Tiếng Việt lớp 2 trang 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134 Bài 16: Anh em thuận hòa – Cánh diều

808

Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134 Bài 16: Anh em thuận hòa sách Cánh diều gồm đầy đủ các phần Chia sẻ và đọc, Viết, Đọc, Nói và nghe, Tự đọc sách báo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 2 trang 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134 Bài 16: Anh em thuận hòa

Tiếng Việt lớp 2 trang 127, 128, 129 Để lại cho em

Chia sẻ

Tiếng Việt lớp 2 trang 127 Câu 1: Quan sát một bức tranh về tình cảm anh, chị, em. Đặt tên cho bức tranh đó:

Để lại cho em Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em quan sát các bức tranh, chú ý:

- Có những ai trong bức tranh?

- Họ đang làm gì?

- Nét mặt của họ ra sao?

Lời giải:

- Tranh 1: Anh sưởi ấm cho em

- Tranh 2: Chị buộc tóc cho em

- Tranh 3: Hai chị em chơi thổi bong bóng

- Tranh 4: Chị kể chuyện cho em

Tiếng Việt lớp 2 trang 127 Câu 2: Giới thiệu tranh, ảnh em bé (anh, chị) trong gia đình.

Gợi ý:

- Đó là tranh, ảnh em bé hay anh, chị của em?

- Em bé (anh, chị) là con trong gia đình hay con của cô (chú, bác)?

- Em bé (anh, chị) bao nhiêu tuổi?

Phương pháp giải:

Em dựa vào gợi ý để giới thiệu về em bé (anh, chị) của em

Lời giải:

- Đây là ảnh của anh trai em

- Anh ấy tên là Nam, là anh trai lớn của em.

- Anh trai em ăm nay 12 tuổi.

Bài đọc

Để lại cho em Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 2)

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 128 Câu 1: Chị để lại những đồ vật gì cho em bé dùng?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ 1 và 2.

Lời giải:

Những đồ vật mà chị để lại cho em bé dùng đó là: dép đỏ, mũ len, đôi tất, cái áo

Tiếng Việt lớp 2 trang 128 Câu 2: Chị còn để lại cho em bé điều gì tốt đẹp?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ khổ thơ thứ 3.

Lời giải:

Những điều tốt đẹp mà chị để lại cho em bé là: cái ngoan, cái sạch sẽ

Tiếng Việt lớp 2 trang 128 Câu 3: Em đã làm được những việc gì giúp em bé của em (hoặc các em nhỏ ít tuổi hơn em)?

Phương pháp giải:

Em tự trả lời theo suy nghĩ của bản thân.

Lời giải:

Những việc em làm là:

- Chơi với em bé

- Tặng em bé đồ chơi

- Tặng em bé quần áo cũ của mình

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 128 Câu 1: Dựa vào nội dung bài thơ, hãy cùng bạn hỏi đáp về đặc điểm của một số sự vật: đôi dép, đôi tất, hai bàn tay.

(M)

Để lại cho em Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 3)

Phương pháp giải:

Em dựa vào mẫu để hoàn thành bài tập.

Lời giải:

* Đôi dép:

- A: Đôi dép chị để lại cho em thế nào?

- B: Đôi dép chị để lại cho em có màu đỏ và vẫn còn mới lắm.

* Đôi tất:

- A: Đôi tất chị để lại cho em thế nào?

- B: Đôi tất chị để lại cho em thật xinh xắn.

* Hai bàn tay:

- A: Hai bàn tay chị thế nào?

- B: Hai bàn tay chị thơm tho và sạch sẽ.

Tiếng Việt lớp 2 trang 129 Câu 2: Đọc khổ thơ 3, hãy tưởng tượng và nói lời chị âu yếm, dỗ em khi em ốm.

Phương pháp giải:

Em đọc lại khổ thơ thứ 3 và hoàn thành bài tập

Lời giải:

Em cố gắng lên nhé! Chị cũng đã từng bị giống như em rồi. Chỉ cần em nghỉ ngơi và chịu khó ăn uống là khỏi thôi.

Tiếng Việt lớp 2 trang 129, 130 Bế Hoa. Chữ hoa O

Tiếng Việt lớp 2 trang 129 Câu 1: Nghe – viết:

Bé Hoa

Bây giờ, Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ.

Theo VIỆT TÂM

Bé Hoa. Chữ hoa O Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 2 trang 129 Câu 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống rồi giải câu đố:

a) Chữ l hay n?

