Tác giả tác phẩm Quê Hương – Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức)

381

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tóm tắt kiến thức trọng tâm về tác giả tác phẩm Quê Hương Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) với đầy đủ các phần quan trọng như: tác giả tác phẩm, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... Sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức Ngữ văn, từ đó học tốt môn Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Tác giả tác phẩm Quê Hương – Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức)

I. Tác giả

Quê Hương - Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

-Tế Hanh ( 1921-2009) tên khai sinh là Trần Tế Hanh

- Quê quán: Quảng Ngãi

 

- Phong cách nghệ thuật: Các tác phẩm của ông viết về con người, cuộc sống của làng chài quê hương. Các tác phẩm của ông chân thành mà tinh tế, thiết tha, thời thơ giản dị, giàu hình ảnh, giọng thơ nhẹ nhàng sâu lắng

- Các tác phẩm chính: Hoa Niên(1945), Lòng miền Nam (1956), Hai nửa yêu thương (1963)

II. Tác phẩm Quê Hương

1. Thể loại: Thơ 8 tiếng

2. Hoàn cảnh, xuất xứ

- Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương tha thiết. Bài thơ được trích trong tập Nghẹn ngào (1939) và được in trong tập Hoa niên (1945).

3. Phương thức biểu đạtMiêu tả, tự sự, biểu cảm

4. Tóm tắt tác phẩm Quê Hương

 Bài thơ viết về quê hương của tác giả . Đó là một làng chài lưới, tác giả đã miêu tả cảnh lao động, và hình ảnh của con người nơi đây.

5. Bố cục tác phẩm Quê Hương

 - Phần 1: 2 câu đầu Giới thiệu chung về làng quê.

 Phần 2 :6 câu tiếp Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

 Phần 3: 8 câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền cá trở về bến.

 Phần 4: 4 câu cuối: nỗi nhớ quê hương của tác giả.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Quê Hương

- Bài thơ kể về cuộc sống của người dân ở làng chài ven biển và nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Quê Hương

- Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.

- Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa.

- Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.

- Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.

- Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Quê Hương

1. Giới thiệu về quê hương tác giả

- 2 câu đầu tác giả miêu tả về hương mình

+ Một làng chài nhỏ

+ Làm nghề chài lưới

+Ven biển

+ Cách biển nửa ngày sông

2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

- 6 câu tiếp

-  Thời gian  một buổi sáng đẹp trời

- Không gian

+Thời tiết rất thuận lợi cho việc đi biển: bầu trời cao rộng, trong trẻo, gió mát nhẹ, bình minh nhuốm màu hồng rực rỡ

+ Hình ảnh là những chàng trai làm nghề chài lưới căng tràn sức lực, háo hức ra khơi.

+ Con thuyền băng mình ra khơi một cách dũng mãnh được so sánh như con tuấn mã đẹp và khỏe mạnh

+ Con thuyền: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt

+ khí thế lao động hăng say, sức mạnh khoẻ khoắn của người dân chài.

- Những cánh buồm giương cánh ra khơi giống như mảnh hồn làng sáng lên vẻ đẹp lãng mạn

+Hình ảnh cánh buồm căng mình ra đón gió biển thật hùng tráng

3. Cảnh đoàn thuyền trở về sau một ngày lao động

-Thời gian: ngày hôm sau

- Không gian:

+ Ồn ào, tấp nập trên bến

+ Dân làng ra chào đón ghe về

+ Niềm vui khi thấy thành phẩm là những tàu đầy ắp cá

+ Hình ảnh những con cá tươi, thân bạc trắng

+ Hình ảnh những chàng trai lực lưởng khỏa khoắn nhưng đầy thi vị

+ Hình ảnh con thuyền được nhân hóa mệt mỏi trở về bến nằm im  sau một ngày dài lao động

4. Tình cảm tác giả dành cho quê hương

- Tình yêu quê hương đằm thắm, thiết tha, sâu nặng

-Những hình ảnh quen thuộc màu nước,chiếc buồm cá bạc

- Hình ảnh con thuyền rẽ sóng ra khơi

- Vị mặn mòi của biển cả

 Tất cả thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả , cùng nỗi nhớ khôn nguôi với quê hương mình

Đánh giá

0

0 đánh giá