Cách viết công thức electron chương trình mới

244

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Công thức electron chương trình mới của ba bộ sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng nắm vững Công thức electron gặp từ đó học tốt môn Hóa học.

Cách viết công thức electron chương trình mới

I. Cách viết công thức electron

a) Một số khái niệm

Electron hóa trị là những electron ở các orbital của lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng chưa bão hòa, có thể tham gia vào việc hình thành liên kết hóa học.

Chú ý: Với các nguyên tố nhóm A, số electron hóa trị của nguyên tử bằng số thứ tự nhóm.

Electron chung là những electron hóa trị mà tham gia vào việc hình thành liên kết hóa học.

Electron hóa trị riêng (electron tự do) là những electron hóa trị nhưng không tham gia vào việc hình thành liên kết hóa học.

Công thức electron: Công thức electron của một phân tử biểu diễn các electron hóa trị riêng của các nguyên tử trong phân tử và các electron chung trong phân tử đó.

Quy tắc octet: Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt được cấu hình electron bền vững như của khí hiếm với 8 electron ở lớp ngoài cùng (hoặc 2 electron ở lớp ngoài cùng như của helium).

Chú ý: Các trường hợp ngoại lệ của quy tắc octet có thể gặp là:

TH1: Hợp chất của các nguyên tố B và Al (như BeH2, BH3, AlH3, …). Điều này là do C và Al có 3 electron hóa trị, quá ít để mỗi nguyên tử B hay Al tạo octet khi tham gia liên kết.

TH2: Hợp chất có nhiều electron hóa trị như: SF6, SF4, PCl3, PCl5, … Điều này là do nguyên tử trung tâm có quá 8 electron hóa trị trong phân tử.

TH3: Hợp chất có tổng số electron hóa trị là số lẻ (như NO, NO2, …). Điều này là do quy tắc octet yêu cầu mỗi nguyen tử đạt octet khi có 8 electron (hoặc 2 electron với H) xung quanh.

TH4: Với nguyên tử của các nguyên tố nhóm B, người ta áp dụng một quy tắc khác, tương ứng với quy tắc octet, là quy tắc 18 electron để giải thích xu hướng khi tham gia liên kết hóa học của chúng.

b) Ví dụ cách viết công thức electron của một số chất

Phân tử

Cách viết công thức electron

Cl2

- Sự tạo thành phân tử chlorine (Cl2):

Nguyên tử chlorine (Cl) có Z = 17. Cấu hình electron của Cl là: 1s22s22p63s23p5

Nguyên tử Cl có 7 electron lớp ngoài cùng. Để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử Cl cần thêm 1 electron. Vì vậy, hai nguyên tử Cl liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử Cl cùng góp 1 electron để tạo nên 1 cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử.

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 1)

- Công thức electron của Cl2 là:

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 2)

H2O

Sự tạo thành phân tử H2O: Nguyên tử hydrogen (H) có cấu hình electron là 1s1, nguyên tử oxygen (O) có cấu hình electron là 1s22s22p4. Để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất, nguyên tử O cần thêm 2 electron, mỗi nguyên tử H cần thêm 1 electron. Khi hình thành phân tử H2O, mỗi nguyên tử H góp chung 1 electron với nguyên tử O tạo thành 2 cặp electron dùng chung.

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 3)

- Công thức electron của H2O là:

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 4)

CO2

- Sự tạo thành phân tử CO2: Nguyên tử carbon (C) có cấu hình electron là 1s22s22p2, nguyên tử oxygen (O) có cấu hình electron là 1s22s22p4. Để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất, nguyên tử C cần 4 electron, nguyên tử O cần 2 electron. Trong phân tử CO2, mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron với nguyên tử C tạo thành 2 cặp electron dùng chung.

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 5)

- Công thức electron của CO2 là:

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 6)

II. Cách viết công thức Lewis

Công thức Lewis là công thức biểu diễn cấu tạo phân tử qua các liên kết và các electron hóa trị riêng. Khi thay mỗi cặp electron dùng chung trong công thức electron bằng một gạch nối (-) ta được công thức Lewis.

Ví dụ:

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 7)

 

a) Cách 1: Viết công thức Lewis dựa vào công thức electron

- Cách làm: Viết công thức electron trước. Từ công thức electron, thay 1 cặp electron dùng chung bằng 1 gạch nối giữa hai nguyên tử ta được công thức Lewis.

- Ví dụ:

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 8)

 

b) Cách 2: Xác định công thức Lewis khi biết công thức phân tử.

- Cách làm:

Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị trong phân tử

Bước 2: Xác định nguyên tử trung tâm và vẽ sơ đồ khung biểu diễn liên kết giữa nguyên tử trung tâm với các nguyên tử xung quanh qua các liên kết đơn. Nguyên tử trung tâm thường là nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn (cần nhiều electron nhất để đạt octet) (ngoại trừ một số trường hợp như Cl2O, Br2O, H2O, NH3, CH4, …)

Bước 3: Tính số electron hóa trị chưa tham gia liên kết bằng cách lấy tổng số electron trừ số electron tham gia tạo liên kết.

Hoàn thiện octet cho các nguyên tử có độ âm điện lớn hơn (trừ hydrogen) trong sơ đồ.

Nếu electron hóa trị còn dư, đặt số electron hóa trị dư trên nguyên tử trung tâm. Kiểm tra nguyên tử trung tâm đã đạt quy tắc octet chưa.

Nếu số electron hóa trị không còn dư mà nguyên tử trung tâm chưa đạt quy tắc octet, chuyển sang Bước 4.

Bước 4: Chuyển cặp electron chưa liên kết trên nguyên tử xung quanh thành electron liên kết sao cho nguyên tử trung tâm thỏa mãn quy tắc octet.

- Ví dụ:

Phân tử

Cách viết công thức Lewis

Cl2

Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị trong phân tử

Nguyên tử Cl có 7 electron hóa trị.

Tổng số electron hóa trị trong phân tử Cl2 là 7.2 = 14 electron.

Bước 2: Xác định nguyên tử trung tâm và vẽ sơ đồ khung biểu diễn liên kết giữa nguyên tử trung tâm với các nguyên tử xung quanh qua các liên kết đơn. Nguyên tử trung tâm thường là nguyên tử cần nhiều electron nhất để đạt octet (hoặc có độ âm điện nhỏ hơn ngoại trừ một số trường hợp như Cl2O, Br2O, H2O, NH3, CH4, …).

Vẽ một gạch (một liên kết) từ nguyên tử trung tâm tới mỗi nguyên tử xung quanh.

Vẽ khung phân tử Cl2

Cl – Cl (1)

Bước 3: Tính số electron hóa trị chưa tham gia liên kết bằng cách lấy tổng số electron trừ số electron tham gia tạo liên kết.

Số electron hóa trị chưa tham gia liên kết trong sơ đồ là:

14 – 2 = 12 electron

Trong phân tử Cl2, mỗi nguyên tử Cl mới có 2 electron, cần bổ sung thêm 6 electron để đạt octet.

Ta được công thức (2) chính là công thức Lewis của Cl2:

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 9) 

H2O

Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị trong phân tử

Oxygen có 6 electron hóa trị, hydrogen có 1 electron hóa trị. Trong phân tử H2O có 1 nguyên tử O và 2 nguyên tử H

Vậy tổng số electron hóa trị = 6 + 1.2 = 8 electron.

Bước 2: Xác định nguyên tử trung tâm và vẽ sơ đồ khung biểu diễn liên kết giữa nguyên tử trung tâm với các nguyên tử xung quanh qua các liên kết đơn. Nguyên tử trung tâm thường là nguyên tử cần nhiều electron nhất để đạt octet.

Vẽ một gạch (một liên kết) từ nguyên tử trung tâm tới mỗi nguyên tử xung quanh.

Trong phân tử H2O, O cần 2 electron để đạt octet, H cần 1 electron để đạt octet. Vì vậy, O là nguyên tử trung tâm, còn các nguyên tử H được xếp xung quanh:

H – O – H    (1)

Bước 3: Tính số electron hóa trị chưa tham gia liên kết bằng cách lấy tổng số electron trừ số electron tham gia tạo liên kết.

Số electron hóa trị chưa tham gia liên kết trong sơ đồ là: 8 – 2.2 = 4 electron.

Hoàn thiện octet cho các nguyên tử có độ âm điện lớn hơn (trừ hydrogen) trong sơ đồ.

Từ công thức (1), nguyên tử H đã đủ octet, hoàn thiện octet cho O. Xung quanh nguyên tử O mới có 4 electron, ta bổ sung 4 electron vào nguyên tử O. Ta được công thức (2) chính là công thức Lewis của H2O:

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 10)          (2)

CO2

Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị trong phân tử

Carbon có 4 electron hóa trị, oxygen có 6 electron hóa trị. Trong phân tử CO2 có 1 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử oxygen.

Vậy tổng số electron hóa trị = 4 + 6.2 = 16 electron.

Bước 2: Xác định nguyên tử trung tâm và vẽ sơ đồ khung biểu diễn liên kết giữa nguyên tử trung tâm với các nguyên tử xung quanh qua các liên kết đơn. Nguyên tử trung tâm thường là nguyên tử cần nhiều electron nhất để đạt octet (hoặc có độ âm điện nhỏ hơn ngoại trừ một số trường hợp như Cl2O, Br2O, H2O, NH3, CH4, …)

Vẽ một gạch (một liên kết) từ nguyên tử trung tâm tới mỗi nguyên tử xung quanh.

Trong phân tử CO2, C có độ âm điện nhỏ hơn (mặt khác nguyên tử C cần 4 electron để đạt octet, nguyên tử O cần 2 electron hóa trị để đạt octet). Vì vậy, C là nguyên tử trung tâm, còn các nguyên tử O được xếp xung quanh:

O – C – O  (1)

Bước 3: Tính số electron hóa trị chưa tham gia liên kết bằng cách lấy tổng số electron trừ số electron tham gia tạo liên kết.

Số electron hóa trị chưa tham gia liên kết trong sơ đồ là: 16 – 2.2 = 12

Hoàn thiện octet cho các nguyên tử có độ âm điện lớn hơn (trừ hydrogen) trong sơ đồ.

Trong công thức (1), xung quanh mỗi nguyên tử O mới có 2 electron nên cần phải bổ sung 6 electron vào mỗi nguyên tử này. Ta được công thức (2)

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 11)       

Nếu electron hóa trị còn dư, đặt số electron hóa trị dư trên nguyên tử trung tâm. Kiểm tra nguyên tử trung tâm đã đạt quy tắc octet chưa.

Nếu số electron hóa trị không còn dư mà nguyên tử trung tâm chưa đạt quy tắc octet, chuyển sang Bước 4.

Số electron hóa trị còn lại: 12 – 6.2 = 0

Nguyên tử trung tâm C có 4 electron hóa trị, chưa đạt octet.

Bước 4: Chuyển cặp electron chưa liên kết trên nguyên tử xung quanh thành electron liên kết sao cho nguyên tử trung tâm thỏa mãn quy tắc octet.

- Vì C chưa đạt octet, cần chuyển một cặp electron của mỗi nguyên tử oxygen thành cặp electron chung giữa C và O để C đạt octet.

- Công thức Lewis của phân tử CO2 thu được là:

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 12)

 

III. Cách viết công thức cấu tạo

Cách làm: Từ công thức Lewis, ta loại bỏ đi các electron tự do (electron không tham gia liên kết) thu được công thức cấu tạo.

- Ví dụ:

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 13)

IV. Công thức electron, công thức Lewis, công thức cấu tạo của một số chất thường gặp

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 14)Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 15)

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 16)

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 17)

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 18)

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 19)

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 20)Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 21)

Cách viết công thức electron chương trình mới (ảnh 22)

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá