Mắc mưu Thị Hến: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Cánh diều Ngữ văn 10

348

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Mắc mưu Thị Hến Ngữ văn 10 (Cánh diều) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Mắc mưu Thị Hến – Ngữ văn 10 (Cánh diều)

I. Tác giả

II. Tác phầm Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)

1. Thể loại: Tuồng

- Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói tật trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.

- Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tácVăn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Kỳ chỉnh lí (1957) gồm có tất cả 3 hồi.

3. Tóm tắt tác phầm Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)Thị Hến đã hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Thị Hến dùng mưu dụ cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phầm Mắc mưu Thị Hến (Trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)

1. Bối cảnh đoạn trích

- Không gian và thời gian trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến là không gian hẹp chỉ có từ nhà thị Hến ra đến cửa khi có người đến, thời gian là trời tăm tối.

2. Yếu tố tạo nên tiếng cười

- Yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên xuất phát từ ngôn ngữ hành động của nhân vật Nghêu, Nghêu được biết đến là ông bói mù, với những câu nói hài hước, tếu táo.

- Nghêu đến nhà Thị Hến để tán tỉnh nàng nhưng chưa kịp làm gì thì thấy Đề Hầu gõ cửa đến. Khi ấy lão sốt vó lo lắng, hoang mang, sợ hãi đã nhanh chóng để tìm chỗ trốn “Trốn chỗ nào khác chỉ cho min/ (Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó! Sợ bị phát hiện Nghêu đã chui xuống gầm phản nhà Hến.

=> Hành động của kẻ nhút nhát, sợ sệt. Nhưng rồi khi nghe Huyện Trìa nói về việc “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì Nghêu đã chui từ gầm phản ra và thay đổi bộ mặt vui vẻ để lấy lòng, còn nịnh hót khen những lời của Huyện Trìa là đúng đắn khác hoàn toàn so với lúc đầu khi Đề Hầu đến, Nghêu đã lật mặt thay đổi cảm xúc tuy vẫn còn run sợ nhưng hắn lại ngon ngọt.

=> Tác giả đã rất thành công trong việc dùng ngôn ngữ hành động để tạo tiếng cười.

3. Ý nghĩa

- Thể hiện thái độ phê phán, châm biếm với các nhân vật qua các hành động, ngôn ngữ.

- Tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến.

- Còn đối với Hến - người đàn bà góa ta lại thấy trong cô có sự khao khát được hạnh phúc, được bảo vệ, Hến trẻ trung, thông minh có, xinh đẹp nhưng trong mắt mọi người nàng lại lẳng lơ, điêu ngoa.

=> Tất cả đã được tác giả dân gian khắc họa đầy đủ diện mạo bức tranh làng quê phong kiến buổi suy tàn.

III. Đọc tác phẩm Mắc mưu Thị Hến

LỚP 19 [.....]

NGHÊU: Trời tăm tối đi hầu bổ ngửa,

Cây bụi bờ rờ chẳng ra đường.

(Này! Này! Thím ơi! Mỗ đã sang. Mở cửa mình vào với!)

THỊ HÊN: Chào thầy mới tới,

Trà nước vội vàng.

Đành lòng đây đó giao duyên,

(Nhưng) Sợ nỗi thế gian đàm tiếu (thôi).

NGHÊU: Vốn đà trước liệu, Lựa phải sau lo.

Kệ kinh chuông mõ trả cho chùa, 

Cảy, cấy, đâm, xay đành phận mỗ. 

(Này này!) Khuyên cùng với đó,

Chớ khá phụ đây.

Tuy làm vầy cũng tiếng ông thầy, 

Ở như vậy uổng tài bà goá.

(Tiếng Đề Hầu kêu cửa)

THỊ HỂN: (Ủa!) Tiếng ai kêu chỉ lạ?

Hay thầy Lại tới đây?

(Này! Này! Mô Phật!)

Đi ra kẻo tội với thầy,

Ở đó ắt tại trước mắt! (Chớ chẳng chơi đâu.)

NGHÊU: (Trời trời!)

Lão Để lại làm chi quá ngặt? 

Khiến thầy tu chạy đã hầu điên. (Thím ơi! Thím)

Trốn chỗ nào khác chỉ cho min

(Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó!

THỊ HẾN: Dưới phản ngựa thầy mau xuống đó. 

(Để tôi) Ra ngõ mời người đặng vào đây. 

Dầu chuyện chỉ chịu khó một giây. 

(Để) Người về đã, sẽ vầy( hai mặt.

(Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu vào) 

Lại nói: (Thưa thầy!)

Nghe kêu lật đật,

Mở cửa vội vàng, Thỉnh lại gia trang

Sẽ bày tình tự.

ĐÈ HẦU: Ơn mỗ cứu cho bữa trước,

Nay nường còn nhớ chưa quên? 

Sao đã cùng ông Huyện kết duyên, 

Mà vội phụ thầy Để tình ngãi (hử)?

THỊ HÊN: Xin thầy hãy nghĩ lại,

Quan Huyện dạy, (tôi) phải vâng. 

Đành đôi ta là cái duyên hằng

(Thế mà) Không nghe đó, sao cho yên việc (a thưa thầy?)

ĐÈ HẦU: (Phải lắm! Thế mới biết)

Đèn không khêu không tỏ,

Chuông không đánh không kêu. (Ta nói thiệt)

Đó không thương đây cũng quyết liều, (

Chừ Duyên đã khẳn nường tua giữ dạ.