Chân đen mình trắng

Đứng □ắng giữa đồng

□àm bạn nhà □ông

Thích mò tôm cá.

           (Là con gì?)

Bé Hoa. Chữ hoa O Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 2)

b) Chữ i hay iê?

Cá gì đầu bẹp có râu

Cả đời ch□`m dưới bùn sâu k□’m mồi?

                                  (Là con gì?)

Bé Hoa. Chữ hoa O Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 3)

c) Vần ăc hay ăt?

Thường có mٜ ở sân trường

Cùng em năm tháng thân thương bạn bè.

Nấp trong tán lá tiếng ve

S□’ hoa đỏ rực gọi hè đến mau.

                                (Là cây gì?)

Bé Hoa. Chữ hoa O Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải:

a) Chữ l hay n?

Chân đen mình trắng

Đứng nắng giữa đồng

Làm bạn nhà nông

Thích mò tôm cá.

=> Đáp án: con cò

b) Chữ i hay iê?

Cá gì đầu bẹp có râu

Cả đời chìm dưới bùn sâu kiếm mồi?

=> Đáp án: cá trê

c) Vần ăc hay ăt?

Thường có mặt ở sân trường

Cùng em năm tháng thân thương bạn bè.

Nấp trong tán lá tiếng ve

Sắc hoa đỏ rực gọi hè đến mau.

=> Đáp án: cây phượng

Tiếng Việt lớp 2 trang 130 Câu 3: Tìm các tiếng:

a. Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với lạnh

- Không quen

b. Chứa vần in hoặc iên, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với dữ

- Quả (thức ăn) đến độ ăn được

c. Chứa vần ăc hoặc ăt, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với (dao, kéo) lụt (cùn)

- Dùng dao hoặc kéo làm đứt một vật

Phương pháp giải:

Em dựa vào những gọi ý của bài rồi tìm các tiếng.

Lời giải:

a. Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với lạnh: nóng

- Không quen: lạ

b. Chứa vần in hoặc iên, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với dữ: hiền

- Quả (thức ăn) đến độ ăn được: chín

c. Chứa vần ăc hoặc ăt, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với (dao, kéo) lụt (cùn): sắc

- Dùng dao hoặc kéo làm đứt một vật: cắt, chặt

Tiếng Việt lớp 2 trang 130 Câu 4: Tập viết

a. Viết chữ hoa O

Bé Hoa. Chữ hoa O Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 5)

b. Viết ứng dụng Ong chăm tìm hoa lấy mật

Lời giải:

- Cấu tạo: gồm nét cong kín

- Cách viết: Đặt bút trên ĐK dọc 2, giữa hai ĐK ngang 3, 4 viết nét cong kín. Khi chạm điểm đặt bút thì lượn vòng vào trong và dừng bút bên phải ĐK dọc 2, dưới ĐK ngang 3 (ĐK dọc 2 là trục đối xứng của chữ O và nét lượn vòng).

Tiếng Việt lớp 2 trang 130, 131 Đón em 

Bài đọc

Đón em

1. Dũng học lớp 5. Trường Dũng ở sát trường mầm non nên cứ tan học là Dũng qua trường mầm non đón bé Lan.

2. Một hôm, nhóm của Dũng phải làm báo tường nên về muộn, Dũng vội vàng chạy sang trường đón em gái. Nhưng lớp bé Lan đã đóng cửa. Dũng nghĩ là bố mẹ đi làm về sớm, đã đón em rồi.

Nhưng ở nhà, cửa vẫn khoá, bố mẹ chưa về. Dũng lo lắng quay trở lại trường mầm non.

3. Bác bảo vệ dẫn Dũng đến chỗ trong những em nhỏ chưa có người đón. Bước vào phòng, Dũng thấy em gái đang ngồi chơi một mình. Cô giáo thì đang dỗ một em nhỏ khóc thút thít. Dũng vừa mừng vừa thương, xuýt xoa: “Ôi, em ngoan quá!”.

Lúc ấy, Lan mới rơm rớm nước mắt, ôm chầm lấy anh.

4. Hôm đó, Dũng cõng em gái về nhà. Vừa ôm cổ anh, Lan vừa hát líu lo. Dũng thấy vui hơn hẳn mọi ngày.

MINH HOÀ

Đón em Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

- Thút thít: từ gợi tả tiếng khóc nhỏ và rời rạc, xen lẫn tiếng xịt mũi.

- Rơm rớm: (nước mắt) ứa ra một ít, chưa thành giọt, thành dòng.

