Vở bài tập Toán 8 trang 111, 112, 113 Bài 1: Hình hộp chữ nhật

318

Toptailieu.vn giới thiệu Vở bài tập Toán 8 trang 111, 112, 113 Bài 1: Hình hộp chữ nhật chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong Vở bài tập Toán 8. Mời các bạn đón đọc.

Vở bài tập Toán 8 trang 111, 112, 113 Toán 8 Bài1: Hình hộp chữ nhật

Câu hỏi Vở bài tập Toán 8 trang 111 - 113: Khoanh tròn vào chữ cái trước khẳng định đúng.

Câu 1

 Hình hộp chữ nhật có số mặt hình chữ nhật là:

A. 4                             B. 6

C. 8                             D. 12

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về hình hộp chữ nhật: Có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.

Lời giải:

 Hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là các hình chữ nhật.

Chọn B.

Câu 2

 Hình hộp chữ nhật có số cạnh là:

A. 6.2                         B. 6.3

C. 6.43                       D. 6.32

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về hình hộp chữ nhật: Có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.

Lời giải:

 Hình hộp chữ nhật có 12 cạnh.

Chọn A.

Câu 3

Hình hộp chữ nhật có số đỉnh là:

A. 6.4                          B. 6.42

C. 6.43          D. 6.44

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về hình hộp chữ nhật: Có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.

Lời giải:

Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh.  

Chọn C.

Vở bài tập Toán 8 trang 111 - 113 Bài 1: Hãy kể tên những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ.
VBT Toán 8 Bài 1: Hình hộp chữ nhật (ảnh 1)

Phương pháp giải: Sử dụng kiến thức về hình hộp chữ nhật.
Lời giải:

- Bốn cạnh thứ nhất bằng nhau là:

AB=CD=PQ=MN

- Bốn cạnh thứ hai bằng nhau là:

AD=QM=PN=CB

- Bốn cạnh thứ ba bằng nhau là:

AM=DQ=BN=CP

Vở bài tập Toán 8 trang 111 - 113 Bài 2: ABCD.A1B1C1D1 là một hình hộp chữ nhật

a) Nếu O là trung điểm của đoạn CB1 thì O có là điểm thuộc đoạn BC1  hay không ?

b) K là điểm thuộc cạnh CD, liệu K có thể là điểm thuộc cạnh BB1 hay không?

Phương pháp giải: Áp dụng tính chất của hình hộp chữ nhật.
Lời giải:
VBT Toán 8 Bài 1: Hình hộp chữ nhật (ảnh 2)

a) Tứ giác BCC1B1 là hình chữ nhật nên hai đường chéo BC1 và CB1 phải cắt nhau tại O.

Do đó nếu O là trung điểm của đoạn CB1 thì O cũng là trung điểm của đoạn BC1.

Suy ra O thuộc đoạn BC1.

b) ABB1A1 và DCC1D1 là hai mặt đối diện của hình hộp ABCD.A1B1C1D1, do đó chúng không có cạnh chung.

- Điểm K thuộc cạnh CD của mặt DCC1D1 nên không thể thuộc mặt ABB1A1, do đó càng không thể thuộc cạnh BB1, vì BB1 nằm trong mặt ABB1A1

Vở bài tập Toán 8 trang 111 - 113 Bài 3: Các kích thước của hình hộp chữ nhật ABCDA1B1C1D1 là DC = 5cm, CB = 4cm, B B1 = 3cm. Hỏi độ dài DC1 và  là bao nhiêu xentimét?
Phương pháp giải: Áp dụng các tính chất của hình hộp chữ nhật, định lí pitago
Lời giải:
VBT Toán 8 Bài 1: Hình hộp chữ nhật (ảnh 3)

BB1=3cm mà BB1=CC1 nên CC1=3(cm).

DCC1D1 là hình chữ nhật, do đó DCC1 là tam giác vuông tại C.

Theo định lí Py – ta – go, ta có:

DC1=DC2+CC12 =52+32=345,83(cm)

BCC1B1 cũng là hình chữ nhật nên BCB1 là tam giác vuông tại B.

Theo định lí Py – ta – go, ta có:

CB1=BC2+BB12 =42+32=25=5(cm).

Vở bài tập Toán 8 trang 111 - 113 Bài 4: Xem hình 64a, các mũi tên hướng dẫn cách ghép các cạnh với nhau để có được một hình lập phương. Hãy điền thêm vào hình 64b các mũi tên như vậy.
VBT Toán 8 Bài 1: Hình hộp chữ nhật (ảnh 4)
Phương pháp giải: Áp dụng định nghĩa hình lập phương.
Lời giải:

Hướng dẫn chung:

Để ghép được đúng các cặp cạnh với nhau, cần chú ý thực hiện các bước sau:

- Trước hết hãy xác định các cặp mặt đối diện với nhau (Thí dụ: 2 mặt gạch sọc ở hình 65)

- Coi hai mặt đối diện nào đó là đáy trên và đáy dưới thì các mặt còn lại là các mặt bên.

- Chú ý rằng, các mặt đối diện thì không có cạnh chung, do đó không thể ghép các cạnh của hai mặt đối diện với nhau.

- Trước hết, hãy ghép các cạnh của ba mặt chung đỉnh với nhau, rồi từ đó tưởng tượng để ghép hai cạnh của ba mặt chung đỉnh tiếp theo.

- Hai cạnh ngoài cùng của hình chữ nhật 4 ô vuông luôn được ghép với nhau.

VBT Toán 8 Bài 1: Hình hộp chữ nhật (ảnh 5)

Các em có thể ghép theo hình mũi tên sau:
VBT Toán 8 Bài 1: Hình hộp chữ nhật (ảnh 6)

Đánh giá

0

0 đánh giá