Hoá học 11 trang 6 (Kết nối tri thức)

283

Với giải Hoá học 11 trang 6 (Kết nối tri thức) chi tiết trong Bài 1: Khái niệm về cân bằng hoá học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 11. Mời các bạn đón xem:

Hoá học 11 trang 6 (Kết nối tri thức)

Mở đầu trang 6 Hóa học 11: Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi các chất đầu thành sản phẩm. Tuy nhiên, có nhiều phản ứng, các chất sản phẩm sinh ra lại có thể phản ứng được với nhau tạo thành chất đầu. Đối với những phản ứng này, làm thế nào để thu được nhiều sản phẩm hơn và làm tăng hiệu suất phản ứng?

Lời giải:

Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi các chất đầu thành sản phẩm. Tuy nhiên, có nhiều phản ứng, các chất sản phẩm sinh ra lại có thể phản ứng được với nhau tạo thành chất đầu. Đối với các phản ứng này, người ta thường vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để chuyển dịch cân bằng theo mong muốn nhằm thu được nhiều sản phẩm hơn và làm tăng hiệu suất phản ứng.

Hoạt động trang 6 Hóa học 11: Hai thí nghiệm sau đều được thực hiện ở cùng một điều kiện (bình kín dung tích 10 L, nhiệt độ 445 oC):

Thí nghiệm 1: Cho 1 mol H2 và 1 mol I2 vào bình kín. Kết quả thí nghiệm cho thấy dù thời gian phản ứng kéo dài bao lâu thì trong bình vẫn chỉ tạo ra 1,6 mol HI; còn dư 0,2 mol H2 và 0,2 mol I2.

Thí nghiệm 2: Thí nghiệm 2: Cho 2 mol HI vào bình. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy dù thời gian phản ứng kéo dài bao lâu thì trong bình vẫn chỉ tạo ra 0,2 mol H2 và 0,2 mol I2; còn dư 1,6 mol HI.

Thực hiện yêu cầu sau:

a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2.

b) Trong cả hai thí nghiệm trên, dù thời gian phản ứng kéo dài bao lâu thì các chất đầu đều còn lại sau phản ứng. Giải thích.

Lời giải:

a) Phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra:

- Trong thí nghiệm 1: H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g).

- Trong thí nghiệm 2: 2HI(g) ⇌ H2(g) + I2(g).

b) Trong cả hai thí nghiệm trên, dù thời gian phản ứng kéo dài bao lâu thì các chất đầu đều còn lại sau phản ứng. Do hai phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch, trong cùng một điều kiện, các chất phản ứng tác dụng với nhau tạo thành các chất sản phẩm (phản ứng thuận), đồng thời các chất sản phẩm lại tác dụng với nhau tạo thành các chất ban đầu (phản ứng nghịch).

 Xem thêm các bài giải Hoá học 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Hoá học 11 trang 8 ( Kết nối tri thức )

Hoá học 11 trang 9 ( Kết nối tri thức )

Hoá học 11 trang 10 ( Kết nối tri thức )

Hoá học 11 trang 13 ( Kết nối tri thức )

Hoá học 11 trang 14 ( Kết nối tri thức )

Đánh giá

0

0 đánh giá