Soạn bài Chí Phèo trang 67 (Cánh Diều)

840

Với soạn bài Chí Phèo trang 67 Ngữ văn 11 Cánh Diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 11.

Soạn bài Chí Phèo trang 67 (Cánh Diều)

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 66 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc truyện Chí Phèo, các em cần chú ý:

 

+ Nhà văn kể lại câu chuyện gì? Nêu bối cảnh và tóm tắt lại câu chuyện đó bằng một số sự kiện nổi bật.

+ Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Chỉ ra mối quan hệ giữa nhân vật chính và các nhân vật khác trong tác phẩm (có thể thể hiện bằng một sơ đồ).

+ Những biện pháp nghệ thuật nổi bật nào được sử dụng trong truyện? Nhận biết và chỉ ra tác dụng của việc chuyển đổi điểm nhìn (nếu có).

+ Thông điệp mà truyện muốn gửi đến người đọc là gì?

+ Nội dung của tác phẩm khơi gợi ở em những suy nghĩ, cảm xúc gì?

- Đọc trước truyện Chí Phèo và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao, xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin giúp em đọc hiểu văn bản.

Trả lời:

- Bối cảnh truyện: ở một hiện thực mạnh mẽ, một bức tranh đen tối, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám.

- Tóm tắt: truyện xoay quanh nhân vật Chí Phèo - đứa trẻ bị bỏ hoang trong một lò gạch cũ và được nhặt về nuôi. Lớn lên hắn đi ở hết nhà này nhà khác. Năm 20 tuổi, hắn làm canh điền cho nhà Bá Kiến, bị Bá Kiến vu oan và bắt bỏ tù. Hắn ở tù bảy tám năm rồi trở về với bộ dạng khác hẳn ngày xưa. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Bá Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho lão. Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, ai cũng khiếp sợ. Cuộc đời hắn không lúc nào tỉnh. Nhưng vào một đêm trăng, hắn gặp Thị Nở, họ ăn nằm với nhau. Nửa đêm hắn đau bụng, nôn mửa và sáng hôm sau, Thị Nở nấu cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và muốn được sống cùng Thị Nở. Nhưng một lần nữa hắn bị đạp xuống vực vì bà cô của Thị không đồng ý. Chí Phèo tuyệt vọng, lại uống và cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở nghe tin hắn chết nhìn xuống bụng và nghĩ đến cái lò gạch.

- Các nhân vật trong truyện: Chí Phèo, Bá Kiến, vợ Bá Kiến, Thị Nở và bà cô Thị Nở. Trong đó Chí Phèo là nhân vật chính.

- Mối quan hệ của Chí Phèo và những nhân vật khác:

+ Chí Phèo – bá Kiến:

+ Chí Phèo – Thị Nở:

+ Chí Phèo – bà cô thị Nở:

- Những biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong truyện: điển hình hóa nhân vật, trần thuật kể truyện linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng, mang hơi thở đời sống, giọng văn hóa đời sống.

- Điểm nhìn trần thuật trong truyện da dạng và luôn vận động. Từ điểm nhìn đa dạng, luôn vận động mà tác phẩm có nhiều tiếng nói vang lên và đối thoại, sự đan xen, hòa nhập các tiếng nói tạo sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật khiến lời văn biến hóa một cách sinh động.

- Thông điệp của truyện: Chí Phèo là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh: Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ mất cả nhân hình lẫn nhân tính đầy bi kịch xót xa.

- Với ngòi bút hiện thực của tác giả Nam Cao, tác phẩm đã để lại trong lòng em những ám ảnh về cuộc sống khốn khổ của nhân dân lao động, những con người bị chà đạp không thương tiếc.

- Thông tin về tác giả Nam Cao:

+ Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân) tỉnh Hà Nam.

+ Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” ": “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông quan niệm: Tác phẩm "phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và "Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.

+ Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

+ Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941), nhà xuất bản tự đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (Hội văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo.

+ Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật.Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời, ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chí Phèo chửi những ai? Tiếng chửi cho thấy điều gì ở Chí?

Trả lời:

- Chí Phèo chửi cả làng Vũ Đại. Tiếng chửi cho thấy Chí là kẻ lưu manh, cứ rượu vào là chửi nhưng đằng sau đó thấy Chí Phèo mong muốn được coi là người bình thường.

Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Ngôn ngữ trong phần (1) là lời của ai?

Trả lời:

- Ngôn ngữ trong phần (1) là lời của người kể chuyện.

Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý những chi tiết tả ngoại hình của Chí Phèo.

Trả lời:

- Những chi tiết tả ngoại hình của Chí Phèo: trông đặc như thằng săng đá, đầu trọc, răng cạo trắng hớn, mặt thì đen, cơng cơng, hai mắt gườm gườm trong gớm, mặc quần nái đen với cái áo tây vàng, ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy.

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1)Chú ý những hành động của Chí Phèo trong phần (2).

Trả lời:

- Những hành động của Chí Phèo trong phần (2):

+ Hắn ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều, say khướt rồi xách một vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến để chửi.

+ Chí chửi bới, đập đầu rạch mặt ăn vạ, lăn lộn dưới đất.

+ Hắn rên rỉ, đòi liều phen sống chết, tính trả thủ bố con bá Kiến.

+ Chí mắc mưu, trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Câu 5 (trang 68 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Lưu ý những lời nói, cử chỉ của nhân vật bá Kiến. Từ đó, rút ra đặc điểm tính cách của nhân vật này.

Trả lời:

- Bá Kiến là nhân vật có lòng dạ độc ác, điển hình cho tầng lớp địa chủ, cường hào ác bá ở nông thôn thời bấy giờ: bất nhân, vô lương tâm, nham hiểm, gian hùng, thối nát, bỉ ổi.

Câu 6 (trang 69 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý những từ ngữ, chi tiết nói về tâm trạng của Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở. Chỉ ra những thay đổi của Chí.

Trả lời:

- Những từ ngữ, chi tiết nói về tâm trạng của Chí Phèo từ sau khi gặp thị Nở: bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say dài, lòng mơ hồ buồn, hắn nghe thấy những âm thanh thường ngày, nao nao buồn, ao ước có một gia đình nho nhỏ.

- Những thay đổi của Chí: nhận thức Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống, nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc. Lúc này, Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.

Câu 7 (trang 70 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Lưu ý những độc thoại nội tâm của Chí Phèo.

Trả lời:

- Những độc thoại nội tâm của Chí Phèo cho thấy Chí ngẫm ra bao điều về cuộc đời mình, hiện tại của Chí là con số không tròn trĩnh: không vợ, không con, không nhà, không cửa, tương lai chỉ có sự đơn độc.

Câu 8 (trang 71 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chú ý những từ ngữ và câu văn diễn tả tâm trạng của Chí Phèo.

Trả lời:

- Những từ ngữ và câu văn diễn tả tâm trạng của Chí Phèo: hắn tự hỏi rồi tự trả lời, hắn nhớ đến “bà ba” rồi hắn thấy nhục, vì bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Ttình yêu thương của Thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo.

Câu 9 (trang 72 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1)Chú ý sự thay đổi trong suy nghĩ và tâm trạng của Chí Phèo.

Trả lời:

- Sự thay đổi trong suy nghĩ và tâm trạng của Chí Phèo: hắn muốn Thị về ở với hắn, muốn được làm người lương thiện.

Câu 10 (trang 72 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1)Bà cô thị Nở có thái độ như thế nào?

Trả lời:

- Bà cô thị Nở có thái độ phản đối gay gắt khi biết chuyện cô cháu gái tuổi ba mươi chưa trót đời lại đi quen Chí Phèo.

Câu 11 (trang 72 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1)Lưu ý thái độ và tâm trạng của thị Nở.

