Giải Toán 8 trang 73 Tập 1 (Cánh Diều)

266

Với giải SGK Toán 8 Cánh Diều trang 73 chi tiết trong Bài 4: Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a khác 0) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 8 trang 73 Tập 1 (Cánh Diều)

Luyện tập 2 trang 73 Toán 8 Tập 1: Vẽ đồ thị của mỗi hàm số sau:

a) y = 3x;

b) y = 2x + 2.

Lời giải:

a) Đồ thị hàm số y = 3x.

Với x = 1 thì y = 3 . 1 = 3, ta được điểm A(1; 3) thuộc đồ thị của hàm số y = 3x.

Vậy đồ thị của hàm số y = 3x là đường thẳng đi qua hai điểm O(0; 0) và A(1; 3).

Khi đó, đồ thị hàm số y = 3x được biểu diễn như hình vẽ:

Toán 8 Bài 4 (Cánh diều): Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a khác 0)  (ảnh 2)

b) Đồ thị hàm số y = 2x + 2.

• Với x = 0 thì y = 2 . 0 + 2 = 0 + 2 = 2, ta được điểm M(0; 2) thuộc đồ thị của hàm số y = 2x + 2.

• Với y = 0 thì 2x + 2 = 0 suy ra x = – 1, ta được điểm N(– 1; 0) thuộc đồ thị của hàm số y = 2x + 2.

Vậy đồ thị của hàm số y = 2x + 2 là đường thẳng đi qua hai điểm M(0; 2) và N(– 1; 0).

Khi đó, đồ thị hàm số y = 2x + 2 được biểu diễn như hình vẽ:

Toán 8 Bài 4 (Cánh diều): Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a khác 0)  (ảnh 4)

Hoạt động 2 trang 73 Toán 8 Tập 1: Quan sát các đường thẳng y = x + 1 và y = – x – 1 (Hình 20).

Toán 8 Bài 4 (Cánh diều): Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a khác 0)  (ảnh 5)

a) Tung độ các điểm M, N là số dương hay số âm?

b) Tìm góc tạo bởi hai tia Ax và AM ở Hình 20a.

c) Tìm góc tạo bởi hai tia Bx và BN ở Hình 20b.

Lời giải:

a) Trong Hình 20a): Điểm M nằm trong góc phần tư thứ nhất nên tung độ các điểm M là số dương;

Trong Hình 20b): Điểm N nằm trong góc phần tư thứ hai nên tung độ các điểm N là số âm.

Vậy tung độ của điểm M là số dương và tung độ của điểm N là số âm.

b) Góc tạo bởi hai tia Ax và AM ở Hình 20a là góc MAx.

c) Góc tạo bởi hai tia Bx và BN ở Hình 20b là góc NBx.

Hoạt động 3 trang 74 Toán 8 Tập 1: Hình 22a biểu diễn đồ thị của các hàm số bậc nhất: y = 0,5x + 2; y = 2x + 2.

Hình 22b biểu diễn đồ thị của các hàm số bậc nhất: y = – 2x + 2; y = – 0,5x + 2.

a) Quan sát Hình 22a, so sánh các góc α, β và so sánh các giá trị tương ứng của hệ số của x trong các hàm số bậc nhất rồi rút ra nhận xét.

b) Quan sát Hình 22b, so sánh các góc α’, β’ và so sánh các giá trị tương ứng của hệ số của x trong các hàm số bậc nhất rồi rút ra nhận xét.

Toán 8 Bài 4 (Cánh diều): Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a khác 0)  (ảnh 6)

Lời giải:

a) Hình 22a): Sử dụng thước đo góc để đo hai góc α, β ta thấy α < β.

• Hàm số bậc nhất y = 0,5x + 2 có hệ số của x là 0,5.

• Hàm số bậc nhất y = 2x + 2 có hệ số của x là 2.

Từ đó ta suy ra: hệ số của x trong các hàm số y = 0,5x + 2 nhỏ hơn hệ số của x của đường thẳng y = 2x + 2.

Nhận xét:

• Khi hệ số của x lớn hơn 0 thì góc tạo bởi đường thẳng đó với trục Ox là góc nhọn.

• Hệ số của x càng nhỏ thì góc tạo bởi đường thẳng đó với trục Ox càng nhỏ.

b) Hình 22b): Sử dụng thước đo góc để đo hai góc α’, β’ ta thấy α’ < β’.

• Hàm số bậc nhất y = – 2x + 2 có hệ số góc – 2.

• Hàm số bậc nhất y = – 0,5x + 2 có hệ số góc – 0,5.

Từ đó ta suy ra: hệ số của x trong các hàm số y = – 2x + 2 nhỏ hơn hệ số của x của đường thẳng y = – 0,5x + 2.

Nhận xét:

• Khi hệ số của x nhỏ hơn 0 thì góc tạo bởi đường thẳng đó với trục Ox là góc nhọn.

• Hệ số của x càng nhỏ thì góc tạo bởi đường thẳng đó với trục Ox càng nhỏ.

Luyện tập 3 trang 75 Toán 8 Tập 1: Tìm hệ số góc của đường thẳng y = – 5x + 11.

Lời giải:

Hệ số góc của đường thẳng y = – 5x + 11 là – 5.

Đánh giá

0

0 đánh giá