Đọc hiểu

Tiếng Việt lớp 2 trang 131 Câu 1: Hằng ngày, sau khi tan học, Dũng làm gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn thứ 1.

Lời giải:

Hằng ngày, sau khi tan học, Dũng qua trường mầm non đón bé Lan.

Tiếng Việt lớp 2 trang 131 Câu 2: Những từ ngữ nào ở đoạn 2 và đoạn 3 cho thấy Dũng rất thương em?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn thứ 2 và 3.

Lời giải:

Những từ ngữ cho thấy Dũng rất thương em là: vội vàng, lo lắng, vừa mừng vừa thương, xuýt xoa.

Tiếng Việt lớp 2 trang 131 Câu 3: Vì sao trên đường về, Lan vừa ôm cổ anh vừa hát líu lo?

Phương pháp giải:

Em nhớ lại ngày hôm đó với Lan có gì đặc biệt?

Lời giải:

Trên đường về, Lan vừa ôm cổ anh vừa hát líu lo vì hôm đó, Lan phải chờ anh Dũng rất lâu nhưng cuối cùng anh cũng tới đón mình. Được anh cõng về nhà nên Lan đã vừa ôm cổ anh vừa hát líu lo.

Tiếng Việt lớp 2 trang 131 Câu 4: Theo em, Dũng thấy vui hơn mọi ngày vì điều gì? Chọn ý em thích:

a) Vì Dũng đã có mặt lúc em gái mong anh đến.

b) Vì Dũng thấy em gái vui hơn hẳn mọi ngày.

c) Vì Dũng đã đón được em gái ở trường.

Phương pháp giải:

Em trả lời theo ý thích của bản thân mình.

Lời giải:

Theo em, Dũng thấy vui hơn mọi ngày vì Dũng đã có mặt lúc em gái mong anh đến.

Chọn đáp án: a

Luyện tập

Tiếng Việt lớp 2 trang 131 Câu 1: Các từ ngữ vội vàng, lo lắng, vừa mừng vừa thương, vui cho thấy Dũng là người anh thế nào?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ xem các từ ngữ đã cho mang nghĩa gì?

Lời giải:

Các từ vội vàng, lo lắng, vừa mừng vừa thương, vui cho thấy Dũng là người anh rất yêu thương và biết quan tâm tới em gái của mình.

Tiếng Việt lớp 2 trang 131 Câu 2: Theo em, lúc bé Lan “rơm rớm nước mắt, ôm chầm lấy anh”, Dũng sẽ nói gì để an ủi em?

(M) Đừng khóc, anh đến đón em đây mà!

Phương pháp giải:

Hãy tìm câu nói an ủi, dỗ dành em gái.

Lời giải:

- Em đừng khóc nhé! Có anh bên cạnh em rồi nè!

Tiếng Việt lớp 2 trang 132 Quan sát tranh ảnh của anh chị em

Tiếng Việt lớp 2 trang 132 Câu 1: Cùng bạn thực hành nói và đáp lại lời mời, nhờ trong các tình huống sau:

a) Em nhờ anh (chị) đọc cho mình chép một bài thơ mà anh (chị) thuộc.

b) Anh (chị) nhờ em tìm giúp một quyển sách trên giá sách.

c) Anh (chị) rủ em cùng chơi cầu lông.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các tình huống để lựa chọn nói và đáp cho phù hợp.

Lời giải:

a.

Em: Anh ơi, anh đọc giúp em một bài thơ mà anh thuộc để em chép lại nhé!

Anh: Ừm, để anh chọn một bài rồi đọc cho em nhé!

b.

Anh: Ngọc ơi, em tìm giúp anh quyển Dế Mèn phiêu lưu ký trên giá sách nhé!

Ngọc: Dạ vâng ạ, em tìm luôn đây ạ.

c.

Anh: Ngọc ơi, anh em mình chơi cầu lông đi!

Ngọc: Dạ vâng ạ, để em lấy vợt và cầu.

Tiếng Việt lớp 2 trang 132 Câu 2: Chọn hình một em bé (hoặc anh, chị) trong những bức hình sau. Nói 4 – 5 câu về một người trong hình.

Quan sát tranh ảnh của anh chị em Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

(M)

Quan sát tranh ảnh của anh chị em Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em làm theo mẫu đã cho.