Trả lời:

- Thái độ và tâm trạng của thị Nở: lộn ruột, tức, giận dữ nổi lên đùng đùng, chạy đến nhà Chí để chửi.

Câu 12 (trang 73 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1)Lưu ý hành động của Chí Phèo ở phần (5). Lí giải nguyên nhân của hành động ấy.

Trả lời:

- Hành động của Chí Phèo ở phần (5): vừa đi vừa chửi, dọa giết “nó”, nhưng cuối cùng hắn lại đến nhà bá Kiến đòi lương thiện, giết bá Kiến rồi tự sát.

- Nguyên nhân của hành động ấy: mối tình với Thị Nở tan vỡ, đến một người như thị mà Chí cũng không được phép yêu. Chí rơi và bi kịch đau đớn khi nhận ra mình không trở trở về cái xã hội bằng phẳng của những người lương thiện được nữa. Vì vậy, đến nhà bá Kiến đòi lương thiện, người là nguyên nhân khiến Chí ra nông nỗi này.

Câu 13 (trang 74 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1)Chú ý một số chi tiết đặc sắc trong phần kết thúc truyện.

Trả lời:

- Kết thúc truyện, Chí Phèo tự kết liễu mạng sống của chính mình, trong đầu Thị Nở hiện lên hình ảnh "cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng bóng người lại qua".

Chi tiết này tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gắn với sự ra đời và mất đi của Chí Phèo. Đồng thời, mở ra bi kịch mới rằng nếu Thị Nở có con với Chí Phèo, số phận của đứa trẻ sẽ lặp lại những đau khổ, bất hạnh của bố mẹ.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1)Tóm tắt nội dung của từng phần đã được đánh số trong văn bản.

Trả lời:

- Nội dung của từng phần trong văn bản:

+ Phần (1): Chí Phèo về lại làng sau thời gian dài đi tù. Vừa về đến làng, hắn đã rượu say rồi chửi mọi thứ, chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại và chửi cả đứa nào đã sinh ra hắn.

+ Phần (2): Hắn trở về với bộ dạng khác hẳn ngày xưa. Hắn lúc nào cũng say và cứ say là hắn lại đến nhà Bá Kiến để chửi bới, rạch mặt ăn vạ. Bá Kiến đã biến Chí Phèo thành kẻ tay sai chuyên đâm thuê chém mướn cho lão. Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, ai cũng khiếp sợ.

+ Phần (3): Chí tỉnh dậy sau đêm dài gặp Thị Nở và ăn nằm với nhau. Thị Nở nấu cho hắn một bát cháo hành. Cũng từ đó hắn khao khát trở về cuộc sống lương thiện và muốn được sống cùng Thị Nở.

+ Phần (4): Bà cô Thị Nở biết được chuyện cô quen Chí nên đã không đồng ý. Thị và Chí đã có cuộc cãi vã qua lại.

+ Phần (5): Chí Phèo tuyệt vọng, uống say rồi cầm dao đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Hắn đâm chết Bá Kiến rồi tự tử. Thị Nở nghe tin hắn chết nhìn xuống bụng và nghĩ đến cái lò gạch.

Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1)Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các nhân vật có ảnh hưởng đến số phận Chí Phèo.

Trả lời:

Soạn bài Chí Phèo | Hay nhất Soạn văn 11 Cánh diều

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. Vì sao khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo lại xách dao đi giết bá Kiến và tự sát?

Trả lời:

* Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở:

- Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, lần đầu tiên Chí Phèo thực sự “tỉnh” sau những cơn say triền miên:

+ Chợt nhận ra ở trong cái lều ẩm thấp lờ mờ, thấy “chiều lúc xế trưa và gặp đêm bên ngoài vẫn sáng”

+ Bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say dài

+ Miệng đắng và “lòng mơ hồ buồn”

+ Cảm thấy “sợ rượu” – dấu hiệu của sự thức tỉnh rõ ràng nhất

+ Cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống: tiếng chim hót, tiếng người cười nói,…

+ Hắn đủ đỉnh để nhận thức hoàn cảnh của mình, để thấy mình cô độc.

- Chí Phèo trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, mang đến niềm vui, niềm hi vọng và mong ước trở về làm người lương thiện trỗi dậy:

+ Niềm hi vọng của thời trẻ quay lại: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, nuôi lợn, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.

+ Khi thấy bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo ngạc nhiên và thấy “mắt mình như ươn ướt”, hắn xúc động vì lần đầu tiên có người chăm sóc mình.

+ Chí Phèo thèm lương thiện: tình yêu của Thị Nở làm hắn nghĩ bản thân có thể hoàn lương, khiến hắn đủ hi vọng và mong ước có một gia đình “Hay là mình sang ở với tớ một nhà cho vui”.

- Mong muốn trở về làm người lương thiện không thể, tình yêu bị ngăn cấm bởi bà cô thị Nở, thị từ chối, Chí thất vọng, đau đớn:

+ “ngẩn người”, “ngẩng mặt”: thái độ biểu thị sự nhận thức được tình cảnh của mình.

+ “hít thấy hơi cháo hành”: hồi tưởng về tình yêu đã trải qua

+ đuổi theo, nắm lấy tay thị: mong muốn níu kéo hạnh phúc

+ “ôm mặt khóc rưng rức”: đau đớn, tuyệt vọng

- Hành động tự kết liễu của Chí Phèo thể hiện sự phẫn uất và tuyệt vọng đến tột cùng:

+ Mong muốn quay trở lại làm người lương thiện không thể thực hiện được, niềm phẫn uất trong Chí đẩy lên cao

+ Hắn quyết định đến nhà thị Nở “để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”.

+ Nhưng “hắn không rẽ vào nhà thị Nở mà thẳng đường đến nhà Bá Kiến và nói thẳng với Bá Kiến: niềm phẫn uất đã khiến Chí Phèo xác định đúng kẻ thù của mình.

* Khi bị thị Nở từ chối, Chí Phèo lại xách dao đi giết bá Kiến và tự sát bởi vì trong sự tỉnh táo đặc biệt của mình (càng uống càng tỉnh), hắn nhận ra kẻ thù thực sự của cuộc đời mình chính là Bá Kiến, kẻ khiến hắn trở thành con người tồi tệ, một con quỷ dữ ngày càng xa dần xã hội loài người và làm như vậy hắn mới như lấy lại được thanh danh cho mình,

Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1)Theo em, nỗi khốn khổ, tủi nhục lớn nhất của Chí Phèo là gì? Vì sao? Qua nhân vật này, nhà văn thể hiện những tình cảm, tư tưởng nào?

Trả lời:

- Theo em, trong muôn vàn nỗi khốn khổ, tủi nhục mà Chí đã nếm trải, nỗi đau khổ lớn nhất có lẽ chính là cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người thật xót xa, nhức buốt, dẫn đến cái chết của Chí. Cái chết như là hành động minh chứng cho sự khủng hoảng và bế tắc, tuyệt vọng không lối thoát, nó là kết quả cho sự hồi sinh và thức tỉnh của Chí, đó cũng là con đường duy nhất để Chí được làm người lương thiện bởi chỉ có kết thúc được những tháng ngày của quỷ dữ mới có thể bắt đầu để sống đúng nghĩa cuộc đời mình.

- Qua nhân vật này, nhà văn đã chĩa thẳng ngòi bút của mình đến thế lực phong kiến độc ác đã lấy đi nhân tính của biết bao nhiêu người nông dân lương thiện. Đồng thời ông cũng bênh vực và cổ vũ mọi người hãy cùng nhau đứng lên giành lấy quyền sống, quyền tự do cho chính mình để không ai phải tìm đến cái chết một cách thương tâm giống như Chí Phèo.

Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1)Phân tích và làm sáng tỏ một số đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện: cách mở đầu truyện, không gian và thời gian, sử dụng chi tiết, ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi điểm nhìn,…

Trả lời:

- Đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các phương diện:

+ Điển hình hóa nhân vật: Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình đặc sắc trong tác phẩm. Vừa sinh động, độc đáo, không lặp lại, các nhân vật này mang sức khái quát cao cho mối xung đột diễn ra khốc liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Hắn là điển hình sinh động cho những người nông dân cố cùng bị hủy hoại, tha hoá đến tận cùng bởi thế lực tàn bạo.

+ Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho truyện (Mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí say rượu chửi bới om sòm, kết thúc bằng hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến một cái lò gạch xa xôi vắng người qua lại...). Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột.

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình trong tác phẩm tạo nên những đoạn văn tuyệt bút. Số phận và bi kịch của Chí Phèo được đào sâu cực độ qua những đoạn văn hay như đoạn Chí Phèo thức tỉnh sau đêm say rượu gặp Thị Nở; đoạn Chí Phèo bị cự tuyệt tình yêu..

+ Ngôn ngữ, giọng điệu được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau. Ngoài ra, giọng trần thuật cũng thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiêp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn (đoạn văn mở đầu tác phẩm, đoạn miêu tả tâm trạng khi ăn bát cháo hành, đoạn độc thoại nội tâm của Bá Kiến).

Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1)Từ truyện Chí Phèo, có thể nhận thấy những giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh nào? Theo em, truyện Chí Phèo có chủ đề phụ không? Nếu có thì đó là chủ đề gì?

Trả lời:

- Những giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh trong truyện: Hiện lên làng quê nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với tất cả những nề nếp, lối sống, sinh hoạt làng xã cổ hủ, phong kiến đầy rẫy những bất công,..Ngoài ra. truyện còn truyền tải lời kết án đanh thép xã hội thực dân, phong kiến tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác, mong muốn lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người. Đồng thời, đây là lời cảnh báo của tác giá với số phận của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, nếu không thay đổi thì cuộc sống của họ cũng sẽ bế tắc, tuyệt vọng, tha hóa, lưu manh hóa và cái chết sẽ là điều không thể tránh khỏi.

- Theo em, truyện Chí Phèo có chủ đề phụ. Đó là: sức mạnh của tình yêu thương, Biết yêu thương và chia sẻ với những người không may lầm đường lạc lối, tạo cơ hội để họ hoàn thiện bản thân và phải biết vượt qua nghịch cảnh để sống đàng hoàng, tử tế.

Câu 7 (trang 75 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Ghi lại ấn tượng sâu đậm nhất của em về hình tượng Chí Phèo (trong khoảng 10 dòng).

Trả lời:

Hình tượng Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao được xây dựng với số phận chồng chất bi kịch. Nhưng dù bị tha hóa, biến chất vẫn giữ được vẻ đẹp tâm hồn, vẫn khát khao được sống làm người lương thiện. Cuộc đời Chí là những chuỗi dài bi kịch, khổ đau, cuộc đời của một người nông dân khốn khổ cùng cực bị, bị xô đẩy vào con đường lưu manh tội lỗi. Bi kịch đến mức sinh ra là con người, nhưng lại bị cự tuyệt quyền làm người. Và đó cũng chính là bản án đanh thép, kết tội xã hội tàn bạo đã nhẫn tâm đẩy người dân cày nghèo vào kiếp sống tối tăm u ám. Nhẫn tâm cướp đoạt của họ cả diện mạo lẫn linh hồn. Qua đây, ta thấy được Nam Cao đã tạo nên một nhân vật điển hình, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc, phản ánh, tố cáo sự bất công, độc ác của chế độ cũ, đồng thời thể hiện tấm lòng xót thương cho những số phận người nông dân bất hạnh ở chế độ cũ.

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 63

Soạn bài Chữ người tử tù

Soạn bài Tấm lòng người mẹ

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 91

Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

Đánh giá

0

0 đánh giá