Với soạn bài Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên trang 80 Ngữ văn 8 Cánh Diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 8.
Soạn bài Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên trang 80 (Cánh Diều)
1. Định hướng
1.1. Khi nghe người khác thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, để nắm được nội dung thông tin, cần biết tóm tắt ý chính của người nói. Tóm tắt ý chính của nội dung bài nói cũng giống như tóm tắt ý chính của một văn bản viết; về độ dài có thể khác nhau, nhưng yêu cầu bắt buộc là nêu được các ý chính của bài trình bày. Kĩ năng tóm tắt văn bản có tác dụng rất lớn trong việc giúp các em nắm bắt nội dung chính của bài nói; rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý khi thực hành nói hoặc viết kiểu bài này.
1.2. Muốn tóm tắt được ý chính của bài trình bày, các em cần chú ý:
- Chú ý nghe kĩ nội dung thuyết minh giải thích mà người nói đã trình bày.
- Tùy theo yêu cầu tóm tắt để lựa chọn và ghi lại các ý chính theo hệ thống: ý lớn, ý nhỏ, các ví dụ minh họa tiêu biểu,…
- Trình bày bản tóm tắt ý chính theo từng mức độ.
2. Thực hành
Bài tập: Nghe bạn thuyết minh giải thích hiện tượng núi lửa, ghi lại các ý chính của bài thuyết trình đó.
a) Chuẩn bị
- Xem lại nội dung thuyết minh giải thích hiện tượng núi lửa đã làm trong phần Viết.
- Chú ý các hướng dẫn trong mục 1. Định hướng để nắm được cách tóm tắt ý chính khi nghe.
b) Tìm ý và lập dàn ý
Xem lại dàn ý ở phần Viết để thêm hoặc bớt nội dung cho dàn ý của bài thuyết trình.
c) Nói và nghe
- Thức hành nghe và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình.
- Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục c (trang 35). Ở bài này, chú ý rèn luyện kĩ năng nghe nhiều hơn.
* Bài tóm tắt tham khảo
- Núi lửa là ngọn núi có miệng ở đỉnh, các chất khoáng được nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài.
- Một ngọn núi lửa hoàn chỉnh sẽ có cấu tạo gồm 7 bộ phận.
- Phân loại núi lửa:
+ Dựa theo hình dáng: núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên
+ Dựa theo dạng thức hoạt động: núi lửa thức, núi lửa ngủ và núi lửa chết.
- Hoạt động của núi lửa: Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên phía trên, những ngọn núi liên tục tăng về độ cao. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi thì gây ra hiện tượng núi lửa phun trào.
- Tác hại của hiện tượng: mỏ khoáng sản phong phú, năng lượng địa nhiệt, đất đai tơi xốp, màu mỡ.
- Lợi ích của hiện tượng: làm biến đổi môi trường sinh thái, suy giảm tài nguyên sinh học của vùng bị ảnh hưởng, tăng tính nhạy cảm của những thiên tai nguy hiểm.
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục d (trang 36); nội dung kiểm tra đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.
Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 8 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Soạn bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
Soạn bài Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
Soạn bài Tự đánh giá: Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường?
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.