Vở bài tập Toán 8 trang 114, 115, 116 Bài 2: Hình hộp chữ nhật (tiếp)

407

Toptailieu.vn giới thiệu Vở bài tập Toán 8 trang 114, 115, 116 Bài 2: Hình hộp chữ nhật (tiếp) chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong Vở bài tập Toán 8. Mời các bạn đón đọc.

Vở bài tập Toán 8 trang 114, 115, 116 Toán 8 Bài 2: Hình hộp chữ nhật (tiếp)

Câu hỏi Vở bài tập 8 trang 114 - 116: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trong mỗi khẳng định ở các câu sau đây.
VBT Toán 8 Bài 2: Hình hộp chữ nhật (tiếp)  (ảnh 1)

Phương pháp giải: Sử dụng lý thuyết đã được nêu trong sách giáo khoa để nhận xét tính đúng sai của từng đáp án.
Lời giải:

Câu 4: Sai vì chúng có thể không cùng nằm trong bất kì mặt phẳng nào.

Câu 5: Đúng.

Câu 6: Sai vì chúng có thể không cùng nằm trong bất kì mặt phẳng nào, không nhất thiết phải song song.

Câu 7:

a) Đúng.

b) Sai vì có thể xảy ra trường hợp hai đường thẳng đó cắt nhau và cùng nằm trong mặt phẳng song song với mặt phẳng đã cho.

Ta điền vào bảng như sau:

VBT Toán 8 Bài 2: Hình hộp chữ nhật (tiếp)  (ảnh 2)
Vở bài tập Toán 8 trang 114 - 116 Bài 5: ABCD.A1B1C1D1  là một hình lập phương (h.66). Quan sát hình và cho biết:

a) Những cạnh nào song song với cạnh C1C?

b) Những cạnh nào song song với cạnh  A1D1?

VBT Toán 8 Bài 2: Hình hộp chữ nhật (tiếp)  (ảnh 3)

Phương pháp giải: Áp dụng tính chất của hình lập phương.
Lời giải:

Vì sáu mặt của hình lập phương là hình vuông, do đó ta có:

a) Trong mặt phẳng (B1BCC1):C1C//B1B  (1)

Trong mặt phẳng (C1CDD1):C1C//D1D  (2)

Trong mặt phẳng (A1ABB1):A1A//B1B  (3)

Từ (1) và (3), C1C và A1A cùng song song với B1B do đó C1C//A1A (4)

Vậy A1A,B1B,D1D cùng song song với C1C.

b) Trong mặt phẳng (A1B1C1D1)A1D1//B1C1 (5)

Trong mặt phẳng (A1ADD1)A1D1//AD (6)

Trong mặt phẳng (ABCD)BC//AD (7)

Từ (6) và (7), A1D1 và BC cùng song song với AD, do đó A1D1//BC.

Vậy B1C1,AD và BC cùng song song với A1D1.

Vở bài tập Toán 8 trang 114 - 116 Bài 6: Một căn phòng dài 4,5m, rộng 3,7m và cao 3,0m. Người ta muốn quét vôi trần nhà và bốn bức tường. Biết rằng tổng diện tích các cửa là 5,8m2. Hãy tính diện tích cần quét vôi.

Phương pháp giải:

Diện tích cần quét vôi = diện tích bốn bức tường + diện tích trần - diện tích cửa.

Hay: Diện tích cần quét vôi = diện tích xung quanh + diện tích trần - diện tích cửa.

Tính diện tích xung quanh theo công thức Sxq=(a+b)×2×c, với a là chiều dài, b là chiều rộng, c là chiều cao

Lời giải:
VBT Toán 8 Bài 2: Hình hộp chữ nhật (tiếp)  (ảnh 4)

Giả sử căn phòng là hình hộp chữ nhật có kích thước như hình 67. Ta phải quét vôi trần nhà ABCD và bốn bức tường xung quanh. Vì sáu mặt của hình hộp chữ nhật đều là hình chữ nhật, do dó ta có:

Diện tích trần nhà là:

SABCD=SA1B1C1D1 =4,5×3,7 =16,65(m2)

Diện tích bốn bức tường xung quanh là:

Sxq=(2.(B1C1+C1D1)).DD1 =2.(3,7+4,5).3=49,2(m2)

Diện tích cần quét vôi là:

16,65+49,25,8=60,05(m2)

Vở bài tập Toán 8 trang 114 - 116 Bài 7: Hình 68 vẽ một phòng ở. Quan sát hình và giải thích vì sao:

a) Đường thẳng b song song với mp (P)?

b) Đường thẳng p song song với sàn nhà?

VBT Toán 8 Bài 2: Hình hộp chữ nhật (tiếp)  (ảnh 5)

Phương pháp giải: Sử dụng kết quả: "Đường thẳng  không nằm trong mặt phẳng  mà song song với đường thẳng  nằm trong mặt phẳng  thì đường thẳng  song song với mặt phẳng " để giải thích các câu hỏi a) và b) của bài toán.
Lời giải:

a) Ta có amp(P);a//b .

Mặt khác b không thuộc mp(P)

Do đó, b//mp(P) .

b) Ta có p  không thuộc sàn nhà và đường thẳng p song song với đường thẳng q  trong sàn nhà nên p song song với sàn nhà.

Vở bài tập Toán 8 trang 114 - 116 Bài 8: Hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (h69) có cạnh AB song song với mặt phẳng (EFGH).

a) Hãy kể tên các cạnh khác song song với mặt phẳng (EFGH)

b) Cạnh CD song song với những mặt phẳng nào của hình hộp chữ nhật?

c) Đường thẳng AH không song song với mặt phẳng (EFGH), hãy chỉ ra mặt phẳng song song với đường thẳng đó.

VBT Toán 8 Bài 2: Hình hộp chữ nhật (tiếp)  (ảnh 6)

Phương pháp giải:

Áp dụng các định nghĩa:

- Hình hộp chữ nhật.

- Khi đường thẳng d không nằm trong mặt phẳng (ABCD) mà d song song với đường thẳng của mặt phẳng này thì ta nói đường thẳng d song song với mặt phẳng (ABCD).

- Hình bình hành.

Lời giải:

a) Ta biết, 6 mặt của hình hộp chữ nhật đều là hình chữ nhật, do đó ta có:

BC//FG mà FGmp(EFGH), suy ra BC//mp(EFGH)

AD//EH mà EHmp(EFGH), suy ra AD//mp(EFGH)

DC//HG mà HGmp(EFGH), suy ra DC//mp(EFGH)

b) CD//AB mà ABmp(ABFE), suy ra CD//mp(ABFE)

CD//mp(EFGH) đã nói ở câu a)

Vậy CD song song với hai mặt phẳng (ABFE) và (EFGH).

c) Kẻ thêm đường chéo BG của hình chữ nhật BCGF.

Xét tứ giác ABGH, ta có:

AB=GH (vì cùng bằng CD)  (1)

AH=BG (vì là đường chéo của hai hình chữ nhật bằng nhau) (2)

Từ (1) và (2) suy ra ABGH là hình bình hành, suy ra AH//BG.

AH//BG mà BGmp(BCGF), suy ra AH//mp(BCGF).

Đánh giá

0

0 đánh giá