THỊ HÉN: Ân ái việc còn thong thả,

Rượu trà xin hãy vui chơi! 

Chẳng mấy khi đặng hiệp một nơi, 

Bây giờ đã gặp nhau hai mặt. 

(Chừ có việc này)

Tôi xin hỏi thiệt, thầy khá tỏ bày! 

Thầy hằng xem luật lệ xưa nay,

Tu (mà) phá giới, tội chi khinh trọng (thưa thầy?)

ĐÈ HẦU: Lỗ tai nghe quá chướng,

Trong luật lệ rất to,

Hễ phá giới tức hành trảm quyết!

(Huyện Trìa tới)

HUYỆN TRÌA: (Nói ngoài cửa)

Viên ngoại diễu văn tế thuyết, 

Môn tiền hữu ngã quan nhơn

Mở cửa ra! Mau tiếp đại tân!

Ở mụ! Kíp kíp ra mời quan Huyện (nào!)

ĐỀ HẦU:

(Chui chao!)

Văn ngôn sắc biến! Sắc biển! 

Thính thuyết hồn kinh! Hồn kinh 

Nếu mà ông Huyện tri tình, 

Chắc hẳn thầy Đề mang khổ!

(Đề Hầu trốn, ông Huyện vào)

HUYỆN TRÌA: Việc thuế má án từ quá gấp, 

Đêm tối tăm đảng xá (lại) khó đi. 

Tưởng mụ đà tới lúc ngủ khì, 

Làm mỗ chạy ướt hầu bổ sấp. 

Khi sớm, tối đợi mình lâu lắm, 

Từ rày xin tới mụ cho liên, 

Gẫm đà phải nợ phải duyên,

Thôi chớ làm hờn, làm giận (nữa mà!)

THỊ HÊN: Nghĩ mà tủi phận,

Đâu dám trách ai,

(Nhưng tôi nghĩ lại như ông) 

Vợ còn, con sẵn, thiếu chi,

(Mà buộc tôi không đặng?)

Trai quá gái không thường lệ,

(Tôi cũng) Cam phận thiếp muối trường cơm tẻ, 

(Nhưng mà tôi)

E chánh thê cả tiếng nhiều lời (đó thôi!)

(Cho nên tôi)

Lánh một xó, lọ một nơi,

Khó trối thây, giàu ai chẳng luy!

HUYỆN TRÌA: (Ui chao! Chử!)

Ta nghỉ ngơi kéo mệt,

Nói dài lắm cũng buồn.

Khuyên khuyên xin chớ làm tuồng, 

Bớt bớt xin đừng nói bơm!

THỊ HẾN: Sợ gan ruột đàn ông nhiều lớp, 

Việc nợ duyên dễ thiếp mấy nơi?

Rượu trà hãy xin mời,

Ái ân rồi có đó.

(Bây giờ tôi xin nhờ quan)

Vốn tôi chưa rõ,

Xin hỏi một lời:

Người từng xem luật lệ nơi nơi,

(Là) Có một việc ở đời lạ lạ.

Rầy có chú thầy tu rất chạ),

Hay tới nhà mà ve bà goá,

Đã xuất gia, phá giới làm vợ), 

Thời luật pháp xử chỉ cho rõ?

HUYỆN TRÌA: (Uẩy!)

Nói làm chỉ việc rối, Ai có tiếc làm chi.

Phàm tu hành mà đã xuất gia, 

Có phá giới đánh đòn phát lạc!

NGHÊU: (Từ gầm giường bò ra)

Tâm khoái lạc! Tâm khoái lạc!

Thiện xử phân! Thiện xử phân!

(Bẩm quan lớn, lời quan dạy rất minh, chớ thầy Đề ngồi trong thúng mơ nói mới ức chớ! Bẩm quan lớn!)

Chơn vi phụ mẫu chi dân! 

(Chứ thầy Đề)

Chỉ thị dâm ô chỉ loại 

Như thầy tu phá giới, 

Thời bất quá đánh đòn. 

Còn thầy Lại phạm gian, 

Thật ắt là tội chết.

ĐỀ HẦU: (Lồm cồm bò ra)

 Đầu đuôi tại mụ Hến, 

Mưu mẹo bởi lão thầy tu

Rày quan Huyện trớ trêu 

Mắc đàn bà quá tội. T

ôi cam chịu lỗi, 

Ai biết mà chê!

Trong nha môn cả Huyện đến Đề, 

Còn tạo lệ không mời luôn thể!

HUYỆN TRÌA: Thầy Lại làm nên quá tệ, 

Như nhà sư bắt chước cố trêu.

 Mắc cỡ lêu lêu!

Lêu lêu mắc cỡ!

Rất nên quái gở,

Làm việc lăng nhăng! 

Hễ miếng to bay quyết kiếm ăn, 

Còn đồ vặt bay làm sạch trụi. 

Thầy tu khá lui về cho khỏi, 

Đề lại mau cõng mỗ về nhà. 

Dằn lòng thôi chớ ngứa nghề, 

Giữ dạ dừng tham của lạ.

(Hạ)

THỊ HẾN: Tâm khoái dã! 

Tâm khoái dã! Kế hoạn nhiên! Kế hoan nhiên! 

Thế thầy tu hết tới ngõ nói điên, 

Rày quan Huyện hết đến nhà làm bậy. 

Giữ tiết hạnh một niềm cho toại, 

Nỗi nhơn duyên đôi chữ không màng.

Xem thêm các bài tóm tắt tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá