Hoá học 11 trang 12 ( Cánh diều )

187

Với giải Hoá học 11 trang 12 ( Cánh diều ) chi tiết trong Bài 1: Mở đầu về cân bằng hoá họcgiúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Hoá học 11. Mời các bạn đón xem:

Hoá học 11 trang 12 ( Cánh diều )

Thí nghiệm 2 trang 12 Hoá học 11: Chuẩn bị: CH3COONa tinh thể; ống nghiệm, cốc thuỷ tinh.

Tiến hành: Cho một thìa thuỷ tinh tinh thể sodium acetate (CH3COONa) vào ống nghiệm A chứa khoảng 5 mL nước cất, lắc đều cho tan hết, rồi thêm vào ống nghiệm 2 – 3 giọt chất chỉ thị phenolphthalein. Rót khoảng một nửa dung dịch từ ống nghiệm A sang ống nghiệm B, sau đó đặt ống nghiệm B vào một cốc nước nóng (khoảng 70 oC – 80 oC). Sau khoảng 2 phút, quan sát và so sánh màu sắc của dung dịch trong hai ống nghiệm A và B.

Cho biết giữa ion acetate và nước có phản ứng thuận nghịch sau:

                                CH3COO+H2OCH3COOH+OH           (9)

Yêu cầu: Thảo luận về chiều chuyển dịch cân bằng trên khi nhiệt độ tăng lên.

Lời giải:

Hiện tượng:

Sau khoảng 2 phút, thấy ống nghiệm B có màu đậm hơn so với ống nghiệm A.

Kết quả thảo luận:

Khi nhiệt độ tăng lên, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Luyện tập 4 trang 12 Hoá học 11: Dựa vào thí nghiệm 2, cho biết khi tăng nhiệt độ thì cân bằng (9) chuyển dịch theo chiều thuận hay chiều nghịch?

Lời giải:

Khi tăng nhiệt độ thì cân bằng (9) chuyển dịch theo chiều thuận tức chiều làm tăng nồng độ OH-, làm màu dung dịch đậm lên.

Luyện tập 5 trang 12 Hoá học 11: Cân bằng sau chuyển dịch theo chiều nào khi tăng nhiệt độ?

2SO2(g) + O2(g 2SO3(g)      ΔrH298o=197,8kJ.

Lời giải:

ΔrH298o=197,8kJ.⇒Chiều thuận toả nhiệt.

Khi tăng nhiệt độ, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi đó, nghĩa là theo chiều giảm nhiệt độ, đó là chiều nghịch (chiều phản ứng thu nhiệt).

Câu hỏi 9 trang 12 Hoá học 11: Cân bằng 2NO2(g N2O4(g) chuyển dịch theo chiều nào khi tăng áp suất của hỗn hợp (bằng cách nén hỗn hợp) ở điều kiện nhiệt độ không đổi. Biết rằng áp suất tỉ lệ với số mol chất khí.

Lời giải:

Khi tăng áp suất của hỗn hợp, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều chống lại sự thay đổi đó, nghĩa là theo chiều giảm áp suất (hay chính là chiều giảm số mol khí), tức chiều thuận.

Xem thêm các bài giải Hoá học 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Hoá học 11 trang 6 ( Cánh diều )

Hoá học 11 trang 7 ( Cánh diều )

Hoá học 11 trang 8 ( Cánh diều )

Hoá học 11 trang 9 ( Cánh diều )

Hoá học 11 trang 10 ( Cánh diều )

Hoá học 11 trang 11 ( Cánh diều )

Hoá học 11 trang 13 ( Cánh diều )

Hoá học 11 trang 14 ( Cánh diều )

 

Đánh giá

0

0 đánh giá