Văn bản Hãy cầm lấy và đọc (Văn 7) - Huỳnh Như Phương

1.9 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Hãy cầm lấy và đọc lớp 7.

Hãy cầm lấy và đọc - Ngữ văn lớp 7

I. Tác giả

Văn bản Hãy cầm lấy và đọc (Văn 7) - Huỳnh Như Phương (ảnh 1)

- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê ở Quảng Ngãi

- Ông là giảng viên đại học, nhà nghiên cứu phê bình văn học

- Tác phẩm chính: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phái Hình thức Nga (2007); Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008); Hãy cầm lấy và đọc (2016); Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn (2019); …

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Thể loại

Hãy cầm lấy và đọc thuộc thể loại văn bản nhật dụng

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Văn bản Hãy cầm lấy và đọc (Văn 7) - Huỳnh Như Phương (ảnh 2)

- Tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc được trích Hãy cầm lấy và đọc (2016)

- “Hãy cầm lấy và đọc” mang đến độc giả những suy ngẫm, chiêm nghiệm của ông trong nhiều năm giảng dạy, viết báo, viết sách về văn hóa đọc cũng như nhận định của tác giả về những kiện nổi bật trong đời sống văn hóa, xuất bản.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Hãy cầm lấy và đọc có phương thức biểu đạt là nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Hãy cầm lấy và đọc

Có một lần Thánh Au-gu-xtinh do nghe giọng nói thì thầm của một em bé: “Hãy cầm lấy mà đọc” mà được thúc đẩy đi sâu vào nghiên cứu triết học và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời trung đại. Vượt qua tính chất huyền bí của câu chuyện, lời mời gọi trân trọng người ta đọc một cuốn sách. Con người không ăn có thể chết nhưng người không đọc cũng có thể “chết” dần. Không phủ nhận vai trò của sách trong bối cảnh ngày càng tăng của các phương tiện hiện đại. Chữ nghĩa mang lại kiến thức, văn hóa cho con ngườ, chứa đựng nhiều điều kì diệu của nhân loại. Nền giáo dục không khuyến khích con người đọc sách là nền giáo dục phiến diện. Lâu nay chúng ta thường nghe những báo động về sự sa sút văn hóa đọc. Sách sinh ra là dùng để đọc, không phải để trưng bày. Hãy cầm sách lên và đọc.

5. Bố cục bài Hãy cầm lấy và đọc

Hãy cầm lấy và đọc có bố cục gồm 3 phần:

Phần một: Từ đầu đến “không dễ nhận ra”: Tầm trong trọng của việc đọc sách.

Phần hai: Tiếp theo đến “ giá trị tinh thần”: Khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại.

Phần ba: Còn lại: Biện pháp khắc phục sự sa sút văn hóa đọc, kêu gọi mọi người nên đọc sách

6. Giá trị nội dung

- Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả về cách nhìn nhận của mình về tầm quan trọng của việc đọc sách và tính cấp thiết của việc khắc phụ sự sa sút băn hóa đọc. Bên cạnh đó, bài viết còn truyền cảm hứng, kêu gọi mọi người yêu sách hơn, đọc sách để giữ vững văn hóa, mở mang tri thức.

7. Giá trị nghệ thuật

- Lập luật chặt chẽ, logic bằng những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.

- Lời văn tha thiết, bày tỏ thái độ lo lắng trước thực trạng đọc sách của con người hiện nay

III. Tìm hiểu chi tiết

Văn bản Hãy cầm lấy và đọc (Văn 7) - Huỳnh Như Phương (ảnh 3)

1. Tầm quan trọng của việc đọc sách 

- Mở đầu bằng câu chuyện về Thánh Au-gu-xtinh à dẫn chứng thuyết phục, dẫn nhập vào vấn đề cần bản luận.

- Phép lập luận đối lập

+ Con người tuyệt thực có thể chết

+ Con người không đọc, không xem, không nghe cũng có thể “chết” dần dần, êm ái.

→ Nhấn mạnh sự cần thiết của việc đọc sách.

2. Khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại

- “Hãy cầm sách lấy mà đọc: lời của những người thân thương khi muốn chia sẻ kiến thức tới chúng ta.

- Khẳng định vị thế của sách trong bối cảnh gia tăng sự xuất hiện của các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại.

- Con chữ: 

+ Hàm chứa văn hóa của một dân tộc mang hồn thiêng của đất nước.

+ Kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong khuôn khổ.

+ Gợi lên tư duy hồi đáp, hô ứng hay phản biện. 

+ Chữ là cầu nối những thế hệ xa cách nhau trong lịch sử.

- Trang giấy

+ Phơi bày những bí ẩn của thiên nhiên, vũ trụ, xã hội và con người.

→ Lối viết liệt kê khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách. Khẳng định mạnh mẽ: một nền giáo dục không khuyến khích đọc sách là một nền giáo dục phiến diện.

3. Kêu gọi mọi người cùng đọc sách

- Bày tỏ sự lo ngại về ự sa sút của người đọc, do ảnh hưởng của hai phương diện:

+ Người ham đọc cần có sách hay để đọc, nếu chỉ có những cuốn sách dở thì hiển nhiên người đọc sẽ hờ hững.

+ Nếu người đọc không chuẩn bị nền tảng văn hóa cần thiết thì dù sách bao nhiên vẫn là vô ích.

- Lời kêu gọi: Xin hãy cầm lấy và đọc.

→ Lời kêu gọi chân thành, xuất phát từ trái tim của một người yêu sách.

Đánh giá

0

0 đánh giá