Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 45 Tập 1 (Chân trời sáng tạo)

440

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 45 Tập 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 11.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 45 (Chân trời sáng tạo)

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những trường hợp sau. Chỉ ra cách giải thích từ ngữ mà bạn đã sử dụng.

a. Hôm nay là ngày của tất cả mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đã cất cao tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình.

(Ma-la-la Diu-sa-phdai, Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới)

b. Sức mạnh của giáo dục khiến họ sợ hãi.

(Ma-la-la Diu-sa-phdai, Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới)

c. Có thể thấy bộ kĩ năng đã đặt ra các khối nội dung kiến thức xã hội khá rộng, đòi hỏi sinh viên phải hiểu biết về môi trường đang sống, và phải có liên kết, gắn bó với môi trường xung quanh.

(Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng, Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ vào thế kỉ XXI)

d. Để chiến thắng được sức mạnh khổng lồ của thiên nhiên, ông lãi phải vận dụng hết kinh nghiệm, trí thông minh, lòng dũng cảm của một ngư dân sống cả đời trên biển.

(Lê Lưu Oanh, Hình tượng con người chinh phục thế giới trong “Ông già và biển cả”)

Trả lời:

a. quyền lợi: quyền được hưởng những lợi ích nào đó về vật chất, tinh thần

Cách giải thích: Phân tích nội dung của từ.

b. giáo dục: hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu.

Cách giải thích: Phân tích nội dung của từ.

c. hiểu biết: hiểu: hiếu thấu; biết: biết rõ; hiểu biết là biết rõ về tình hình và có thái độ cảm thông với người khác.

Cách giải thích: Giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

d. chiến thắng: giành được phần thắng trong chiến tranh, chiến đấu hoặc trong một cuộc thi đấu.

Cách giải thích: Phân tích nội dung của từ.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) đã giải thích các nghĩa của từ “quả” (danh từ) như sau:

1. Bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong chứa hạt. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (tục ngữ)

2. Từ dùng để chỉ đơn vị những vật có hình giống như quả cây. Quả bóng. Quả trứng gà. Quả lựu đạn. Quả tim. Đấm cho mấy quả (khẩu ngữ).

3. Đồ để đựng bằng gỗ, hình hộp tròn, bên trong chia thành nhiều ngăn có nắp đậy. Quả trầu. Bưng quả đồ lễ.

4. (kết hợp hạn chế; dùng đi đôi với nhân). Kết quả (nói tắt). Có nhân thì có quả. Quan hệ giữa nhân và quả.

5. (khẩu ngữ) Món lợi thu được trong làm ăn, buôn bán. Thắng quả. Trúng quả. Thua liền mấy quả.

Hãy cho biết:

a. Trong các nghĩa của từ “quả”, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?

b. Các nghĩa của từ “quả” được giải thích theo cách nào?

Trả lời:

a. - Nghĩa gốc: (1)

- Nghĩa chuyển: (2) – (3) – (4) – (5)

b. Các nghĩa của từ “quả” được giải thích theo cách:

(1): Giải thích dựa trên nghĩa gốc của từ.

(2): Phân tích dựa trên nội dung nghĩa của từ.

(3): Giải thích dựa trên nghĩa chuyển của từ.

(4): Giải thích từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

(5): Dùng một (một số) từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.

Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Phần giải thích nghĩa của các từ sau đây đã chính xác hay chưa? Vì sao?

a. Đả kích (động từ): việc phê phán, chỉ trích gay gắt đối với người, phía đối lập hoặc coi là đối lập.

b. Khép nép (tính từ)”: điệu bộ như muốn thu nhỏ người lại để tránh sự chú ý, sự đụng chạm hoặc để tỏ ra vẻ ngại ngùng hay kính cẩn.

c. Trắng (tính từ): màu của vôi, của bông.

Trả lời:

a. Phần giải thích từ đã chính xác, vì dựa vào cách giải phân tích nội dung của từ.

b. Phần giải thích từ đã chính xác, vì dựa vào cách giải phân tích nội dung của từ.

c. Phần giải thích từ đã chính xác, vì dựa vào cách giải phân tích nội dung của từ.

Từ đọc đến viết: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày một mục tiêu của bạn trong tương lai và những giải pháp để đạt được mục tiêu ấy. Hãy giải thích nghĩa của hai từ ngữ trong đoạn văn và cho biết bạn đã giải thích theo cách nào.

Đoạn văn tham khảo

Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn sống mà không biết bản thân mình cần gì, muốn gì và sẽ trở thành người như thế nào. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định mục tiêu sống có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Mục tiêu sống là những suy nghĩ, kim chỉ nam, là ước mơ, khao khát mà con người muốn đạt được thành tựu tốt đẹp trong cuộc sống cũng như chạm tay đến thành công. Mỗi người cần có cho mình một mục tiêu sống rõ ràng và cố gắng thực hiện hóa lí tưởng đó. Người sống có mục tiêu, lí tưởng là những người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình; khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn. Mục tiêu sống là động lực để con người vươn lên, tạo dựng cho mình những giá trị tốt đẹp, hướng chúng ta đến những điều hay lẽ phải, tránh xa cái xấu, cái ác. Người sống không có mục tiêu chỉ là tồn tại, sẽ cảm thấy cuộc đời thật nhàm chán, không có gì thú vị, lâu dần dẫn đến suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Mục tiêu sống mang lại nhiều lợi ích cho con người, nó khiến cho chúng ta tốt hơn, rèn luyện được những đức tính tốt đẹp khác cũng như mang con người đến gần nhau hơn. Mỗi người học sinh là người chủ nhân tương lai của đất nước, chính vì thế chúng ta trước hết phải sống có ước mơ, hoài bão, nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để thực hiện ước mơ đó. Tiếp đến là sống chan hòa, yêu thương mọi người, bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến cái ta chung để cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Cuộc đời quá ngắn để lãng phí cũng như vô định. Mỗi người hãy xác định cho mình một mục tiêu có tác động ý nghĩa to lớn đến mình và cố gắng thực hiện những mục tiêu đó thật tốt để thấy cuộc sống ý nghĩa hơn.

- Hai từ ngữ trong văn bản là: tiêu cực, ước mơ

+ Tiêu cực: để chỉ những hiện tượng không lành mạnh, có tác dụng phủ định, cản trở, không tốt đối với quá trình phát triển của xã hội…

Giải thích theo cách phân tích nội dung của từ.

+ Ước mơ: ao ước, mơ ước…

Cách giải thích: dùng từ (một số) từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Soạn bài Công nghệ AI của hiện tại và tương lai trang 45

Soạn bài Hình tượng con người chinh phục thế giới trong Ông già và biển cả trang 46

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trang 48

Soạn bài Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội trang 53

Soạn bài Ôn tập trang 55

Đánh giá

0

0 đánh giá