Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Tóm tắt Người đàn ông cô độc giữa rừng hay nhất, ngắn gọn (Cánh diều 2023) giúp học sinh lớp 7 nắm được trọng tâm văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng từ đó học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:
Top 10 mẫu Tóm tắt Người đàn ông cô độc giữa rừng (hay nhất)
Video Tóm tắt Người đàn ông cô độc giữa rừng
Tóm tắt Người đàn ông cô độc giữa rừng (mẫu 1)
An được tía nuôi đưa đến gặp chú Võ Tòng. Mười mấy năm về trước, chú một mình bơi xuồng đến che lều ở nơi rừng hoang nhiều thú này và từng đánh bại một con hổ. Một lần, Võ Tòng bị tên địa chủ vu oan cho tội ăn trộm. Chú một mực cãi lại, bị tên địa chủ đánh. Chú vô tình chém bị thương tên địa chú, phải trốn đi. Khi trở về thì nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ kia, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết, Võ Tòng liền bỏ làng đi.
Tóm tắt Người đàn ông cô độc giữa rừng (mẫu 2)
Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của tía con An với chú Võ Tòng – người đàn ông cô độc giữa rừng. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó cho người đọc thấy được tính cách, tinh thần kiên cường dũng cảm của những con người Nam Bộ trong thời kì đất nước bị xâm chiếm.
Tóm tắt Người đàn ông cô độc giữa rừng (mẫu 3)
Câu chuyện kể lại chuyến đi thăm chú Võ Tòng của cậu bé An và tía nuôi. Tại đây An đã được gặp chú Võ Tòng, qua cuộc nói chuyện, An hiểu được phần nào về con người lương thiện, chất phác và mạnh mẽ của chú, bên cạnh đó là tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Phẩm chất và tính cách của chú Võ Tòng chính là đại diện cho những phẩm chất cao đẹp của những con người miền sông nước phương Nam này.
Tóm tắt Người đàn ông cô độc giữa rừng (mẫu 4)
Cậu bé An và cha nuôi của cậu vào rừng thăm chú Võ Tòng trong căn lều ở giữa rừng U Minh. Cậu bé biết cuộc đời bất hạnh; cách sinh hoạt phóng khoáng của chú Võ Tòng; tính cách lương thiện, chất phác với tình yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của chú; chú mang trong mình những phẩm chất cao quý của những con người miền sông nước phương Nam. Và sau đó chú Võ Tòng trao cho cha nuôi của An chiếc nỏ và ống tên thuốc để đề phòng giặc Pháp thì hai cha con cậu bé lên đường trở về nơi mình sống.
Tóm tắt Người đàn ông cô độc giữa rừng (mẫu 5)
Vào một lần ông Hai bán rắn tía nuôi An đã dắt An đi thăm chú Võ Tòng trong căn lều ở giữa rừng U Minh. Đó là một căn nhà trong rừng sâu với nhiều cây cối và con vượn bạc má kêu “chét…ét, chét…ét” tạo cảm giác hoang vắng. Tại đây An đã thấy được nếp sống sinh hoạt đơn sơ, phóng khoáng của chú Võ Tòng, và tính cách khoáng đạt, tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc toát ra từ con người chú, chú mang những phẩm chất cao đẹp của những con người miền sông nước phương Nam này.
Tóm tắt Người đàn ông cô độc giữa rừng (mẫu 6)
An được tía nuôi đưa đến gặp chú Võ Tòng. Mười mấy năm về trước, chú một mình bơi xuồng đến che lều ở nơi rừng hoang nhiều thú này và từng đánh bại một con hổ. Chú cũng có một gia đình đàng hoàng. Một lần, Võ Tòng bị tên địa chủ vu oan cho tội ăn trộm. Chú một mực cãi lại, bị tên địa chủ đánh. Chú vô tình chém bị thương tên địa chủ, nhưng không trốn chạy mà đường hoàng đến chịu tội. Đi tù về, chú nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ kia, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết, Võ Tòng liền bỏ làng đi. Sống trong rừng lâu, chú càng trở nên kì hình dị tướng, nhưng ai cũng quý mến chú bởi tính tình thật thà, hay giúp đỡ mọi người.
Tóm tắt Người đàn ông cô độc giữa rừng (mẫu 7)
Vào một lần ông Hai bán rắn tía nuôi An đã dắt An đi thăm chú Võ Tòng trong căn lều ở giữa rừng U Minh. Tại đây An đã thấy được nếp sống sinh hoạt đơn sơ, phóng khoáng của chú Võ Tòng, và tính cách khoáng đạt, tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc toát ra từ con người chú, chú mang những phẩm chất cao đẹp của những con người miền sông nước phương Nam này.
Tóm tắt Người đàn ông cô độc giữa rừng (mẫu 8)
Cậu bé An theo tía nuôi vào rừng thăm chú Võ Tòng. Ở đây, cậu biết được cuộc đời bất hạnh và thấy được phẩm chất đáng quý của chú Võ Tòng. Tía nuôi của An và chú Võ Tòng bàn về việc dùng con dao và chiếc nỏ để giết giặc. Đến khi trời rạng sáng, hai cha con An tạm biệt và hẹn ngày gặp lại chú.
Tóm tắt Người đàn ông cô độc giữa rừng (mẫu 9)
Ông Hai dắt An đi thăm nhà chú Võ Tòng ở trong một khu rừng. Cả khu rừng chỉ có riêng chú ở đây. An đã thấy được căn lều bộ quần áo rất đơn sơ và giản dị. Đặc biệt, An cảm thấy thán phục trước những phẩm chất tốt đẹp của chú Võ Tòng như "căm thù giặc Pháp, tinh thần yêu nước sâu sắc, sống lương thiện và biết quan tâm đến mọi người. Khi chia tay, chú Võ Tòng đã trao cho ba của an một cây nỏ và ống tên thuốc cho ba An để an toàn và phòng vệ trước giặc Pháp. Chú Võ Tòng là một người có biết bao phẩm chất quý giá , đó là một con người thật đáng khâm phục biết bao.
Tóm tắt Người đàn ông cô độc giữa rừng (mẫu 10)
Trong một lần cùng tía nuôi đến thăm chú Võ Tòng, An đã được biết thêm về cuộc đời của chú. Có người cho rằng chú đánh bại một con hổ nên có tên Võ Tòng. Có người lại cho rằng ngày xưa chú vì bị địa chủ đổ oan tội ăn trộm mà đánh hắn bị thương, chú phải đi tù. Kết quả đi tù về, con chết, vợ thành vợ lẽ tên địa chủ, chú liền bỏ làng đi. Sống cô độc một mình trong rừng dù trông ngoại hình kì dị nhưng được mọi người quý mến vì tính cách khảng khái, hay giúp đỡ mọi người.
Bố cục Người đàn ông cô độc giữa rừng
Gồm 4 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “thời kì loài người mới tìm ra lửa vậy”: An và tía nuôi đến thăm chú Võ Tòng tại căn lều nhỏ giữa rừng U Minh.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “nói một cách chắc chắn như vậy”: Câu chuyện về cuộc đời bất hạnh và phẩm chất đáng quý của chú Võ Tòng
+ Phần 3: Tiếp theo đến “ít khi đau mồm và đau dạ dày lắm!”: Chú Võ Tòng làm mũi tên tẩm thuốc cho tía nuôi của An.
+ Phần 4: Còn lại: Hai cha con tạm biệt chú Võ Tòng và hẹn ngày gặp lại.
Nội dung chính Người đàn ông cô độc giữa rừng
Câu chuyện kể lại chuyến đi thăm chú Võ Tòng của cậu bé An và tía nuôi. Tại đây An đã được gặp chú Võ Tòng, hiểu được phần nào về con người lương thiện, chất phác và mạnh mẽ của chú.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Tiểu sử
- Nhà văn Đoàn Giỏi (17/05/1925-02/04/1989), sinh ra tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho. Nay thuộc xã Tân Hiệp, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang.
- Gia đình: xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước.
- Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.
Cuộc đời
- Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940
- Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949)
- Từ 1949-1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miền Nam
- Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam
- Ông là viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III.
- Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư
- 07/04/2000, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định đặt tên ông cho một phố thuộc Quận Tân Phú.
Phong cách nghệ thuật
- Hầu hết sáng tác của Đoàn Giỏi đều viết về thiên nhiên, con người và cuộc sống Nam Bộ
- Tái hiện vẻ đẹp của vùng đất phương Nam trù phú và những người dân Nam Bộ chất phác, thuần hậu, can đảm, trọng tình trọng nghĩa
- Lối miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình và ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương
2. Tác phẩm
Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Trích từ truyện Đất rừng phương Nam, phát hành năm 1957
- Đất rừng phương Nam là truyện viết cho lứa tuổi thiếu nhi rất thành công và nổi tiếng của ông. Truyện đã được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài, tái bản nhiều lần, được dựng thành phim và in trong Tủ Sách Vàng của Nhà xuất bản Kim Đồng
- Nội dunh chính của tác phẩm Đất rừng phương Nam: viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An. Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ
b. Bố cục
Văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng được chia thành 3 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến “mới tìm ra lửa vậy”): Hoàn cảnh gặp Võ Tòng
- Phần 2 (tiếp theo đến “nói một cách chắc chắn như vậy”): Lai lịch của Võ Tòng
- Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay Võ Tòng
c. Thể loại
Văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng thuộc thể loại tiểu thuyết
d. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng
Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của tía con An với chú Võ Tòng – người đàn ông cô độc giữa rừng. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó cho người đọc thấy được tính cách, tinh thần kiên cường dũng cảm của những con người trong thời kì đất nước bị xâm chiếm.
b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị, đậm chất Nam Bộ
- Miêu tả tính cách nhân vật qua ngoại hình, hành động
- Qua sự quan sát tinh tế, lời văn mộc mạc, bình dị, chi tiết, cụ thể, những con người phương Nam mộc mạc, chất phác, dũng cảm và giàu tình người cũng được khắc họa chân thật, sống động
Xem thêm các bài Tóm tắt Ngữ văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Top 10 mẫu Tóm tắt Buổi học cuối cùng
Top 10 mẫu Tóm tắt Dọc đường xứ Nghệ (Cánh diều 2023)
Top 10 mẫu Tóm tắt Mẹ (hay nhất)
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.