Tóm tắt Ông đồ (hay nhất) Ngữ văn 7 Cánh diều

359

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Tóm tắt Ông đồ hay nhất, ngắn gọn (Cánh diều 2023) giúp học sinh lớp 7 nắm được trọng tâm văn bản Ông đồ từ đó học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Top 10 mẫu Tóm tắt Ông đồ (hay nhất)

Video Tóm tắt Ông đồ

Tóm tắt Ông đồ (mẫu 1)

Bài thơ “Ông đồ” được Vũ Đình Liên sáng tác vào năm 1936 khi Hán học, chữ Nho ngày càng suy tàn. Bài thơ đã khắc hoạ vẻ đẹp của cảnh cho chữ, hình tượng ông đồ xưa với bàn tay tài hoa – giá trị tinh thần truyền thống đẹp – đang dần mai một trong đời sống. Sự nuối tiếc, hoài cổ cảnh cũ người xưa.

Hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý, sự xuất hiện quen thuộc đều đặn của ông đồ như một thói quen thường lệ thu hút sự chú ý của bao người. Ông đồ là trung tâm của mọi sự chú ý bởi những nét “phượng múa rồng bay”, người người đều “tấm tắc ngợi khen tài”. Đây là thời kì vàng son của ông đồ. Hình ảnh ông đồ tượng trưng cho một nét truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam.

Đối lập với đó là hình ảnh ông đồ thời suy tàn trong khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ, sự thay đổi của xã hội, của lòng người. Hình ảnh ông đồ ngồi đơn độc, lạc lõng giữa đường phố tập nập thể hiện nỗi niềm day dứt, vẫn ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không ai thuê viết, ngợi khen.

Bài thơ thể hiện tấm lòng đồng cảm, thương xót của tác giả đối với không chỉ ông đồ mà sâu hơn, đó là đối với cả một giá trị truyền thống của dân tộc. Tác phẩm là những câu thơ đẹp, hoài cổ, ghi lại dấu ấn và mang lại cho người đọc nhiều dư vị về cảnh cũ người xưa, những nét đẹp về văn hóa tinh thần “vang bóng một thời”.

Tóm tắt Ông đồ (hay nhất) Ngữ văn 7 Cánh diều (ảnh 2)

Tóm tắt Ông đồ (mẫu 2)

 

Bài thơ Ông đồ là một trong những bài thơ hay nhất, nổi tiếng nhất của Vũ Đình Liên và cũng là của phong trào Thơ mới. Tác giả đã miêu tả ông đồ ngồi viết chữ thuê trên phố ngày Tết, từ lúc ông còn đắc chí đến lúc hình ảnh ông mờ dần rồi xa khuất giữa bức tranh xuân.

Hình ảnh ông đồ cho chữ ngày Tết trong hai khổ thơ đầu là hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu trưng của những giá trị truyền thống. Ông đồ đẹp có tài và có tâm. Ông mang lại niềm vui cho mọi người bằng tấm lòng và tài năng của mình. Tiếp nối là hình ảnh ông đồ lạc thời, cô đơn trong khổ thơ 3 và 4. Ông đồ mờ nhạt dần theo thời gian, không được mọi người chú ý nữa.

Hình ảnh trái ngược của khổ 1,2 với khổ 3,4 là sự đối lập về cảnh và tâm trạng, gợi cho người đọc những suy ngẫm, xót thương cho ông đồ. Ông đồ dần bị đưa vào quên lãng khi không ai còn nhận ra giá trị từ những điều ông tạo ra. Tác giả bộc lộ trực tiếp tâm trạng, sự xót thương của mình ở khổ thơ cuối. Ông đồ ban đầu là trung tâm của sự chú ý dần dần bị quên lãng. Tâm trạng xót xa, buồn đau của ông đồ trước sự vô tình, ơ hờ của mọi người.

Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm cảm thương, nuối tiếc của tác giả đối với một lớp người, một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Tóm tắt Ông đồ (mẫu 3)

Ông đồ của Vũ Đình Liên đã thể hiện tình cảnh suy tàn của “ông đồ”, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

Trong không gian ảm đạm, gợi cảm giác bẽ bàng, trơ trọi, hình ảnh ông đồ lạc lõng giữa đường phố – sự mai một của nét văn hóa truyền thống, sự lãng quên của lòng người đối với những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tâm trạng của ông đồ buồn thảm, bẽ bàng như chính những đồ vật gắn với nghề của ông (giấy đỏ, mực tàu). Cảnh vật hiu hắt, vắng vẻ, bởi lòng người buồn, một quá khứ đẹp đẽ đã đi qua.

Những câu thơ gợi lên bao nỗi niềm. Đó là nỗi day dứt, tiếc nhớ, thương xót ngậm ngùi của tác giả và cũng là của cả một thế hệ các nhà thơ mới. Đó còn là nỗi mong ước tìm lại, gặp lại vẻ đẹp của một thời đã qua

Tóm tắt Ông đồ (hay nhất) Ngữ văn 7 Cánh diều (ảnh 1)

Tóm tắt Ông đồ (mẫu 4)

 

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ mở đầu cho phòng trào thơ mới. Tác phẩm của vũ đình liên không nhiều nhưng đều là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn sâu sắc. Bài thơ “Ông đồ” là tác phẩm nổi tiếng nhất mà Vũ Đình Liên để lại.

Bài thơ thể hiện tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền. Theo dòng thời gian bất tận, mọi thứ sẽ lui vào dĩ vãng mịt mờ, để lại cho con người bao nỗi niềm tiếc nuối. Nhất là khi những vẻ đẹp tài hoa một thời chỉ còn vang bóng.

Cũng bắt nguồn từ cảm hứng ấy, bài thơ Ông Đồ thể hiện một hoài niệm day dứt, thương cảm cho một giá trị tinh thần sắp tàn lụi. Bài thơ là tấm gương phản chiếu cho hồn thơ giàu lòng thương người và hoài cổ của Vũ Đình Liên.

Tóm tắt Ông đồ (mẫu 5)

Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm cảm thương, nuối tiếc của tác giả đối với một lớp người, một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bài thơ “Ông đồ” khắc họa thành công hình ảnh ông đồ và câu chuyện về cuộc đời của người nghệ sị Nho học.

Hai khổ thơ đầu là hình ảnh ông đồ thời Nho học còn thịnh hành, thịnh thế. Sự thịnh thế của Hán học, các nhà Nho khẳng định vị trí của mình trong lòng người, đó là những con người được ngưỡng mộ vì tài năng, học vấn. Góp phần không nhỏ trong việc gợi không khí náo nhiệt truyền thống, nét văn hóa không thể bỏ qua của mùa xuân trong tâm thức cổ truyền của dân tộc.

Hai khổ tiếp theo thể hiện hình ảnh ông đồ khi Nho học lụi tàn. Sự suy vi ngày càng rõ nét, người ta có thể cảm nhận một cách rõ ràng, day dứt. Ban đầu cảnh cho chữ đông vui tấp nập. Càng về sau cảnh buồn bã, lạnh nhạt, hiu quạnh. Vẫn là cảnh ngày tết, không gian mùa xuân có hoa đào nở. Nhưng ông đồ mờ nhạt dần, cuối cùng thì không thấy nữa.

Khổ thơ cuối là tâm tư thầm kín, niềm tiếc thương tác giả gửi gắm. Tâm trạng con người u buồn, cô đơn, tủi phận trước sự suy vi của Nho học đương thời. Bài thơ hiện lại những hoài niệm về thời “vàng son xưa cũ” của một thế hệ nhà Nho đẹp nhưng dần phai mờ.

