Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho

401

Với giải Em có thể trang 37 Hóa học 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Ammonia. Muối ammonium giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 11. Mời các bạn đón xem:

Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho

Em có thể trang 37 Hóa học 11: - Vận dụng được kiến thức về cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phản ứng tổng hợp ammonia trong quá trình Haber – Bosch.

- Nhận biết được ion ammonium trong phân đạm.

Lời giải:

- Trong công nghiệp, quá trình sản xuất ammonia thường được thực hiện ở nhiệt độ 400 oC – 450 oC, áp suất 150 – 200 bar, xúc tác Fe. 

Nhận biết được ion ammonium trong phân đạm - quá trình Haber – Bosch (ảnh 4)

+ Về áp suất: người ta đã tăng áp suất của hệ phản ứng trong buồng tổng hợp lên đến gần 200 bar. Đó là do khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất của hệ - tức chiều giảm số mol khí, hay chiều tạo ammonia (chiều thuận).

+ Về nhiệt độ: Vì phản ứng thuận toả nhiệt (Nhận biết được ion ammonium trong phân đạm - quá trình Haber – Bosch (ảnh 5)) nên cần phải giảm nhiệt độ để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, tạo ammonia. Tuy nhiên, khi thực hiện phản ứng ở nhiệt độ quá thấp thì tốc độ của phản ứng nhỏ, phản ứng diễn ra chậm. Thực tế, người ta đã chọn nhiệt độ phù hợp, khoảng 400 oC - 450 oC.

+ Việc sử dụng xúc tác là bột sắt trong quá trình Haber có tác dụng làm cho phản ứng nhanh đạt tới trạng thái cân bằng.

Nhận biết ion ammonium trong phân đạm: Khi đun nóng hỗn hợp phân đạm chứa muối ammonium với dung dịch kiềm sinh ra khí ammonia có mùi khai.

Phương trình hoá học minh hoạ:

NH4NO3 + NaOH Nhận biết được ion ammonium trong phân đạm - quá trình Haber – Bosch (ảnh 6) NaNO3 + NH3 + H2O

NH4Cl + NaOH Nhận biết được ion ammonium trong phân đạm - quá trình Haber – Bosch (ảnh 7)  NaCl + NH3 + H2O

Đánh giá

0

0 đánh giá