Lời giải:

Ví dụ:

- Em bé này thật đáng yêu. Em có khuôn mặt tròn tròn, bầu bĩnh. Mái tóc được chia làm hai nửa buộc lại gọn gàng. Đôi mắt to tròn và đen láy. Miệng nhỏ xinh chúm chím. Nước da trắng hồng vừa nhìn đã thấy yêu.

- Người anh này có khuôn mặt sáng sủa. Anh đeo kính cận nhìn rất điềm đạm. Mái tóc được chải gọn gàng. Nước da ngăm ngăm khỏe mạnh.

Tiếng Việt lớp 2 trang 133 Viết về anh chị em của em

Tiếng Việt lớp 2 trang 133 Câu 1: Hãy kể về em bé (hoặc anh, chị) của em.

Gợi ý:

a) Em nói về ai? Em bé (anh, chị) của em mấy tuổi?

b) Em bé (anh, chị) của em có gì đáng yêu (hình dáng, tính tình,...)?

c) Tình cảm giữa em với em bé (anh, chị) như thế nào?

Viết về anh chị em của em Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Em hãy dựa vào phần gợi ý để kể về em bé (anh, chị) của em.

Lời giải:

a. Em nói về em gái của em. Tên là Bông. Năm nay, Bông 3 tuổi.

b. Bông có nước da trắng hồng. Khuôn mặt bụ bẫm. Hai mắt to tròn, đen láy. Em rất đáng yêu đặc biệt là lúc cười.

c. Em rất yêu quý Bông và Bông cũng rất yêu quý em.

Tiếng Việt lớp 2 trang 133 Câu 2: Dựa vào những điều em vừa nói, hãy viết 4- 5 câu về em bé (hoặc anh, chị) của em. Trang trí đoạn viết bằng ảnh, tranh em vẽ em bé (hoặc anh, chị).

Viết về anh chị em của em Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em dựa vào phần nói ở bài tập.

Lời giải:

Đây là em gái của tôi. Em tên là Bông. Năm nay Bông 3 tuổi. Bông có nước da trắng hồng. Khuôn mặt bụ bẫm. Hai mắt em to tròn, đen láy như hòn bi ve. Em rất đáng yêu, đặc biệt là lúc cười. Thường ngày, tôi chơi với em để mẹ có nhiều thời gian làm việc nhà. Em Bông cũng rất quấn tôi. Hai anh em tôi rất yêu thương nhau.

Tiếng Việt lớp 2 trang 133, 134 Đọc sách báo viết về anh chị em

Tiếng Việt lớp 2 trang 133 Câu 1: Em mang đến lớp quyển sách, tờ báo có bài nói về tình cảm anh chị em. Giới thiệu quyển sách, tờ báo với các bạn.

Đọc sách báo viết về anh chị em Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 1)

Lời giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Tiếng Việt lớp 2 trang 134 Câu 2: Tự đọc truyện (thơ hoặc các câu ca dao, tục ngữ) em thích.

(M) Tình anh em, chị em

Đọc sách báo viết về anh chị em Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 – Cánh diều (ảnh 2)

- Chị ngã em nâng.

- Em thuận anh hoà là nhà có phúc.

- Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

- Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

- Anh em trên kính dưới nhường

Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.

                       Tục ngữ, ca dao Việt Nam

Tiếng Việt lớp 2 trang 134 Câu 3: Đọc lại (hoặc kể lại cho các bạn nghe một truyện hoặc đoạn truyện, bài thơ, bài báo em vừa đọc.

Lời giải:

Làm anh

 Phan Thị Thanh Nhàn

Làm anh khó đấy

Phải đâu chyện đùa

Với em gái bé

Phải “người lớn” cơ.

 

Khi em bé khóc

Anh phải dỗ dành

Nếu em bé ngã

Anh nâng dịu dàng

 

Mẹ cho quà bánh

Chia em phần hơn

Có đồ chơi đẹp

Cũng nhường em luôn

 

Làm anh thật khó

Nhưng mà thật vui

Ai yêu em bé

Thì làm được thôi

Hai anh em

Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ gặt lúa và chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngoài đồng.

Đêm hôm ấy, người em nghĩ: "Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng của anh ấy thì thật không công bằng". Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.

Sáng hôm sau, hai anh em cùng ra đồng. Họ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau.

Cho đến một đêm, hai anh em cùng ra đồng, rình xem vì sao lại có sự kì lạ đó. Họ thấy mỗi người đều ôm trong tay những bó lúa định bỏ thêm cho người kia. Cả hai xúc động, ôm chầm lấy nhau. 

Đánh giá

0

0 đánh giá