Tóm tắt Ông đồ (hay nhất) Ngữ văn 7 Cánh diều (ảnh 3)

Tóm tắt Ông đồ (mẫu 7)

Trong những tác phẩm Vũ Đình Liên còn để lại cho đến ngày nay, “Ông đồ” là tác phẩm nổi bật nhất. Bài thơ thể hiện niềm hoài cổ của tác giả với một nét đẹp truyền thống xưa đang dần bị mai một.

Hình ảnh ông đồ trong hoài niệm của tác giả, hoài niệm về một thời huy hoàng. Khi hoa đào nở, tết đến xuân về ông đồ xuất hiện với mực tàu, giấy đỏ là một nét văn hóa thiêng liêng của dân tộc. Nó tượng trưng cho cái cổ kính. Ông đồ mang lại hạnh phúc cho mọi nhà.

Ông đồ được mọi người tôn trọng, ngưỡng mộ. Khách hàng tìm đến rất đông, điều này làm rõ sự trân trọng và khâm phục với hình ảnh ông đồ ngày xưa, kín đáo thể hiện niềm tự hào đối với một đất nước có nền văn hóa lâu đời.

Tuy nhiên, thời gian qua đi để lại sự đối lập giữa xưa và nay. Bộc lộ lòng thương cảm của tác giả trước hình ảnh ông đồ chỉ còn là tia nắng nhỏ nhoi giữa buổi chiều tà. Hình ảnh ông đò vẫn ngồi đó nhưng không ai hay thấy sự vô tình đến phũ phàng. Ông ngồi chờ những hy vọng cuối cùng, nhưng không ai ban cho.

Hai câu cuối là lời tự vấn của nhà thơ, là nỗi bâng khuâng thương tiếc, ngậm ngùi. Ông đồ là hình tượng là di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn tạ. Bài thơ đã làm nổi bật số phận một con người, một thế hệ đã qua.

Tóm tắt Ông đồ (mẫu 8)

Ông đồ là bài thơ thành công xuất sắc nhất của Vũ Đình Liên. Bài thơ thể hiện tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa. Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.

Khổ thơ 1 và 2 là hình ảnh ông đồ thời xưa. Tết đến, hoa đào nở, phố xá tưng bừng, người xe nườm nượp qua lại là một khung cảnh đông vui, nhộn nhịp, một bức tranh giàu màu sắc. Ông đồ xuất hiện khi tết đến xuân về, ông là trung tâm chú ý, là đối tượng được mọi người ngưỡng mộ, tôn vinh. Hình ảnh ông đồ thân quen hoà cùng cái đông vui, náo nức của phố phường ngày giáp Tết. Ông chính là một trong những nơi gặp gỡ, hội tụ của văn hoá – tâm linh người Việt một thời.

Khổ thơ 3, 4 là hình ảnh ông đồ thời suy tàn. Ông đồ “vẫn ngồi đấy”, giữa phố xá đông đúc người qua lại nhưng lẻ loi, lạc lõng, không ai biết, “không ai hay”. Ông đồ “ngồi đấy” chứng kiến và nếm trải tấn bi kịch của cả một thế hệ. Đó là sự tàn tạ, suy sụp hoàn toàn của nền Nho học. Hai khổ thơ tả cảnh nhưng chính là để thể hiện nỗi lòng của người trong cảnh. Đó là nỗi xót xa lặng lẽ, nỗi đau đớn ngậm ngùi của lớp nhà nho buổi giao thời.

Khổ thơ cuối thể hiện nỗi niềm của tác giả. Hoa đào vẫn nở, Tết vẫn đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn, nhưng người thì không thấy nữa: “Không thấy ông đồ xưa”. Cảnh cũ còn đó, người xưa ở đâu và hình ảnh “người muôn năm cũ” người đọc niềm cảm thương, tiếc nuối vô hạ đối với sự suy tàn của nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó thân thiết với đời sống của con người Việt Nam hàng trăm nghìn năm.

Tóm tắt Ông đồ (mẫu 9)

Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vì trong đời sống văn hóa khi Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa. Tác phẩm khắc họa thành công tình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tư vấn của nhiều độc giả.

