Vở bài tập Toán 8 trang 117, 118, 119, 120, 121 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật

358

Toptailieu.vn giới thiệu Vở bài tập Toán 8 trang 117, 118, 119, 120, 121 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật trang 117, 118, 119, 120, 121 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong Vở bài tập Toán 8. Mời các bạn đón đọc.

Vở bài tập Toán 8 trang 117, 118, 119, 120, 121 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật

Câu hỏi Vở bài tập Toán 8 trang 117 - 121:

Câu 8. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trong mỗi mệnh đề sau: 
VBT Toán 8 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. 

Lời giải:

a) Sai vì hai đường thẳng b và c cần bổ sung điều kiện cắt nhau.

b) Đúng.

Ta điền như sau: 

VBT Toán 8 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật (ảnh 2)

Câu 9. Một hình hộp chữ nhật có các kích thước là: 5,3cm; 4,7cm và 7,5cm.

a) Thể tích của hình hộp chữ nhật nói trên (tính chính xác đến hai chữ số thập phân) là:

A. 186,82                           B. 186,83

C. 186,825                         D. 123,38

Khoanh tròn vào chữ cái trước khẳng định đúng.

b) Một hình lập phương có độ dài cạnh bằng trung bình cộng các kích thước của hình hộp chữ nhật nói trên, có thể tích (lấy chính xác đến hai chữ số thập phân) là:

A. 198,50                     B. 198,49

C. 198,495                    D. 143,33

Khoanh tròn vào chữ cái trước khẳng định đúng.

Phương pháp giải:

- Thể tích hình hộp chữ nhật V=abc.

- Thể tích hình lập phương V=a3

Lời giải

a) Thể tích hình hộp là 5,3.4,7.7,5=186,825186,83(cm3).

Chọn B. 

b) Cạnh hình lập phương là 5,3+4,7+7,53=356(cm)

Thể tích hình lập phương là: V=(356)3198,50(cm3).

Chọn A. 

Vở bài tập Toán 8 trang 117 - 121 Bài 9:

a, Tính các kích thước của một hình hộp chữ nhật, biết rằng chúng tỉ lệ với 3, 4, 5 và thể tích của hình hộp này là 480cm3.
b, Diện tích toàn phần của một hình lập phương là 486m2. Thể tích của nó bằng bao nhiêu?

Phương pháp giải:

a, Áp dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật : V=a.b.c, trong đó a,b,c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật. Sau đó áp dụng tính chất của tỉ lệ thức để tìm a,b,c.

b,

Diện tích toàn phần = diện tích một mặt ×6

Do đó,  diện tích một mặt = diện tích toàn phần :6

Lập luận để tìm độ dài cạnh hình lập phương.

Áp dụng công thức tính diện tích hình lập phương : V=a3.

Lời giải:

a,

Gọi các kích thước của một hình hộp chữ nhật tỉ lệ với 3,4,5 theo thứ tự là: a,b,c ta có: a3=b4=c5

Tính cạnh a,b theo cạnh c, ta có: a=3c5;b=4c5

Theo công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật, ta có:

V=abc=3c5.4c5.c=12c325.

Theo giả thiết V=480(cm3) nên ta có:

12c325=480 c3=25.48012=1000 c=10(cm)

Tính a,b theo c ta có: a=3c5=3.105=6 (cm);

b=4c5=4.105=8(cm)

b,

Diện tích toàn phần của hình lập phương là tổng diện tích 6 mặt hình vuông của nó.

Gọi a là cạnh của hình lập phương, ta có:

Stp=6a2=486(cm2) a2=81a=9(cm)

Thể tích của hình lập phương là: V=a3=93=729(cm3)

Vở bài tập Toán 8 trang 117 - 121 Bài 10: A, B, C và D là những đỉnh của hình hộp chữ nhật cho ở hình 70
VBT Toán 8 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật (ảnh 3)
Hãy điền số thích hợp vào các ô trống ở bảng sau:
VBT Toán 8 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật (ảnh 4)

Kết quả bài 10 minh họa công thức quan trọng sau:

 DA=AB2+BC2+CD2

Phương pháp giải:

- Áp dụng định lý Py-ta-go trong tam giác vuông để chứng minh công thức: 

DA=AB2+BC2+CD2

- Áp dụng công thức bên trên để tìm độ dài các đoạn thẳng chưa biết

Lời giải:

Trước hết ta chứng minh hệ thức sau: DA=AB2+BC2+CD2

Ta có :  BCD vuông tại CBD2=DC2+BC2

 ABD vuông tại BAD2=BD2+AB2

AD2=DC2+BC2+AB2

Suy ra:  DA=AB2+BC2+CD2

Áp dụng hệ thức này ta sẽ tính được độ dài  một cạnh khi biết  ba độ dài kia.

Cột 1: AB=6,BC=15,CD=42

DA=62+152+422=2025=45

Cột 2: AB=13,BC=16,DA=45

DA2=AB2+BC2+CD2CD2=DA2AB2BC2CD=DA2AB2BC2=452162132=1600=40

Cột 3: AB=14,CD=70,DA=75

DA2=AB2+BC2+CD2BC2=DA2AB2CD2BC=DA2AB2CD2=752142702=529=23

Cột 4: BC=34,CD=62,DA=75

DA2=AB2+BC2+CD2AB2=DA2BC2CD2AB=DA2BC2CD2=752342622=625=25

Do đó ta có kết quả như bảng dưới đây: 

VBT Toán 8 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật (ảnh 5)

Vở bài tập Toán 8 trang 117 - 121 Bài 11:
a, Viết công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ (h71) 
VBT Toán 8 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật (ảnh 6)
b, Điền số thích hợp vào các ô trống ở bảng sau: 
VBT Toán 8 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật (ảnh 7)

Phương pháp giải:
a,
Áp dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật: V=a.b.c, trong đó a,b,c là các kích thước của hình hộp chữ nhật;

hay thể tích = chiều dài × chiều rộng × chiều cao.

b,

Giả sử a là chiều dài, b là chiều rộng và c là chiều cao. 

Ta áp dụng các công thức sau :

V=a.b.c;        b=V:(a.c);

S1 đáy=a.b;

b=S1 đáy:a;  c=V:S1 đáy

Lời giải:
a, VABCD.MNPQ =MN.NP.NB
b,

+ Hình hộp chữ nhật với các kích thước ở cột 1: 

    Diện tích một đáy là: 22.14=308  

    Thể tích là: 22.14.5=1540

+ Hình hộp chữ nhật với các kích thước ở cột 2:

    Chiều rộng là: 90:18=5

    Thể tích là: 18.5.6=90.6=540

+ Hình hộp chữ nhật với các kích thước ở cột 3:

    Chiều rộng là: 1320:(15.8)=11

    Diện tích một đáy là: 15.11=165

+ Hình hộp chữ nhật với các kích thước ở cột 4:

    Chiều rộng là: 260:20=13

    Chiều cao là: 2080:260=8

Ta có kết quả chung như bảng sau:

VBT Toán 8 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật (ảnh 8)

Vở bài tập Toán 8 trang 117 - 121 Bài 12: Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 2m. Lúc đầu bể không có nước. Sau khi đổ vào bể 120 thùng nước, mỗi thùng chứa 20 lít thì mực nước của bể cao 0,8m.

a) Tính chiều rộng của bể nước.

b) Người ta đổ thêm vào bể 60 thùng nước nữa thì đầy bể. Hỏi bể cao bao nhiêu mét?

Phương pháp giải:
Giả sử a là chiều dài, b là chiều rộng và c là chiều cao. 

Ta áp dụng các công thức sau:

V=a.b.c;              b=V:(a.c);

c=V:S1 đáy=V:(a.b)

Lời giải:
VBT Toán 8 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật (ảnh 9)

a) Giả sử bể nước là hình hộp chữ nhật ABCD.A1B1C1D1 có chiều dài là AB=A1B1=2m (h.72).

Chú ý: 1l=1dm3=11000m3.

Sau khi đổ vào bể 120 thùng nước, số nước đó được chứa đầy trong hình hộp chữ nhật EFGH.A1B1C1D1 có chiều cao 0,8m.

Vậy ta có: V=EA1.A1B1.B1C1 =120.20(dm3) =2,4(m3)

0,8.2.B1C1=2,4(m3) B1C1=2,40,8.2=1,5(m)

b) Sau khi đổ thêm 60 thùng nước vào bể thì bể đầy, do đó thể tích bể là:

(120+60).20(dm3)=3,6m3.

Vậy ta có: AA1.A1B1.B1C1 =AA1.2.1,5=3,6(m3)

Tính được: AA1=3,6:(2.1,5)=1,2(m)

Vở bài tập Toán 8 trang 117 - 121 Bài 13: Một cái thùng hình lập phương, cạnh 7dm, có chứa nước với độ sâu của nước là 4dm. Người ta thả 25 viên gạch có chiều dài 2dm, chiều rộng 1dm và chiều cao 0,5dm vào thùng. Hỏi nước trong thùng dâng lên cách miệng thùng bao nhiêu đề-xi-mét? (Giả thiết toàn bộ gạch ngập trong nước và chúng hút nước không đáng kể).
Phương pháp giải:

- Tính thể tích nước đã có trong thùng, tức là tính thể tích của hình hộp chữ nhật có chiều dài 7dm, chiều rộng 7dm và chiều cao 4dm

- Tính thể tích của 25 viên gạch, tức là tìm 25 lần thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 2dm, chiều rộng 1dm và chiều cao 0,5dm

- Tính thể tích của nước và gạch.

- Tính chiều cao mực nước trong thùng sau khi thả 25 viên gạch = thể tích của nước và gạch: diện tích đáy.

- Khoảng cách giữa nước và miệng thùng = chiều cao của thùng - chiều cao mực nước trong thùng sau khi thả 25 viên gạch.

Lời giải:

Giả sử thùng hình lập phương, có hình vẽ như hình dưới đây

VBT Toán 8 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật (ảnh 10)

Khi chưa cho gạch vào, độ sâu của nước là HD1=4dm. Khi thả 25 viên gạch ngập trong nước, độ sâu của nước là HD2. Khi đó nước dâng lên cách miệng thùng là DD2. Ta phải tính DD2.

Thể tích của 25 viên gạch chính bằng thể tích nước dâng cao từ D1 đến D2, do đó ta có:

25.(2.1.0,5)=7.7.D1D2 D1D2=25.(2.1.0,5)7.7 =25490,51(dm).

Ta có: DD2=DH(HD1+D1D2) 7(4+0,51)=2,49(dm)

Vậy nước dâng lên cách miệng thùng là 2,49(dm)

Vở bài tập Toán 8 trang 117 - 121 Bài 14: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (h.74):

VBT Toán 8 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật (ảnh 11)

a) Kể tên các đường thẳng song song với mp (EFGH).

b) Đường thẳng AB song song với những mặt phẳng nào?

c) Đường thẳng AD song song với những đường thẳng nào?

Phương pháp giải: Áp dụng lý thuyết về đường thẳng song song với mặt phẳng, hai đường thẳng song song.
Lời giải:

Các mặt của hình hộp chữ nhật đều là hình chữ nhật, do đó ra có:

AB//EF mà EFmp(EFGH), do đó AB//mp(EFGH)

BC//GF mà GFmp(EFGH), do đó BC//mp(EFGH)

DC//GH mà GHmp(EFGH), do đó DC//mp(EFGH)

AD//EH mà EHmp(EFGH), do đó AD//mp(EFGH)

Vậy các đường thẳng AB,BC,CD,DA đều song song với mp(EFGH).

b) AB//CD mà CDmp(CDHG), do đó AB//mp(CDHG)

AB//EF mà EFmp(EFGH), do đó AB//mp(EFGH)

Vậy AB song song với mp(CDHG) và mp(EFGH)

c) Trong mp(ABCD)AD//BC (1)

Trong mp(ADHE)AD//HE (2)

Trong mp(BCGF)GF//BC (3)

Từ (1),(3): AD//BC và GF//BC, do đó AD//GF.

Vậy AD song song với các đường thẳng BC,GF và EH.

Đánh giá

0

0 đánh giá