7) - Y Phương

781

Tài liệu tác giả tác phẩm Nói với con Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Nói với con lớp 7.

Nói với con - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả

Văn bản Nói với con (Văn 7) - Y Phương (ảnh 1)

- Y Phương (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước

- Quê quán: Trùng Khánh- Cao Bằng , ông là người dân tộc Tày

- Sự nghiệp sáng tác:

+ Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở văn hóa và thông tin tỉnh Cao Bằng

+ Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng

+ Năm 2007 ông được nhận giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật. Đây quả là một giải thưởng cao quý rất xứng đáng với những gì ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà

+ Các tác phẩm tiêu biểu: “Người hoa núi”, “Lời chúc”, “Đàn then”…

- Phong cách sáng tác:

+ Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Thể loại

Nói với con thuộc thể loại thơ tự do 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Từ hiện thực ấy nhà thơ sáng tác bài thơ như lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Nói với con có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4.Tóm tắt văn bản Nói với con

Bài thơ như lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái phải biết yêu thương, tự hào về truyền thống của quê hương, dân tộc mình. Bài thơ ca ngợi cội nguồn gia đình, quê hương với những từ ngữ gần gũi, nhắc nhở con phát huy phẩm chất cao đẹp của quê hương để vững bước trên cuộc đời.

5. Bố cục bài Nói với con

Nói với con có bố cục gồm 2 phần:

- Đoạn 1: Con lớn lên trong tình yêu thương, sự giúp đỡ của cha mẹ , trong cuộc sống lao động của quê hương

- Đoạn 2: Lòng tự hào về sức sống bền bỉ, manh mẽ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục những truyền thống đáng quý

6. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽvới quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống

7. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ được làm theo thể thơ tự do phóng khoáng làm cho cảm xúc cụ thể, rõ ràng, giọng điệu thơ trìu mến, thiết tha. Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm

III. Tìm hiểu chi tiết

Văn bản Nói với con (Văn 7) - Y Phương (ảnh 2)

- Người cha nhắc nhở con về cội nguồn sinh dưỡng:

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”

- Con được lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng niu và mong chờ của cha mẹ.

-Những hình ảnh cụ thể gợi sự gắn bó của tình cảm cha con: “chân phải - chân trái”; “tiếng nói - tiếng cười”; “một bước - hai bước”...

=> Tạo ra bầu không khí ấm áp, quấn quýt và hạnh phúc.

Văn bản Nói với con (Văn 7) - Y Phương (ảnh 3)

- Con sẽ lớn lên trong câu hát, nhịp sống và lao động của người đồng mình với cuộc sống tươi vui: “Đan lờ cài nan hoa/Vách nhà ken câu hát”.

- Hình ảnh thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con về tâm hồn và lối sống. Người cha nhắc tới “ngày cưới” - ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời - đó là điểm tựa của hạnh phúc.

=> Người cha muốn nói với người con vẻ đẹp của vùng quê giàu truyền thống và nghĩa tình.

- Khi nói về quê hương, người cha tự hào khi nói về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ mà cao đẹp của quê hương với mong muốn con tiếp nối, phát triển.

+ Cụm từ “người đồng mình” được nhắc nhiều lần khẳng định phẩm chất của người đồng mình, những người có lời nói giản dị, mộc mạc gợi sự yêu thương, gần gũi.

+ Phẩm chất của những người đồng mình hiện dần qua lời nói tâm tình của người cha

+ Đó là tấm lòng thủy chung với nơi chôn rau cắt rốn, một cuộc sống tràn ngập niềm vui và sự lạc quan.

+ Bằng việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ và cách so sánh cụ thể kết hợp nhiều kiểu câu ngắn dài khác nhau, lời tâm tình của người cha góp phần khẳng định người miền núi tuy có nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn luôn kiên cường, sống mạnh mẽ, thiết tha với quê hương.

- Ước muốn của cha dành cho con:

+ Mong con thủy chung với quê hương.

+ Biết chấp nhận khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của mình.

+ Người cha muốn nhắn nhủ con phải biết tự hào vào truyền thống tốt đẹp và lối sống nghĩa tình của quê hương và người đồng mình.

+ Cha mong mỏi đứa con sống cao thượng, tự trọng, chân thật dù mộc mạc, đơn sơ để xứng đáng với người đồng mình.

+ Con tự tin bước đi, bởi sau lưng con còn có gia đình, quê hương, bởi trong tim con sẵn có những phẩm chất quý báu của “người đồng mình”.

Đánh giá

0

0 đánh giá