Tác giả tác phẩm Nói với con – Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức)

290

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Nói với con Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Nói với con – Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức)

I. Tác giả

Nói với con - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

-Y Phương(1948-2022)

- Quê quán: Cao Bằng

 

- Phong cách nghệ thuật: tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, phong khoáng in đậm bản sắc quê hương ông

- Tác phẩm chính: Người núi Hoa(1982), Tết tháng giêng(1986), Đàn Then(1996)….

II. Tác phẩm Nói với con

1. Thể loại: Thơ tự do

2 Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

Nói với con - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Bài thơ được viết năm 1980. Khi con gái của ôg mới 1 tuổi, khi đó kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn

3. Phương thức biểu đạtBiểu cảm, miêu tả

4. Tóm tắt tác phẩm Nói với con

 Bài thơ là lời tâm tình của cha giành cho con gái về quê hương của mình. Cũng là lời nói của tác giả với chính mình và thế hệ mai sau

5. Bố cục tác phẩm Nói với con

- Phần 1 khổ đầu: lời của người cha dạy cho con mình nhớ về cội nguồn sinh dưỡng gia đình, quê hương

- Phần 2 còn lại: Người cha nhắc con tự hào về truyền thống, sức sống của quê hương

6. Giá trị nội dung tác phẩm Nói với con

- Lời của cha nhắc nhở con gái hãy luôn nhớ về nguồn cội của mình và tự hào về truyền thống đẹp đẽ của dân tộc

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nói với con

Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…

Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang

Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa

- Hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

III. Tìm hiểu chi tiết Nói với con

1.Hình ảnh của quê hương

- Người con luôn được sống trong tình thương sự bảo bọc của cha mẹ

Chân phải bước tới cha cha vẫn sẽ luôn là người dìu dắt, là chỗ dựa vững chắc cho con

Chân trái bước tới mẹ: mẹ là người luôn yêu thương, nâng đỡ, dìu dắt, bảo vệ đứa con nhỏ của mình

- Người con dần trưởng thành từ cuộc sống lao động, thiên nhiên đẹp đẽ, thấm đượm tình cảm của quê hương

+ Người đồng mình yêu lắm

+ Đan lờ cài nan hoa

+ Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng

- Sự cần cù trong lao động, sự gắn bó, quấn quýt giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên là nguồn cội nuôi dưỡng con người

→  Cha mẹ luôn che chở, bảo bọc con, quê hương nuôi con khôn lớn

-Người cha còn nói cho con biết về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình"

+  Giàu tình cảm, tình yêu thương

+  Sống tự nhiên, mạnh mẽ, bền bỉ

+  Có niềm tự hào, kiêu hãnh

+ Mộc mạc, chân chất, và sống luôn đoàn kết bao bọc, chở che nhau

→  Những nét đẹp truyền thống của dân tộc được người cha kể lại cho con mình nghe, với giọng kể đầy tự hào

2. Lời của người cha dạy cho con

Người cha nhắc nhở con phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", luôn tự tin, yêu thương và sống trách nhiệm

- Nhắc nhở con phải sống tình cảm yêu quê hương

- Phải sống đoàn kết, cần cù lao động

- Luôn ghi nhớ về cội nguồn của mình 

→  Bài học cha dạy cho con có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Mong sau này con mình trở thành người tốt, luôn yêu thương, và giữ gìn truyền thống dân tộc

Đánh giá

0

0 đánh giá