Tóm tắt Ông đồ (mẫu 10)

Bài thơ Ông đồ nói lên nỗi niềm thương tiếc của tác giả Vũ Đình Liên đối với ông đồ, với giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Tác giả tạo ra cảnh đối lập về hình ảnh ông đồ nhằm gợi lên trong lòng người đọc niềm thương cảm về vị trí của ông đồ. Ông đồ và nét chữ của ông từng là tâm điểm của ngày Tết. Khi ấy, ông được tôn vinh và tục xin chữ ngày Tết trở thành một nét văn hóa đẹp. Nhưng dần dần, ông đồ và thú vui chơi chữ ấy đã bị lãng quên và đang bị vùi lấp bởi những giá trị khác.

Trong 2 khổ thơ đầu hình ảnh ông Đồ viết chữ nho ngày Tết là một hình ảnh đẹp. Ông xuất hiện cùng với “hoa đào”, “mực tàu”, “giấy đỏ”. Ông đem lại niềm vui cho nhiều người khi viết câu đối tết.Khổ 3 và 4 vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: vắng vẻ theo từng năm, đến nay thì hầu như không còn “người thuê viết”. Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị gạt ra ngoài cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời.

Nỗi lòng của tác giả đối với ông đồ là sự nuối tiếc về những nét đẹp xưa. Sự thương cảm, xót xa của tác giả không chỉ dành cho ông đồ mà còn dành cho lớp người cũ bị quên lãng. Đó cũng chính là sự hoài niệm những giá trị tinh thần đẹp truyền thống bị mai một.

Bố cục Ông đồ

Chia làm 3 phần:

- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời Nho học còn thịnh hành, thịnh thế

- Phần 2 (hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ khi Nho học suy vi (lụi tàn)

- Phần 3: Tâm tư thầm kín, niềm tiếc thương tác giả gửi gắm

Nội dung chính Ông đồ

Bài thơ thể hiện tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Tóm tắt Ông đồ (hay nhất) Ngữ văn 7 Cánh diều (ảnh 1)

- Tên: Vũ Đình Liên (1913 - 1996), là một nhà thơ, nhà dịch thuật, nhà giáo.

- Quê quán: quê ở Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương.

- Cuộc đời:

+ Từng là Chủ nhiệm khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, là thành viên nhóm văn học Lê Quý Đôn (gồm: Lê Thước, Trương Chính, Lê Trí Viễn...).

+ Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.

- Nhà thơ Vũ Đình Liên đã xuất bản: Đôi mắt (thơ, 1957); Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam (nghiên cứu, 1957); Nguyễn Đình Chiểu (nghiên cứu, 1957); Thơ Bô-đơ-le (dịch thuật, 1995).

- Tập thơ Bô-đơ-le công trình 40 năm lao động dịch thuật say mê và nghiên cứu của ông đã được tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam (1996). 

2. Tác phẩm

1. Thể loại: Thể thơ 5 chữ

2. Xuất xứ

Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vì trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.

 

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm +Tự sự

4. Tóm tắt tác phẩm Ông đồ

Bài thơ thể hiện tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.

5. Bố cục tác phẩm Ông đồ

  Bài thơ được chia làm 3 phần

- Phần 1: Khổ 1, 2: Hình ảnh ông đồ xưa.

- Phần 2: Khổ 3,4: Hình ảnh ông đồ thời suy tàn.

- Phần 3: Khổ 5: Nỗi niềm của tác giả.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Ông đồ

- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông đồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ông đồ

- Thể thơ ngũ ngôn vừa phù hợp với lối kể chuyện, vừa thích hợp để diễn tả tâm tình.

- Kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ của bài thơ đã làm nổi bật chủ đề tác phẩm: quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học.

- Ngôn ngữ, hình ảnh trong sáng, bình dị nhưng hàm súc, đầy ám ảnh, giàu sức gợi.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá