Vở bài tập Toán 8 trang 86, 87, 88 Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c)

503

Toptailieu.vn giới thiệu Vở bài tập Toán 8 trang 86, 87, 88 Bài 6:Trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c) chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong Vở bài tập Toán 8. Mời các bạn đón đọc.

Vở bài tập Toán 8 trang 86, 87, 88 Bài 6:Trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c)

Câu hỏi Vở bài tập Toán 8 trang 86 - 88: Khoanh tròn vào chữ cái trước khẳng định đúng. Cho hình vẽ 29. 

VBT Toán 8 Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c) (ảnh 2)

a,

Hai tam giác đồng dạng với nhau là:

A. ΔABC và ΔDEF

B. ΔABC và ΔGKH

C. ΔGKH và ΔDEF

b,

Độ dài x của cạnh HK bằng:

A. 30                             B. 31

C. 33                             D. 34

Phương pháp giải:

a, Sử dụng dấu hiệu nhận biết hai tam giác đồng dạng theo trường hợp cạnh – góc - cạnh

b, Sử dụng tính chất hai tam giác đồng dạng
Lời giải:

a,

Xét ΔABC và ΔGKH có:

ABGK=ACGH=32

A^=G^(gt)

ΔABCΔGHK(c.g.c)

Chọn B. 

b, Theo câu a) ΔABCΔGKHABGK=BCHK3322=51HK HK=22.5133=34

Chọn D.

Vở bài tập Toán 8 trang 86 - 88 Bài 24: Chứng minh rằng nếu tam giác A'B'C' đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số , thì tỉ số của hai đường trung tuyến tương ứng với hai tam giác đó cũng bằng k.
Phương pháp giải:

Áp dụng:

- Định lí: Nếu hai cạnh tam giác này tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và góc tạo bởi các cặp đó bằng nhau, thì hai tam giác đồng dạng.

- Tính chất hai tam giác đồng dạng.

- Tính chất trung tuyến.

Lời giải:

VBT Toán 8 Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c) (ảnh 3)

Từ giả thiết ΔABCΔABC theo tỉ số k (h.30) nên ta có:

A^=A^;B^=B^;C^=C^; ABAB=ACAC=BCBC=k

Xét hai tam giác ΔABM và ΔABM:

BCBC=k nên 12BC12BC=k hay BMBM=k (1)

Mặt khác B^=B^ và ABAB=k (2) (theo giả thiết)

Từ (1) và (2) suy ra ABAB=BMBM

Theo định lý về trường hợp đồng dạng thứ hai, ta suy ra:

ΔABMΔABM AMAM=ABAB=k (đpcm)

Vậy: nếu hai tam giác đồng dạng với nhau theo tỉ số k thì tỉ số hai trung tuyến tương ứng cũng bằng k.

Vở bài tập Toán 8 trang 86 - 88 Bài 25: Trên một cạnh của góc xOy (xOy^1800), Đặt các đoạn thẳng OA=5cm,OB=16cm. Trên cạnh thứ hai của góc đó, đặt các đoạn OC=8cm,OD=10cm.

a) Chứng minh hai tam giác OCB và OAD đồng dạng.

b) Gọi giao điểm của các cạnh AD và BC là I, chứng minh rằng hai tam giác IAB và ICD có các góc bằng nhau từng đôi một.

Phương pháp giải:

Áp dụng:

- Định lí: Nếu hai cạnh tam giác này tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và góc tạo bởi các cặp đó bằng nhau, thì hai tam giác đồng dạng.

- Định lí tổng ba góc trong một tam giác.

- Tính chất hai tam giác đồng dạng.

Lời giải:

VBT Toán 8 Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c) (ảnh 4)

a) OAOC=58 ; ODOB=1016=58 

OAOC=ODOB

Xét  OCB và OAD có:

+) O^ chung

+) OAOC=ODOB (chứng minh trên)

 OCB đồng dạng OAD ( c-g-c)

ODA^=CBO^ (2 góc tương ứng) hay CDI^ = IBA^ 

b) ICD và IAB có

 CID^ = AIB^ (hai góc đối đỉnh)   (1)

CDI^ = IBA^ (theo câu a)            (2)

Theo định lí tổng ba góc trong một tam giác ta có:

CID^+CDI^+ICD^=1800AIB^+IBA^+IAB^=1800

CID^+CDI^+ICD^ =AIB^+IBA^+IAB^   (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: ICD^=IAB^

Vậy hai tam giác IAB và ICD có các góc bằng nhau từng đôi một.

Vở bài tập Toán 8 trang 86 - 88 Bài 26: Dựng tam giác ABC, biết A^ =60° và, tỉ số ABAC =45 và đường cao AH = 6cm

Phương pháp giải:

Áp dụng định lí: Một đường thẳng cắt hai cạnh của tam giác và song song với cạnh còn lại tạo thành một tam giác đồng dạng với tam giác đã cho.

- Tính chất hai tam giác đồng dạng.

Lời giải:

VBT Toán 8 Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ hai (c.g.c) (ảnh 5)

1. Phân tích:

Giả sử đã dựng được ΔABC có A^=600AH=6cm và ABAC=45.

Trên tia AB vẽ điểm M sao cho AM=4 đơn vị dài.

Trên tia AC vẽ điểm N sao cho AN=5 đơn vị dài.

Ta có: AMAN=45. Vậy AMAN=ABAC (vì cùng bằng 45)

Suy ra AMAB=ANAC.

Theo định lý Ta – let đảo, MN//BCAHBC nên AHMN tại K.

Tam giác AMN xác định thì tam giác ABC cũng được xác định. Từ đó suy ra cách dựng như sau:

2. Cách dựng:

- Dựng góc xAy^=600

- Trên tia Ax lấy điểm M sao cho AM=4 đơn vị dài.

Trên tia Ay lấy điểm N sao cho AN=4 đơn vị dài.

Vẽ đoạn thẳng MN được tam giác AMN có A^=600.

Vẽ đường cao AK của tam giác AMN.

Trên tia AK lấy điểm H sao cho AH=6cm.

Qua H dựng đường thẳng vuông góc với AH, đường thẳng này cắt tia Ax tại B, cắt tia Ay tại C. Tam giác ABC là tam giác phải dựng. (h.31).

3. Chứng minh:

(Ta phải chứng minh ΔABC có đầy đủ các yêu cầu của bài toán).

ΔABC có góc A^=600 (theo cách dựng) (1)

ΔABC có đường cao AH=6cm (theo cách dựng) (2)

Mặt khác, MN//BC vì MN và BC cùng vuông góc với AH)

Theo định lý Ta – let ta có: AMAB=ANAC ABAC=AMAN=45(3)

Tam giác có đầy đủ ba điều kiện (1), (2), (3) theo yêu cầu của bài toán.

Vậy đó là tam giác phải dựng.

Đánh giá

0

0 đánh giá