Chùm thơ hai-cư Nhật Bản: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Kết nối tri thức Ngữ văn 10

561

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Chùm thơ hai-cư Nhật Bản Ngữ văn 10 (Kết nối tri thức) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Chùm thơ hai-cư Nhật Bản – Ngữ văn 10 (Kết nối tri thức)

I. Tác giả

1. Nhà thơ Ba Sô

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản – Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Ba Sô ( 1644-1694) là một nhà thơ nổi tiếng của văn học Nhật Bản.

- Tác phẩm chính: Du kí Phơi thân đồng nội (1659); Đoản văn trong đây (1688); Cánh đồng hoang (1689); Áo tơi cho khí (1691); Lối lên miền Ô-ku (1689).

- Phong cách nghệ thuật: Thơ ông giản dị, sâu lắng, mộc mạc

2. Nhà thơ Chiyo

- Chiyo (1703 - 2 tháng 10 năm 1775 là một nhà thơ Nhật Bản thời Edo

3. Nhà thơ Issa

  

Chùm thơ hai-cư Nhật Bản – Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

-  Nhà thơ Issa ( 1763-1828là một nhà thơ haiku nổi tiếng trong lịch sử Nhật Bản.

II. Tác phẩm Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

1. Thể loạiVăn bản Chùm thơ hai-cư Nhật Bản thuộc thể loại Thơ Hai-cư

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm in trong Ba-sô và thơ Hai-cư, NXB Văn học tp HCM, 1994, tr23

- Tác phẩm in trong Ba nghìn thế giới thơm, NXB Văn học, Tp HCM,2015, tr314

- Tác phẩm in trong Ba nghìn thế giới thơm, Sdđ, tr 385

3. Phương thức biểu đạtVăn bản Chùm thơ hai-cư Nhật Bản có phương thức biểu đạt là miêu tả, biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

- Ba bài thơ viết về vẻ đẹp của thiên nhiên và động vật từ đó đem lại những triết lý sâu sắc

5. Bố cục tác phẩm Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Văn bản Chùm thơ hai-cư Nhật Bản có bố cục gồm:

Bài 1 Thơ của Baso viết về bức tranh thủy mặc mùa thu

Bài 2 Thơ của Chiyo

Bài 3 Thơ của Issa

6. Giá trị nội dung tác phẩm Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Văn bản Chùm thơ hai-cư Nhật Bản viết về vẻ đẹ của thế giới tự nhiên

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Hình thức: ngắn gọn, gồm 17 âm tiết, ngắt thành 3 đoạn, thường theo thứ tự 5-7-5.
- Quý ngữ: là những từ chỉ mùa hoặc những hình ảnh tiêu biểu cho mùa (hoa đào, hoa mai, chim oanh, chim yến - chim quyên, tiếng ve - trăng, sương, tiếng dế,...).
- Ngôn ngữ: chấm phá, gợi chứ không tả, để nhiều khoảng trống cho độc giả tưởng tượng, đồng sáng tạo.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

1. Bài thơ của Ba sô

Bài thơ này không tuân thủ theo quy luật thông thường 5/7/5 của Hai-cư

+ Thể hiện một sự bức phá trong bài thơ

+ Bài thơ giống như một bức tranh thủy mặc

+ Bức tranh chiều thu với gam màu trầm, ngập tràn u ám

Cành khô màu nâu xám

+ Con quạ có màu đen

- Bức tranh thủy mặc được vẽ chủ đạo màu đen trên nền giấy trắng

Trên cành khô quạ đậu và chiều thu là hai phần hoàn toàn độc lập, tương phản với nhau

- Một là hình ảnh hiện hữu, nhìn thấy còn hình ảnh kia phải cảm nhận

- Bài thơ mang nỗi buồn của buổi chiều tà, của lúc tàn thu, sự ngưng đọng, lặng im của cảnh vật...

2 Thơ của Chiyo

- Hoa triêu nhan (tiếng Nhật: asagao) nghĩa là gương mặt ban mai

+ Người Việt gọi là hoa bìm bìm. Hoa bìm bìm của người Việt là một loại hoa ít được ai để ý tới (ngoài mấy vị thầy thuốc Đông y, vì cây hoa này chữa được một số bệnh).

+ Dân gian ta có câu: “Giậu đổ bìm leo”, như một ám chỉ vô danh cho hoa triêu nhan.

+ Cái tên triêu nhan cũng nói lên đặc điểm của hoa: Hoa chỉ nở nửa ngày và tàn lúc về chiều.

- Người Nhật rất trân quý loại hoa này

- Hoa là biểu tượng của sự khiêm nhường, tính bền bỉ

Nhà thơ nhìn thấy sự sống, nhìn thấy cái đẹp, nhìn thấy Phật tánh trong đóa triêu nhan nhỏ nhoi nhưng bền bỉ

Loài hoa này  vốn là một loại dây leo, đã quấn vào dây gàu để nở

- “ đành xin nước nhà bên” trước cái đẹp nhà thơ trân quý, không nỡ

 3. Thơ của Issa

– Câu thơ đầu tiên sử dụng điệp ngữ “chậm rì”

Thể hiện trạng thái chậm chạp, kiên nhẫn, chầm chậm của chú ốc sên nhỏ.

– Câu thơ thứ hai “Kìa con ốc nhỏ” thể hiện sự xuất hiện nhỏ bé, bình dị của chú ốc nhỏ

Trạng thái chậm rì được đảo lên câu thơ đầu để nhấn mạnh trạng thái, đặc điểm của chú ốc nhỏ

– Câu thơ thứ ba “Trèo núi Fuji” chỉ có ba chữ tái hiện hình ảnh ngọn núi Phú Sĩ- biểu tượng Nhật Bản.

 Núi Phú sĩ nổi tiếng là cao nhất Nhật bản

Hình ảnh chú ốc sên nhỏ trèo chầm chậm lên núi Phú Sĩ- ngọn núi cao bậc nhất Nhật Bản.

+ Hình ảnh đối nghịch nhau

+ Bài thơ ngắn gọn, xúc tích mang tính nhân văn sâu sắc

+ Ai cũng có ước mơ, khao khát chinh phục đỉnh cao của cuộc đời mình

+ Sức mạnh nội tại của chính bản thân là sức mạnh giúp bạn vượt qua thử thách đến gần vinh quang

IV. Đọc tác phẩm Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

1. Trên cành khô

    cánh quạ đậu

    chiều thu.

2. Ôi hoa triêu nhan!

    Dây gàu vương hoa bên giếng

    Đành xin nước nhà bên.

3. Chậm rì, chậm rì

    Kìa con ốc nhỏ

    Trèo núi Phu-gi (Fuji).

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá